cập, thường xuyên thay đổi; mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra chưa mang tính hệ thống; hoạt động của các cơ quan thanh tra có sự chồng chéo. Năng lực trình độ của đội ngũ công chức làm công tác thanh tra trong các cơ quan thanh tra nhà nước còn hạn chế...
Từ những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước đặt ra yêu cầu cần phải có giải pháp cụ thể để phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong tình hình mới.
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUANTHANH TRA NHÀ NƯỚC THANH TRA NHÀ NƯỚC
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tranhà nước. nhà nước.
Với vai trò là công cụ, thiết chế có chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong, đặc biệt là kiểm soát quyền lực theo chiều dọc giữa Trung ương và địa phương, cấp trên và cấp dưới, các cơ quan thanh tra nhà nước đóng vai trò quan trọng đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương; đảm bảo cho cơ chế, chính sách pháp luật được thực hiện nhất quán, thống nhất trên phạm vi cả nước, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Các thiết chế thanh tra cũng giúp đảm bảo kỷ cương, kỷ luật hành chính, công vụ nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính phục vụ nhân dân có hiệu quả. Để nâng cao việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước chúng ta cần xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, từ đó có biện pháp đảm bảo việc thực hiện hiệu quả vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước. Nghiên cứu lý
luận và thực tiễn cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, cụ thể là:
Thứ nhất, vị trí của các cơ quan thanh tra nhà nước trong bộ máy nhà nước. Vị trí của một cơ quan rất quan trọng, nó trả lời cho câu hỏi cơ quan đó nằm ở đâu trong mối tương quan với các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước. Nó cũng xác lập, thể hiện vị thế của cơ quan khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi chúng ta đặt vị trí cơ quan thanh tra trong bộ máy hành pháp thì vai trò của các cơ quan thanh tra là vai trò kiểm soát nội bộ, khi cơ quan thanh tra được đặt ở ngoài hệ thống hành pháp như là cơ quan của Quốc hội hay tổ chức thành cơ quan độc lập tiến hành thanh tra đối với các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước thì vai trò này là vai trò kiểm soát từ bên ngoài vào hệ thống hành pháp. Tùy vào các điều kiện kinh tế -xã hội, văn hóa, lịch sử và truyền thống pháp lý mà cơ quan thanh tra có thể được đặt độc lập, trực thuộc Quốc hội hay là cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước. Ở các vị trí khác nhau, các cơ quan thanh tra có những thẩm quyền khác nhau để thực hiện chức năng, vai trò của mình.
Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra.
Chức năng của một cơ quan, tổ chức sẽ quyết định lĩnh vực hoạt động của cơ quan tổ chức trong mối liên hệ với các cơ quan nhà nước khác. Để thực hiện được chức năng, các cơ quan, tổ chức phải được trao nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Đối với các cơ quan thanh tra nhà nước, với chức năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, pháp luật đã trao cho các cơ quan thanh tra nhà nước quyền hạn nhất định phù hợp với từng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra. Có nghĩa là cần phải tính toán với từng chức năng cụ thể, các cơ quan thanh tra cần được trao các quyền năng phù hợp, đảm bảo việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, tổ chức bộ máy thanh tra nhà nước và năng lực, trình độ của cán bộ, công chức làm công tác thanh tra.
Tổ chức của bộ máy thanh tra nhà nước và năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước và việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước. Các cơ quan thanh tra có bộ máy hợp lý, cơ cấu tổ chức phù hợp, đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị tốt và nhiệt tình
trong công việc thì việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ sẽ đảm bảo hiệu quả, phát huy được vai trò của mình trong bộ máy nhà nước nói chung và trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp nói riêng. Trong trường hợp cơ quan thanh tra không được tổ chức hợp lý, đội ngũ cán bộ, công chức không có kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra và chuyên môn sâu thì hiệu quả thanh tra sẽ không đảm bảo. Do vậy, các cơ quan thanh tra cần phải có ý thức trong việc thường xuyên kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức hợp lý, thường xuyên đào tạo và đào tạo lại các kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra để bảo hoạt động thanh tra được chuyên nghiệp, nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.