Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0257 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn giao thủy luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 99 - 101)

Ban hành cơ chế cho vay riêng, phù hợp với khối DNVVN

Xuất phát từ thực trạng hoạt động của các DNVVN cũng nhu vai trò của các doanh nghiệp này đối với sự phát triển của nền kinh tế, hiện nay rất nhiều ch nh sách của nhà nuớc đua ra nhằm hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này. Để phù hợp với tình hình chung, Ngân hàng nhà nuớc cũng cần đua ra một văn bản riêng chỉ đạo về cơ chế cho vay đối với các doanh nghiệp này. Cụ thể, cần bổ sung, điều chỉnh, hoàn

thiện những điều kiện chay vay phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh bắt kịp xu thế của cơ chế thị truờng, bảo vệ lợi ích tài sản của Ngân hàng, nhung cũng phải kịp thời giúp giải quyết vấn đề khó khăn của khách hàng.

Tuân thủ các quy định, nguyên tắc cho vay cơ bản của hệ thống Ngân hàng, nhung Ngân hàng Nhà nuớc nên đua ra các điều kiện linh hoạt hơn đối với việc cấp tín dụng cho khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, để các dự án khả thi đuợc cấp tín dụng kịp thời, đặc biệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh đuợc vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Quy định cụ thể và nới rộng hơn đối với tiêu chí về tài sản bảo đảm; hỗ trợ giải quyết tài sản bảo đảm

Thực tế, khó khăn lớn nhất của các DNVVN khi vay vốn hiện nay là việc quy định về tài sản bảo đảm quá chặt chẽ, đồng thời các ngân hàng yêu cầu tài sản bảo đảm rất cao để đảm bảo an toàn đồng vốn tín dụng của mình. Trong khi đó, các DNVVN đồng vốn ít, tài sản bảo đảm không nhiều. Chính bởi thế, để tháo gỡ khó khăn cho khối doanh nghiệp này, Ngân hàng Nhà nuớc nên mở rộng phạm vi danh mục tài sản có thể cầm cố, thế chấp, ... Ngoài ra, vấn đề định giá tài sản bảo đảm cũng cần đuợc quan tâm đúng mức sao cho giá trị tài sản đuợc xác định một cách phù hợp, sát với thực tế thị truờng nhất, tránh tình trạng định giá quá thấp hoặc quá cao ảnh huởng đến việc vay vốn của doanh nghiệp.

về phía Ngân hàng, hiện nay, giai đoạn xử lý tài sản đảm bảo sau khi khách hàng không có khả năng trả nợ đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do việc định giá không chính xác, giá cả thị truờng thay đổi, một phần khác là do Ngân hàng Nhà nuớc chua có quy định cụ thể, hệ thống ngân hàng chua có một ch nh sách chung cho phát mại, xử lý tài sản bảo đảm. Ngân hàng Nhà nuớc nên thành lập ra một trung tâm riêng phát mại tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh có chuyên môn trong lĩnh vực định giá, đấu giá, đảm bảo cho việc các tài sản đó sẽ là nguồn thu nợ thứ hai chứ không trở thành gánh nặng cho hệ thống Ngân hàng nhu hiện nay, giúp Ngân hàng thu lại phần nào vốn, đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng:

Hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là một kênh quan trọng cho các ngân hàng thu thập thông tin khi thẩm định về khách hàng. Bởi thế, để hoàn thiện hơn hệ thống Ngân hàng, đảm bảo an toàn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. Việc đầu tiên cần làm là chấn chỉnh hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) từ khâu cập nhật số liệu, cung cấp số liệu đảm bảo chính xác, có xác minh rõ ràng, chính xác, tin cậy. Nguồn thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng luôn đảm bảo là nguồn thông tin hai chiều giữa trung tâm và các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu 0257 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn giao thủy luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w