Như ta đã biết, Việt Nam đang trong tiến trình từng bước thực hiện hội nhập WTO thể hiện thông qua việc dần dỡ bỏ các công cụ bảo hộ nói chung và cho ngành Ngân hàng nói riêng để tạo ra một sân chơi bình đẳng. Như vậy về cơ bản những lợi thế các Ngân hàng thương mại đang được hưởng trước đây như là hàng rào cản ra nhập thị trường Việt Nam đã và sẽ được gỡ bỏ trong thời gian tới và buộc các NHTM phải đương đầu trong cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài.
Không ít khó khăn đặt ra với các NHTM Việt Nam trong bối cảnh đó mà trước hết: qui mô vốn nhỏ, do đó hạn chế trong vấn đề mở rộng mạng lưới cũng như phục vụ các khách hàng có qui mô lớn. Do đặc thù hoạt động của các NHTM đòi hỏi hệ thống công cụ CNTT phải đủ hiện đại và đồng bộ mới đáp ứng được yêu cầu tham gia vào thanh toán trên toàn cầu cũng như đảm bảo hệ thống quản trị dữ liệu, quản trị rủi ro, nhưng hầu hết các NHTM hiện nay chưa đáp ứng được do Hệ thống Công nghệ thông tin của các NHTM Việt Nam lạc hậu so với thế giới. Bên cạnh đó là hệ thống bộ máy tổ chức cồng kềnh, nguồn nhân lực có chất lượng chưa cao, tính chuyên nghiệp còn hạn chế...
Không ít những khó khăn, thách thức đối với các NHTM Việt Nam như nói ở trên đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải có một tầm nhìn chiến lược
86
nhằm khác phục những hạn chế để nhanh chóng tăng cường được năng lực để tham gia hội nhập, đứng vững được trên thị trường Việt Nam trong những năm tới.
Không nằm ngoài xu hướng chung của các NHTM như trên, sau một vài năm tiến hành thực hiện từng bước hiện đại hoá Ngân hàng để đảm bảo cho sự hội nhập của Ngân hàng TMCP Quân đội vào hệ thống tài chính quốc tế, Ngân hàng đã từng bước đổi mới cải tổ về hệ thống bộ máy tổ chức, về mô hình, thay đổi về cơ chế quản lý điều hành, chế độ đãi ngộ, đặc biệt về mặt công nghệ, trong đó lấy công nghệ thông tin làm nền tảng đột phá ... cho đến nay đã tương đối ổn định.
Sau thời gian nghiên cứu, đánh giá thị trường Việt Nam, xem xét năng lực về vốn, nhân lực, công nghệ, thị trường và khả năng phát triển cùng tham vấn các tổ chức tư vấn về chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội trong bối cảnh hội nhập, Ngân hàng TMCP Quân đội đã lựa chọn mảng thị trường mục tiêu là hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đưa Ngân hàng TMCP Quân đội trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam. Thị trường xác định tập trung ở các đô thị, thành phố lớn lớn. Tính đến nay, Ngân hàng TMCP Quân đội đã có trên 230 điểm giao dịch (bao gồm các chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm).
Về hoạt động tín dụng được xác định vẫn là lĩnh vực quan trọng trong nhiều năm tới, hướng tới thực hiện cho vay có chất lượng, đảm bảo an toàn và bền vững.
- Mục tiêu của Ngân hàng TMCP Quân đội trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu của Việt Nam
- Thị trường mục tiêu là hướng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết hợp cho vay cá nhân chiếm khoảng 25% trên tổng dư nợ.
87