CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu 0292 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 26)

1.2.1. Khái quát về chất lượng tín dụng

Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt “chất lượng” là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật, hiện tượng; chất lượng sản phẩm là toàn bộ những đặc tính của sản phẩm thỏa mãn những đòi hỏi nhất định, tương ứng với công dụng của nó.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.

Tiếp cận khái niệm trên cơ sở đó ta có thể hiểu “Chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng các yêu cầu hợp lý của khách hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội”. Nói cách khác, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại. Dựa vào lợi ích các bên tham gia trong quan hệ tín dụng, có thể xem xét khái niệm chất lượng tín dụng trên ba khía cạnh:

- Xét trên góc độ lợi ích đối với khách hàng: chất lượng tín dụng được thể hiện là sự phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận tiện, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc tín dụng.

- Xét trên góc độ đối với sự phát triển kinh tế xã hội: khoản tín dụng có chất lượng phải hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, tiêu dùng hợp pháp, góp phần phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.

- Xét trên góc độ hoạt động kinh doanh của ngân hàng: khoản tín dụng có chất lượng phải là khoản tín dụng có phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng, đảm bảo được nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi của tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong quá trình hoạt động, mang lại lợi nhuận và bảo đảm thanh khoản cho ngân hàng.

Cụ thể hơn, chất lượng tín dụng chính là chất lượng các khoản cho vay, được đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vay được khách hàng sử dụng có mục đích, phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn,

bù đắp được chi phí và có lợi nhuận, có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế vừa đem lại hiệu quả xã hội.

Tóm lại, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ xem xét, đánh giá chất lượng tín dụng trên góc độ hoạt động kinh doanh của ngân hàng; tức là, chất lượng tín dụng ngân hàng được biểu hiện và đánh giá trên phương diện bảo đảm tính an toàn và khả năng sinh lợi của đồng vốn bỏ ra. Theo cách hiểu này, chất lượng tín dụng (hay chất lượng cho vay) của ngân hàng được đánh giá thông qua hai yếu tố cơ bản sau đây:

- Mức độ an toàn: khi thực hiện ra quyết định cho vay đối với khách hàng vấn đề mà ngân hàng luôn quan tâm là khả năng trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi, các khoản phí phát sinh... ) của khách hàng bởi vì nguồn vốn của NHTM chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, nguồn vốn tự có thường chiếm tỷ trọng nhỏ. Do đó, nếu NHTM có nhiều khoản cho vay kém chất lượng sẽ dẫn đến tình trạng mất vốn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thanh toán của ngân hàng, thậm chí gây ra phá sản. Chính vì vậy sự an toàn đối với đồng vốn bỏ ra luôn là yêu cầu đặt ra hàng đầu trong công tác tín dụng ngân hàng.

- Khả năng sinh lợi: một khoản vay sẽ không được đánh giá là có chất lượng và hiệu quả nếu như không tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Một trong những đặc trưng của tín dụng ngân hàng là giá trị tiền tệ lúc hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, tức là khách hàng đi vay phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng. Ngoài ra chất lượng tín dụng thể hiện qua khả năng sinh lợi có thể hiểu rộng ra là ngoài phần sinh lợi trực tiếp từ khoản tín dụng là lãi và phí (nếu có) thì khoản tín dụng đó có góp phần tạo ra các nguồn thu dịch vụ khác cho ngân hàng hay không (ví dụ như dịch vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, phát hành thẻ... ).

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

Có nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng trong đó nội dung quan trọng và có tính lượng hoá là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Theo

quan điểm thông thường của các ngân hàng thương mại Việt Nam và trong một số trường hợp theo nghĩa hẹp khi nói đến chất lượng tín dụng, người ta chỉ nói đến tỷ lệ giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ này càng cao có nghĩa là chất lượng tín dụng kém và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ quá hạn: là tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Công thức (1.1): Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = --- - - -■--- x 100% Tổng dư nợ

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và (hoặc) lãi không được hoàn trả đúng hạn theo hợp đồng. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn.

Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự chuyển nhượng vốn xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ xấu.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì phải trích lập dự phòng rủi ro cao, lợi nhuận ngân hàng giảm và sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán. Như vậy, là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp.

- Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Công thức (1.2): Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = ---■--- x 100% Tổng dư nợ

* Khái niệm nợ xấu:

Neu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì chưa đánh giá chính xác về chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Theo quy định của Việt Nam thì nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 [6].

Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức giới hạn này ở mỗi nước là khác nhau, riêng ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ là dưới 3%.

Việc phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 (về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02) vừa dựa vào tiêu chí thời gian quá hạn của khoản vay, vừa dựa vào tiêu chí rủi ro của khoản vay đã làm cho các ngân hàng phải đánh giá lại thực sự các khoản nợ đã cho khách hàng vay và có thể đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng của mình.

Cũng giống như chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng của NHTM. Tuy nhiên, nợ xấu là những khoản nợ mà ngân hàng đánh giá là khó có khả năng thu hồi nợ do vậy chỉ tiêu này phán ánh tốt nhất chất lượng tín dụng của NHTM.

- Chỉ tiêu lãi treo: là tỷ lệ phần trăm giữa lãi treo và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Lãi treo là số lãi phải thu nhưng chưa thu được của các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2, 3, 4, 5. Lãi treo từ hoạt động tín dụng càng thấp chứng tỏ ngân hàng có ít các khoản vay mà lãi chưa thu được đúng hạn như vậy có thể nói chất lượng tín dụng của ngân hàng ở mức độ nào đó là tốt và ngược lại.

- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: Là tỷ lệ phần trăm giữa DPRR phải trích và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Công thức (1.3): Tỷ lệ dự phòng rủi ro

Tỷ lệ DPRR = --- ,D',RR plRRrRR.--- x 100% Tong dư nợ tín dụng

+ "Dựphòng rủi ro" là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.

+ "Dựphòng cụ thể" là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 10 hoặc Điều 11 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013Điều 01 Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 (Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro) để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

+ "Dựphòng chung" là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Tỷ lệ DPRR càng cao hay số tiền trích càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ ngoại bảng: Là tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ ngoại bảng và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Công thức (1.4): Tỷ lệ nợ ngoại bảng

Dư nợ ngoại bảng

Tỷ lệ nợ ngoại bảng = ---—ɪ---———-— --- x 100% Tổng dư nợ tín dụng

Dư nợ xuất ngoại bảng là các khoản nợ khả năng thu hồi rất thấp có thể coi như mất vốn đã được xuất ra ngoài bảng cân đối kế toán nhưng vẫn được tiếp tục

theo dõi để thu hồi. Chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng của NHTM.

Dư nợ ngoại bảng càng cao thì nguy cơ mất vốn của NHTM càng lớn, mất khả năng

thanh toán. Như vậy, là tỷ lệ nợ ngoại bảng càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp. - Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng: là tỷ lệ giữa thu nhập từ

hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng bình quân.

Công thức (1.5): Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng

Tỷ lệ thu nhập từ Thu nhập từ hoạt động tín dụng hoạt động tín dụng Tổng dư nợ tín dụng bình quân

Thu nhập từ hoạt động tín dụng của NHTM chiếm từ 70%-85% tổng lợi nhuận của NHTM. Nếu tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng của một ngân hàng nào đó tăng lên hàng năm, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng được nâng lên. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng. Thu nhập từ hoạt động tín dụng là kết quả cuối cùng, là cái đích hướng đến của các NHTM. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng ngắn hạn hay dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của Ngân hàng sinh lời và ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các khoản vay không sinh lời, đồng nghĩa với chất lượng tín dụng chưa tốt. Đánh giá chất lượng khoản tín dụng trên cơ sở căn cứ vào khoản thu được từ hoạt động tín dụng của các NHTM, đây cũng là chỉ tiêu tương đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách lãi suất, chính sách khách hàng v.v. Thông thường trong hoạt động ngân hàng, nếu chất lượng tín dụng NHTM tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp thì thu được từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn khi cùng một mức dư nợ so với các ngân hàng khác.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính về chất lượng tín dụng của NHTM chính là những cảm nhận mang tính cảm quan về các yếu tố liên quan đến hoạt động tín dụng của NHTM (quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng... ). Các chỉ tiêu này bao gồm:

- Sự hài lòng của khách hàng vay đối với các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng

như tất cả các loại hình kinh doanh cung cấp sản phẩm khác, tín dụng ngân hàng cần phải thỏa mãn được nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng.

Trong các loại thước đo, một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng đó là sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, cụ thể ở đây là sản phẩm tín dụng ngân hàng. Sự hài lòng của khách hàng càng cao, sản phẩm tín dụng của ngân hàng càng được đánh giá có chất lượng.

+ Sự hài lòng của khách hàng là cảm giác của một người cảm thấy dễ chịu hoặc thất vọng từ kết quả của việc so sánh hoạt động nhận thức về một sản phẩm trong mối liên hệ với sự mong đợi về sản phẩm đó của người ấy.

+ Sự hài lòng của khách hàng là một tập hợp kết quả của sự nhận thức, đánh giá và các phản ứng tâm lý về kinh nghiệm tiêu dùng đối với một sản phẩm.

+ Sự hài lòng của khách hàng là một chức năng niềm tin của khách hàng tin rằng khách hàng đang được đối xử công bằng.

Mối liên hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lượng sản phẩm được hầu hết các nhà nghiên cứu thừa nhận như là một mối quan hệ biện chứng. Cụ thể, sự hài lòng của khách hàng là một thái độ cụ thể đối với một giao dịch trong ngắn hạn; trong khi đó, chất lượng sản phẩm là một thước đo được hình thành nên bởi sự đánh

Một phần của tài liệu 0292 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w