Thương Việt Nam
Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp, coi việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ như một sự trợ giúp đắc lực để hoạt động tín dụng an toàn và có hiệu quả. Mặc dù bộ phận này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng giúp khôi phục lại hoặc ngăn chặn kịp thời những sai phạm mà cán bộ quan hệ khách hàng mắc phải.
NHCT cần quan tâm giám sát chặt chẽ hơn nữa để tạo môi trường kiểm soát tốt, xử lý triệt để mọi sai phạm dù lớn hay nhỏ, chỉ đạo sự phối hợp giữa các khối, phòng, ban để công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tốt hơn. Có như vậy mới giúp ngăn chặn được những vụ việc cho vay trái quy trình, quy định, đặc biệt có thể phát hiện sớm những rủi ro tiềm n
121
cũng như hạn chế được phần nào thiệt hại do những nguyên nhân từ phía khách hàng gây ra....
Mô hình tín dụng mà NHCT hướng tới sẽ có sự hiện diện thường trực của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh. bộ phận này trực thuộc khối hỗ trợ tín dụng. là người trực tiếp soạn thảo văn bản liên quan đến hồ sơ. lưu hồ sơ tín dụng. đánh giá lại hồ sơ tín dụng đảm bảo tính đầy đủ và tuân thủ của hồ sơ. Để được như vậy. NHCT cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi mô hình khối bộ phận và kiện toàn chức năng. nhiệm vụ của các bộ phận liên quan.
Thứ hai, xây dựng hệ thống đánh giá năng lực chi nhánh
Thông qua hệ thống này ngân hàng sẽ xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh. đánh giá xếp loại chi nhánh. xác định mức thẩm quyền tín dụng cho các chi nhánh một cách phù hợp và chính xác hơn. đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các chi nhánh. Từ đó. ngân hàng cũng sẽ lượng hoá được mức độ RRTD theo khu vực. Đây là cơ sở rất quan trọng để đưa ra các giới hạn cấp tín dụng và kiểm soát mức độ rủi ro cho từng chi nhánh theo từng vùng.
Thứ ba, đổi mới việc đánh giá cán bộ và bố trí công việc cho cán bộ Việc đánh giá cán bộ là rất hệ trọng và phức tạp đòi hỏi phải có một sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan. từ đó mới có thể bố trí sử dụng cán bộ. nhất là cán bộ quan hệ khách hàng. Sử dụng đúng người. đúng việc là yếu tố đầu tiên liên quan tới việc thành hay bại của Ngân hàng. Vì thế. muốn đánh giá đúng phải có phương pháp khoa học và khách quan dựa trên cơ sở: (i) Phải nắm vững và dựa vào các tiêu chuẩn cán bộ nói chung và cán bộ quan hệ khách hàng nói riêng; (ii) Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp
122
thực tế làm thước đo phẩm chất năng lực cán bộ chứ không nên đề cao bằn g cấp học vị.
Về công tác bố trí cán bộ, hiện nay NHCT tiến hành đánh giá và luân chuyển cán bộ định kỳ 6 tháng/lần. Việc này ít nhiều gây lên xáo trộn giữa các bộ phận, các cán bộ luân chuyển chưa kịp thích nghi và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động quan hệ khách hàng. Đo đó, NHCT cần có chính sách điều chỉnh và bố trí cán bộ phù hợp hơn dựa trên năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ. Chỉ thực hiện luân chuyển cán bộ chưa đáp ứng được vị trí yêu cầu và kéo dài thời gian luân chuyển cán bộ để kịp thích nghi.
Thường xuyên giám sát, nghiêm khắc sa thải các cán bộ quá yếu kém về nghiệp vụ hoặc suy thoái đạo đức. Ngân hàng nên mạnh tay loại bỏ những cán bộ làm việc không hiệu quả và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Trong những năm gần đây ngành tài chính - ngân hàng được nhiều người theo học và hiện đang dư thừa nhân lực, vì vậy ngân hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, tuyển dụng các cán bộ mới để thay thế các cán bộ yếu kém về chuyên môn và đạo đức. Tuy rằng việc biến động nhân sự có thể gây tâm lý lo ngại cho những người có ý định làm việc và đang làm việc tại NHCT, song chỉ cần thực hiện việc tái cơ cấu nhân sự nghiêm túc thì chỉ trong vài năm NHCT sẽ thanh lọc và giữ lại được các hạt nhân tốt, bổ sung những cán bộ mới phù hợp với ngân hàng, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh của ngân hàng, thúc đ y phát triển tín dụng và kiểm soát RRTD hiệu quả.
Thứ tư, hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung
Theo mô hình tín dụng giai đoạn 2 điều chỉnh, NHCT đã thành lập phòng Đánh giá xếp hạng và Phê duyệt giới hạn tín dụng và phòng Kiểm soát giải ngân với nhiệm vụ tái th m tập trung và kiểm soát giao dịch vượt
123
thẩm quyền chi nhánh. Trong giai đoạn tới, NHCT cần tiếp tục hoàn thiện mô hình bằng việc tách các khâu phát triển khách hàng, thẩm định khách hàng, quản lý và hỗ trợ tín dụng,...theo mô hình khối ngành dọc từ Hội sở đến chi nhánh để tăng tính độc lập trong cấp và quản lý khoản tín dụng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi, NHCT cần phải có chiếnluợc từng buớc rõ ràng, có các buớc đệm chuyển đổi để tránh tình trạng ồ ạt, đồng thời có sự chuẩn bị kỹ luỡng về nguồn nhân lực, vật lực và hạ tầng công nghệ cho chuyển đổi và hoàn thiện mô hình, tránh gây xáo trộn quá nhanh ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh và khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Bằng những cơ sở lý luận và thông qua tình hình tại VietinBank CN Bắc
Thăng Long với những kết quả và hạn chế trong hoạt động kinh doanh, nội dung
Chuơng 3 đã đua ra định huớng phát triển và mục tiêu nâng cao chất lượng tín dựng tại chi nhánh. Qua đó luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến, đề xuất
nhằm góp phần phát triển và đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng tại VietinBank CN Bắc Thăng Long, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh
124
KẾT LUẬN
Chất lượng tín dụng chưa và không bao giờ là vấn đề cũ đối với từng NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long nói riêng. Nó luôn đòi hỏi phải được nâng cao trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Luận văn đã hệ thống hoá các lý luận cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng. Từ nghiên cứu lý luận, đã soi rọi vào thực tiễn hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long, phân tích đánh giá chất lượng tín dụng để từ đó tìm ra nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Từ nghiên cứu lý luận, đã soi rọi vào thực tiễn hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long, phân tích đánh giá chất lượng tín dụng để từ đó tìm ra nguyên nhân; những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Từ lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Cho đến nay trong công tác tín dụng, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long đã đạt được một số thành tựu đáng kể tuy rằng không phải là không còn hạn chế. Hy vọng rằng trong tương lai Ngân hàng sẽ vẫn duy trì và phát triển hơn nữa những thành quả đó góp phần cấp vốn một cách có hiệu quả cho kinh tế Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Do vậy, từ nhận thức trên, việc không ngừng nghiên cứu, nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng là một vấn đề hết sức quan trọng và bức thiết đối với mọi ngân hàng nhằm phát huy hơn nữa vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong giai đoạn phát triển đi lên của đất nước. Luận văn của em đề cập đến vấn đề "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long". Song do khả năng và kinh nghiệm còn
125
hạn chế nên trong nội dung phân tích, cũng như các kiến nghị, biện pháp còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong được các thầy, cô và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Hoàng Nam và các cán bộ Chi nhánh Bắc Thăng Long đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Đinh Xuân Hạng (2009), Giáo trình Quản trị Ngân hàng sử dụng cho hệ đào tạo sau Đại học, Học viện Tài chính.
2. Nguyễn Minh Tiến (2005), Giáo trình Ngân hàng thuơng mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Tiến (2012), Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kế, Hà Nội.
4. Học viện Ngân hàng (2002), Giáo trình quản trị và kinh doanh ngân hàng,
NXB thống kê.
5. Tô Ngọc Hung, Ngân hàng Thuơng mại, Nhà xuất bản Thống Kê 2009. 6. Ngân hàng TMCP Công Thuơng Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng
Long,
Báo cáo tài chính các năm 2014, 2015, 2016
7. Các văn bản, quyết định của Ngân hàng TMCP Công Thuơng Việt Nam, của Ngân hàng TMCP Công Thuơng - Chi nhánh Bắc Thăng Long. 8. Các văn bản pháp luật, Quyết định, Nghị định, Thông tu quy định về
hoạt
động ngân hàng.
Tiếng Anh:
9. David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1997.
10.Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị truờng tài chính bản dịch, Nhà xuất bản Tài Chính 1999.