Bài học kinh nghiệm đối với HDBank và Chinhánh Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu 0292 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 47 - 50)

Thứ nhất, về mô hình tổ chức bộ máy, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ...). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Tuy nhiên, với các phòng ban chuyên trách đảm nhiệm công tác hoạch định chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, HDBank cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.

Thứ hai, về chính sách và quy trình tín dụng, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng cạnh tranh rất quyết liệt với nhau đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ, các khách hàng

tiềm năng có nhiều sự lựa chọn sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng mà các khách hàng tiềm năng mới là mục tiêu hướng đến của các ngân hàng nói chung và của HDBank nói riêng. Do vậy, việc HDBank cần nhanh chóng hoàn thiện các quy trình cấp tín dụng theo hướng bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng đồng thời, giảm thời gian và thủ tục xét duyệt tạo thuận lợi cho khách hàng là điều hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng các sản phẩm tín dụng bán lẻ của HDBank.

Thứ ba, về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 09 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 04 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm. HDBank cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng thể nhân trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được và thực tế triển khai.

Thứ tư, về chất lượng nguồn nhân lực, đây là yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố con người càng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động trên hai phạm trù, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của người cán bộ ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài sản ngân hàng nói riêng có hiệu quả thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đội ngũ cán bộ ngân hàng trên hai khía cạnh đó. Việc chú trọng tới chất lượng nguồn nhân lực không những giúp HDBank và Chi nhánh Hoàn Kiếm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn giúp ngân hàng tránh được những hậu quả do rủi ro hoạt động gây ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với hoạt động tín dụng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của các ngân hàng, đảm bảo cho các NHTM hoạt động an toàn, hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định chính sách tiền tệ quốc gia.

Chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng các yêu cầu hợp lý của khách hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh mối quan hệ hai chiều giữa khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên có thể đánh giá được chất lượng tín dụng của NHTM thông qua các chỉ tiêu định lượng và định tính như: chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn; lãi treo; sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm tín dụng của ngân hàng....

Chất lượng tín dụng của NHTM bị tác động bởi các một số nhân tố như chính trị - Pháp luật, xã hội, kinh tế, khoa học công nghệ, chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, đạo đức kinh doanh....

Với các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đã được nghiên cứu ở chương 1 sẽ là cơ sở phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại HDBank Hoàn Kiếm.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

Một phần của tài liệu 0292 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w