Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu 0286 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP công thương VN chi nhánh bắc thăng long (FILE WORD) (Trang 45 - 50)

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA MỘT

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Thái Lan

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp để cải tổ hệ thống tài chính ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như sau:

Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng của các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

Tại Bangkok Bank, trước đây quy trình tín dụng chỉ có một bộ phận thực hiện, nay đã tách hẳn thành 2 bộ phận độc lập với nhau: bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Đây là một thay đổi căn bản của Bangkok Bank nhằm bảo đảm tính độc lập, khách quan trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Tương tự, tại Siam Commercial Bank (SCB) cũng đã dựng mô hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của 3 bộ phận: Marketing khách hàng, bộ phận thẩm đỉnh và bộ phận quyết định cho vay. ..

34

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng.

Kasikom Bank, truớc đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp vì thế; hậu quả tín dụng là: nợ xấu có lúc lên tới 40% (năm 1997- 1999). Để khắc phục tình trạng trên Kasikom Bank đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tác tín dụng đặc biệt quan tâm đến vấn đề sau: Tại sao phải vay ngân hàng, nguồn vốn cần trong bao lâu, lấy nguồn nào để trả nợ, trả trong bao lâu ? v.v.. Để giải đáp đuợc các câu hỏi trên, ngân hàng phải phân tích tài chính, trong đó coi trọng đến vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tu của khách hàng.

Thứ ba, cho điểm khách hàng

Siamcity Banh (SCIB) đã áp dụng việc cho điểm khách hàng (Credit Scoring), để quyết định cho vay đối với tín dụng bán lẻ và để xem xét cho vay đối với tín dụng doanh nghiệp. Hạng uy tín tín dụng đuợc xếp loại theo các hạng từ AAA (chất luợng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất) đến D (nguy cơ vỡ nợ). Trong đó hạng có thể xét cho vay đuợc xếp hạng từ AAA+, AAA, AAA- ; A+, A, A-; BBB+, BBB, BBB-. Các hạng còn lại là: BB+, BB, BB-, C, D. Các hạng tín dụng này, áp dụng theo tiêu chuẩn của S&P (Standard and Poor) Kasikorn Bank đã ứng dụng xếp loại tín dụng nhu là một công cụ quyết trình tự động đến các khoản vay tiêu dùng (thẻ tín dụng), cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp nhỏ.

Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng

Kasikorn Bank quy định việc phán quyết tín mang theo mức tăng dần mức phán quyết của một nguời, một nhóm nguời, Hội đồng quản trị.

Trên 10 triệu Baht là 01 nguời chịu trách nhiệm; 100 triệu Baht phải qua 02 nguời chịu trách nhiệm; 03 tỷ Baht phải do Hội đồng quản trị ngân hàng quyết định. Những khoản vay vuợt quá quy định trên thì phải chuyển cho bộ phận thẩm

35

định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt khoản vay. Sau khi cho vay phải rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát khoản vay bằng cách: tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng; thường xuyên đánh giá xếp loại khách hàng; có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro

Thứ năm, đưa ra các chương trình bảo lãnh tín dụng, các chương trình thực hiện bảo lãnh tín dụng sẽ do Công ty bảo lãnh cho kinh doanh nhỏ (một tổ chức phi lợi nhuận) và do Chính phủ đảm nhiệm, Công ty bảo đảm cho các khoản tín dụng mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại các NHTM. Điều kiện để được lãnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong phạm vi Thái Lan, sở hữu đất hoặc có thời gian thuê đất 3 năm, tỷ lệ bảo lãnh từ 50%- 100% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tổng tài sản nhỏ hơn 200 triệu baht.

Ngoài những vấn đề quan trọng nói trên, các ngân hàng Thái Lan còn rất coi trọng việc cập nhật hiểu biết nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng, liên tục đào tạo theo từng loại công việc, để nâng cao trình độ, kỹ năng và tạo khả năng thực thi độc lập nhiệm vụ được phân công. Các ngân hàng đều áp dụng Sổ tay tín dụng cho các ngân hàng thương mại, (gồm 24 chương) được viết rất công phu và rõ ràng, dễ áp dụng; có chính sách cho vay riêng đối với bất động sản là lĩnh vực có rủi ro rất cao.

1.3.1.2. Kinh nghiệm từ Mỹ

Tại Mỹ, đa số người Mỹ vay tiền từ các ngân hàng để mua nhà, với thời hạn hợp đồng từ 10 năm đến 30 năm. Khi thị trường nhà đất phát triển mạnh, các ngân hàng và các tổ chức cho vay ào ạt tiếp thị tạo ra những hợp đồng cho vay không đạt tiêu chu n và khuyến khích cả những người không đủ khả năng tài chính cũng đi vay tiền để mua nhà. Ngoài ra các tổ chức cho vay còn “sáng chế” ra những hợp đồng bắt đầu với lãi suất rất thấp trong những năm đầu và sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất thị trường. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay

36

không đòi được nợ. Nguy hại hơn nữa là các tổ chức tài chính phố Wall đã gom góp các hợp đồng cho vay bất động sản này lại làm TSBĐ, để phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế. Các loại trái phiếu này được mệnh danh là “Mortgage backed securities - MBS”, một sản phẩm tài chính phái sinh được bảo đảm bằng những hợp đồng cho vay bất động sản có thế chấp. Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies) đánh giá cao loại sản phẩm phái sinh này. Và nó được các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn. Khi thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay đã không có khả năng trả được nợ lại cũng rất khó bán bất động sản để trả nợ, và kể cả bán được thì giá trị của bất động sản cũng đã giảm thấp tới mức không đủ để thanh toán các khoản còn vay nợ. Hậu quả là một số lượng lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu MBS là nợ khó đòi, các trái phiếu MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn mua bán được trên thị trường, khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm giữ những trái phiếu này không những bị lỗ nặng và mất cả khả năng thanh toán. Theo ước tính của nhiều chuyên gia trong 22.000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có tới hơn 12.000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó khoảng 4.000 tỷ USD là nợ xấu. Các nước khác cũng bắt chước Hoa Kỳ và bán ra loại trái phiếu phái sinh MBS này trong thị trường tài chính của họ.

Từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ cho thấy, để hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng cần:

Thứ nhất, nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi

vay và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.

Thứ hai, nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát

37

khoản nợ xấu. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối luợng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn.

Thứ ba, tránh sử dụng những đơn vị môi giới, vì các đơn vị môi giới không có động cơ để đem lại các khoản vay có chất luợng cao hơn do họ đuợc trả không căn cứ vào chất luợng khoản vay.

Thứ tư, “thực chứng hơn thực cung”, nghĩa là cần yêu cầu bên vay

phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh, yêu cầu bên vay thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là TSBĐ có cần thiết hay không để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.

Thứ năm, tập trung quyết định cho vay để bảo đảm tính thống nhất và

kiểm soát. Mặc dù các bên cho vay nhỏ hoặc lớn có thể khác nhau về phương pháp xem xét khoản vay, cả 2 đều yêu cầu có ít nhất một cán bộ, không phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định phê duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung việc phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong th m định khoản vay.

Thứ sáu, yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ

cho vay. Mặc dù không có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi.

Thứ bảy, áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định

lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay. Một khoản vay mới sẽ được áp dụng một giá trị bằng số thể hiện mức rủi ro vào thời điểm th m định khoản vay. Trong suốt thời gian vay vốn, con số này có thể được duyệt lại căn cứ vào lịch sử trả nợ của bên vay và các yếu tố khác. Khi có trục trặc được tìm ra, cần có cách để nhận ra và theo dõi các khoản nợ.

Thứ tám, xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất

mạnh mẽ; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối

38

liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Sự tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bên vay sớm.

Thứ chín, việc đề xuất đúng lối ra cho các khoản nợ xấu là quan trọng

hơn việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản.

Một phần của tài liệu 0286 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP công thương VN chi nhánh bắc thăng long (FILE WORD) (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w