Nâng cao chất lượng quản lý nợ

Một phần của tài liệu 0292 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 110)

Để nâng cao chất lượng quản lý nợ HDBank Hoàn Kiếm cần tập trung làm tốt những việc sau:

- Thực hiện phân loại nợ, chuyển nợ, gia hạn nợ theo đúng quy định. Trên cơ sở kết quả phân loại nợ định kỳ, xác định đầy đủ mức phải trích DPRR và cân đối

khả năng trích DPRR thực tế. Rà soát đánh giá thực trạng dư nợ nhóm 2 để

có biện

pháp để có biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp và giảm dần tỷ trọng nợ nhóm 2.

- Tập trung quản lý nợ để sớm phát hiện những khoản nợ có dấu hiệu rủi ro theo các mức độ khác nhau để có biện pháp xử lý kịp thời, phấn đấu giảm nợ quá

hạn, giảm dần các khoản nợ phải gia hạn, nợ quá hạn và các khoản nợ xấu. - Chủ động thành lập quỹ xử lý rủi ro, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ có vấn

+ Xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn hoặc buộc bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả thay.

+ Dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý tất toán khoản nợ.

+ Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, đảm bảo tính minh bạch trong quá trình xử lý, tránh để xảy ra tiêu cực thất thoát tài sản.

+ Đối với các khoản nợ được điều chỉnh, việc cơ cấu lại có thể bao gồm việc khách hàng thanh toán khoản vay cho ngân hàng bằng đất đai, các khoản phải thu hoặc các tài sản khác của một bên thứ ba, gán nợ hoặc thanh toán một phần khoản vay hoặc thêm khách hàng vay. Do tính phức tạp của khoản nợ được điều chỉnh (thường có sự phân nhượng đối với khách hàng vay vốn) nên giao dịch này phải được ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt. Để giảm thiểu rủi ro, chính sách của ngân hàng về điều chỉnh các khoản nợ cũng phải quy định rõ ràng, đảm bảo cho các điều khoản của chính sách được thực hiện hoàn hảo trên quan điểm về kế toán và kiểm soát. Ngân hàng phải tính toán lại khoản vay vay được cơ cấu lại bằng cách giảm bớt các số liệu đầu tư cho phù hợp với giá trị hiện thời có tính đến các nhân nhượng và thời điểm cơ cấu lại.

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án

- Lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp cho từng dự án cụ thể. Đối với những dự án mà yếu tố kinh tế - kỹ thuật quan trọng, lựa chọn phương pháp thẩm

định so sánh; đối với dự án mới, cán bộ thẩm định nên lựa chọn phương pháp dự

báo; đối với những dự án quen thuộc, cán bộ thẩm định có thể lựa chọn phương

pháp thẩm định theo trình tự, tức là dựa vào quy trình thẩm định do HDBank ban

hành. Tuy nhiên cho dù lựa chọn phương pháp nào để tiến hành thẩm định tài chính

dự án đầu tư thì cán bộ thẩm định cũng phải tiến hành thẩm định theo phương

tác thẩm định của chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, đạt được mục tiêu do Ngân hàng đề ra.

- Phối hợp với ban thẩm định ngân hàng HDBank có những buổi mạn đàm trao đổi học tập kinh nghiệp, cung cấp thông tin thẩm định tín dụng cho cán bộ

thẩm định và cán bộ tín dụng của chi nhánh.

- Có chương trình hợp tác với các chuyên gia trong các lĩnh vực trong việc thẩm định các dự án.

- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, đa dạng hóa nguồn thông tin bao gồm thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài để đánh giá toàn diện và chính

xác về

tính chất dự án.

- Tăng cường công tác thu thập, phân tích, lựa chọn thông tin về các chương trình đầu tư phát triển của thành phố, của các bộ, ban, ngành... và tình hình hoạt

động của doanh nghiệp nhằm lên kế hoạch tiếp cận cụ thể với các chính sách, áp

dụng phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Xây dựng được thư

viện dữ liệu

tham khảo và làm thước đo phát triển trong quá trình hoạt động thẩm định đầu tư.

3.2.4. Củng cố hệ thống thanh tra kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ

- Hệ thống kiểm soát nội bộ cần phải có trách nhiệm xác minh, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình hoạt động,

cung cấp các sản phẩm tín dụng. Cần có sự phân rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm

tra nội bộ trong ngân hàng đối với các dự án, phương án. Trong quá trình

kiểm tra,

thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để

kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

3.2.5. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện của Chi

Nhánh và đáp ứng các yêu cầu của HDBank

- Đánh giá, xác định mức độ rủi ro theo từng sản phẩm, ngành nghề, lĩnh vực để thực hiện kiểm soát giới hạn cấp tín dụng tối đa đối với một số ngành, lĩnh vực.

Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng vào các lĩnh vực: Bất động sản,

chứng khoán và cho vay tiêu dùng theo chỉ đạo của NHNN; Đẩy mạnh việc đánh

giá, phân tích và xác định khách hàng, nhóm khách hàng mục tiêu theo các

tiêu chí:

Xếp hạng khách hàng, vốn điều lệ, tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tài sản

đảm bảo trên tổng dư nợ cho vay, bảo lãnh, mức độ đáp ứng chính sách khách hàng.. .đặc biệt là khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp ứng xử phù hợp.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đặc biệt là hạn chế và kiểm soát chặt chẽ cho vay đối với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu.

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng ; nghiêm cấm nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng.

- Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như

lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/dự án, các tài sản bảo đảm ..để

Nhiều chuyên gia ngân hàng tin rằng đa dạng hóa là giải pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhất trong quản trị tín dụng. Việc đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng sẽ làm giảm tối đa rủi ro do các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, qui mô khách hàng, độ thành đạt của họ, theo ngành hàng, theo tính chất sở hữu. Ví dụ: Hoạt động của các doanh nghiệp ngành nông nghiệp có mức độ bất ổn hơn so với các ngành khác. Có những ngành hàng đặc biệt nhạy cảm với những chính sách như xuất nhập khẩu có điều kiện (phụ thuộc vào giấy phép, thuế, hạn ngạch,...).

Các dự án cho vay dài hạn có tính rủi ro cao hơn các món vay ngắn hạn, vay theo thời vụ. Các món vay ngoại tệ sẽ phải gánh thêm rủi ro tỷ giá bên cạnh rủi ro tín dụng nếu trạng thái ngoại tệ của ngân hàng không cân đối. Các món vay lớn có chi phí quản lý rẻ hơn nhưng rủi ro hơn các khoản vay nhỏ. Chính vì lẽ đó, ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục cho vay của mình. Không nên chỉ cho vay một, hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn hoặc một vài nhóm kinh doanh riêng lẻ. Việc đa dạng cũng cần được thực hiện đối với thành phần kình tế, loại sản phẩm, mức cho vay, thời hạn cho vay và phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.

- Đẩy mạnh cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ, đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng các công cụ phái

sinh như

hoán đổi tiền tệ chéo (CCS), hoán đổi lãi suất một đồng tiền (IRS) để phòng ngừa

rủi ro; Thực hiện xác định thời hạn cho vay phù hợp với khoảng thời gian của một

chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư; trong hợp đồng

tín dụng có thoả thuận với khách hàng vay việc trả nợ tiền vay ngay khi

khách hàng

nhận được ngoại tệ thanh toán từ nước ngoài.

thay thế hàng nhập khẩu ; các máy móc, thiết bị, dây truyền sản xuất ; các mặt hàng đảm bảo cân đối nhu cầu của nền kinh tế với điều kiện khách hàng phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, hợp đồng đầu ra chắc chắn ; tuyệt đối không cho vay để nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ, các mặt hàng trong nước sản xuất được.

3.2.7. Nâng cao năng lực đánh giá tài sản đảm bảo, giảm thiểu tổn thất

khi xảy

ra rủi ro

Phần lớn các ngân hàng xử lý khoản cho vay mà khách hàng không thể trả nợ dựa vào việc phát mại tài sản đảm bảo. Đối với mỗi một khoản cho vay, tài sản đảm bảo mang tính chất của một tấm đệm chống đỡ khi rủi ro xảy ra, do đó đánh giá chính xác giá trị tài sản đảm bảo sẽ giúp cho ngân hàng giảm được những tổn thất về kinh tế. Để thực hiện đảm bảo khoản vay hiệu quả, HDBank Hoàn Kiếm nên áp dụng các biện pháp sau:

- Thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo: Việc cập nhật giá trị tài sản đảm bảo kịp thời sẽ phản ánh đúng giá trị nếu giá trị tài sản giảm không

đủ yêu

cầu để đảm bảo thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung. Đồng thời việc đánh giá

lại giá

trị tài sản cũng xác định được tính thanh khoản của tài sản cũng từ đó trích

lập đầy

đủ dự phòng cụ thể, hạn chế rủi ro.

- Phòng quản lý rủi ro cần thường xuyên tổ chức kiểm tra hồ sơ tài sản thế chấp của các phòng, hoặc các phòng kiểm tra chéo hồ sơ của nhau để kịp thời phát hiện

sai sót, chậm chễ.

- Áp dụng mô hình định giá tài sản hiện đại để đánh giá đúng giá trị tài sản đảm

bảo. Việc đánh giá giá trị tài sản đảm bảo yêu cầu mô hình phù hợp và năng

3.2.8. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Công tác cán bộ bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố con người càng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoat động trên hai phạm trù, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của người cán bộ ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài sản ngân hàng nói riêng có hiệu quả thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đôi ngũ cán bộ ngân hàng trên hai khía cạnh đó.

Có một thực tế hiện nay, các cán bộ ngân hàng giỏi, cán bộ chủ chốt hoặc được đào tạo bài bản đều có xu hướng sang làm việc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, liên doanh tại Việt Nam, hoặc các NHTM cổ phần nhỏ mới thành lập. Lý do để các cán bộ này không tiếp tục làm việc tại Ngân hàng là xuất phát từ chính sách thu nhập và đãi ngộ đối với nhân viên của Ngân hàng còn hạn chế, chưa tạo động lực thu hút và khuyến khích người lao động. Đặc biệt là đội ngũ chuyên gia giỏi, Ngân hàng cần có lộ trình thăng tiến, có cơ chế ưu đãi riêng để cho họ gắn bó máu thịt với nơi công tác. HDBank Hoàn Kiếm có cơ chế tuyển dụng cạnh tranh bình đẳng và tuyển dụng được nhiều cán bộ trẻ có tài năng. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám” HDBank Hoàn Kiếm cần có cơ chế khuyến khích đối với cán bộ như quản lý nhân viên theo đầu công việc, trả lương tính chất công việc (phân biệt giữa cơ chế lương của các bộ làm công tác hành chính với cán bộ quan hệ khách hàng, với cán bộ kinh doanh tiền tệ), tăng lương cho người lao động, tạo cơ hội cạnh tranh, thăng tiến bình đẳng đối với cán bộ...

Ngoài ra, Ngân hàng nên tạo điều kiện cho các cán bộ có năng lực, có khả năng

nghiên cứu được đi học tập trung dài hạn ở trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu thực tế tại các Ngân hàng hiện đại để tiếp thu các kiến thức, các kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào hoạt động, đồng thời gắn kết người lao động đối với HDBank.

Định kỳ hàng tháng, hàng quý Ngân hàng nên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tổng kết tập huấn nghiệp vụ để các cán bộ làm công tác quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro có thể trao đổi, thảo luận những vướng mắc xuất phát từ thực

tiễn công việc để từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành.

Bên cạnh đó, đối với các lĩnh vực kinh doanh mới và then chốt, HDBank có thể thuê chuyên gia nước ngoài để xây dựng, quản lý, chuyển giao và đào tạo cho cán bộ nhân viên của ngân hàng.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành

phố Hồ Chí Minh

Với tư cách là đơn vị chủ quản của toàn bộ hệ thống HDBank và có các phòng ban chuyên trách đảm nhiệm công tác hoạch định chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, HDBank cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.

Hoàn thiện và đổi mới quy trình tín dụng: Trước đây, HDBank triển khai công tác cấp tín dụng theo mô hình cũ (việc tìm kiếm, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, xem xét cấp tín dụng và giải ngân chỉ do bộ phận tín dụng tại HDBank thực hiện). Điều này chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là các rủi ro về đạo đức, rủi ro tác nghiệp. Các khoản nợ xấu từ tín dụng bán lẻ hiện nay của HDBank thì nguyên nhân từ rủi ro tác nghiệp chiếm tỷ trọng cao.

Từ giữa năm 2010, HDBank chuyển đổi mô hình hoạt động tín dụng theo mô hình mới phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó hoạt động tín dụng tách riêng thành 03 bộ phận riêng biệt là Quan hệ khách hàng; Quản lý rủi ro và Quản trị tín dụng. Trong đó:

- Bộ phận Quan hệ khách hàng với chức năng nhiệm vụ chính là tìm kiếm, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và đề xuất cấp tín dụng, đề xuất giải ngân (không

quyết định cho vay);

- Bộ phận Quản lý rủi ro với chức năng nhiệm vụ chính là: Xem xét phê duyệt cấp tín dụng một cách độc lập trên cơ sở đề xuất cấp tín dụng của Bộ phận

Quan hệ

khách hàng. Đồng thời, bộ phận Quản trị tín dụng là bộ phận lưu trữ hồ sơ tín dụng. Việc áp dụng mô hình mới trong hoạt động tín dụng như trên thì với mỗi nghiệp vụ cấp tín dụng hay giải ngân đều được xem xét bởi ít nhất hai bộ phận độc lập nhau, điều đó giúp hạn chế rất lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, do mới triển khai mô hình này, các quy trình hướng dẫn chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa tách bạch chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận tham gia vào quy trình cấp tín dụng nên việc xét duyệt cấp tín dụng và giải ngân mất nhiều thời gian, thủ tục còn rườm rà, chưa

thống nhất dẫn đến nhiều khách hàng chưa hài lòng, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của HDBank so với các ngân hàng khác. Trong khi hiện nay,

các ngân hàng cạnh tranh rất quyết liệt với nhau đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ,

các khách hàng tiềm năng có nhiều sự lựa chọn sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng mà

các khách hàng tiềm năng mới là mục tiêu hướng đến của các ngân hàng nói chung

Một phần của tài liệu 0292 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w