Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình thuỷ phân tinh bột khoai lang bằng phương pháp enzyme tạo tinh bột tiêu hoá chậm và isomaltooligosaccharide nhằm ứng dụng trong thực phẩm (Trang 27 - 28)

5. Những điểm mới của luận án

1.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang

Khoai lang là cây lương thực quan trọng đứng thứ bảy trên thế giới sau lúa, lúa mì, khoai tây, ngô, sắn và đứng thứ năm ở các nước đang phát triển [36]. Theo số liệu thống kê của FAO năm 2019 [2], diện tích trồng khoai lang trên thế giới đạt 7,768 triệu ha; năng suất bình quân 11,82 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 91,82 triệu tấn vào năm 2019 (Hình 1.2). T ri ệu t ấn 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 91,82 59,11 27,87 3,88 0,96

Thế giới Châu Á Châu Phi Châu Mỹ Châu Đại Dương

Hình 1.2. Sản lượng khoai lang tại các châu lục trên thế giới năm 2019

Mặc dù nguồn gốc khoai lang xuất phát từ Châu Mỹ Latinh, nhưng châu Á hiện là khu vực sản xuất khoai lang lớn nhất trên thế giới, với khoảng 60 triệu tấn được sản xuất hàng năm. Trung Quốc là quốc gia sản xuất và nhà tiêu thụ khoai lang lớn nhất thế giới (đạt sản lượng 52 triệu tấn vào năm 2019), với mục đích sử dụng làm thực phẩm, thức ăn gia súc và chế biến (tinh bột và các sản phẩm khác). Bên cạnh đó, mang tầm là một loại cây lương thực quan trọng, diện tích và sản lượng khoai đang tăng lên nhanh chóng ở một số nơi trên thế giới. Ở châu Phi, cận Sahara, khoai lang đang vượt xa tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng chủ lực khác.

Ở Việt Nam, khoai lang là cây lương thực truyền thống đứng thứ tư sau lúa, ngô, sắn và đứng thứ hai về giá trị kinh tế sau khoai tây [1]. Khoai lang được chú trọng canh tác ở khắp mọi nơi trên cả nước từ đồng bằng đến miền núi, duyên hải miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2019, ước tính diện tích trồng

7

khoai lang khoảng 116,7 nghìn ha với sản lượng hơn 1,4 triệu tấn [2]. Ở Việt Nam hiện nay, khoai lang chủ yếu được trồng để thu hoạch củ dùng làm thực phẩm ăn tươi, phục vụ xuất khẩu, chế biến thực phẩm (như tinh bột) và chế biến thức ăn gia súc.

Tương tự, ở các nước khác trên thế giới, khoai lang được sử dụng rộng rãi với mục đích làm lương thực, thực phẩm, làm rau cho người, làm thức ăn cho gia súc và chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau trong ngành công nghiệp thực phẩm. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp thế giới (FAO) thì củ khoai lang trên thế giới được sử dụng với các mục đích như sau: chế biến lương thực chiếm 77%; thức ăn gia súc chiếm 13%; làm nguyên liệu chế biến chiếm 3% và số bị thải loại, bỏ đi chiếm 6%.

Hiện nay, ngành công nghiệp thực phẩm đang phát triển mạnh trên thế giới, trên thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm thực phẩm từ khoai lang rất đa dạng và phong phú như: khoai lang nghiền nhừ (pure), mứt ướt, khoai lang chiên, khoai lang sấy, pha chế với bột mỳ để chế biến bánh mỳ, bánh ngọt, bánh xốp, bánh quy, mỳ sợi, …[37]. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam hiện nay, các sản phẩm thực phẩm từ khoai lang chưa được đa dạng và phong phú.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình thuỷ phân tinh bột khoai lang bằng phương pháp enzyme tạo tinh bột tiêu hoá chậm và isomaltooligosaccharide nhằm ứng dụng trong thực phẩm (Trang 27 - 28)