Tăng cường hoạt động phòng ngừa, xử lý có hiệu quả nợ quá hạn, nợ

Một phần của tài liệu 0305 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHTM CP quân đội chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 86 - 89)

nợ xấu trung, dài hạn

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn là thước đo chất lượng tín dụng của ngân hàng, vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng cần có những biện pháp để giảm tỷ lệ này.

Trong công tác quản lý nợ:

- Chi nhánh nên chủ động rà soát, đánh giá các khoản nợ tồn đọng qua đánh giá các khoản nợ có khả năng thu hồi, tìm nguyên nhân phát sinh các

khoản nợ đó, làm việc với các cơ quan chức năng để có biện pháp tận thu các khoản nợ tồn đọng.

- Thanh tra chất luợng tín dụng định kỳ hoặc đột xuất dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể về chấp hành các thủ tục quy chế cho vay, chức năng nghiệp vụ của cá nhân, các bộ phận trong việc quản lý nợ, phân loại đánh giá các khoản nợ theo các khoản nợ tổn thất khác nhau.

- Đánh giá chất luợng tín dụng thông qua kiểm tra trên cơ sở quy định có liên quan đến cho vay thu nợ nhằm vạch ra những điểm mạnh, yếu, những vuớng mắc trong quá trình thực hiện để đề ra giải pháp.

- Các cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp cũng nhu của ngân hàng.

• Đối với công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu:

- Đối với các khoản nợ quá hạn, mà ngân hàng xét thấy bên vay vẫn còn khả năng duy trì sản xuất kinh doanh và có ý thức trả nợ ngân hàng thì ngân hàng có thể giải quyết theo huớng:

+ Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp có điều kiện tổ chức lại, phát triển kinh doanh để có khả năng tài chính thanh toán nợ cho ngân hàng.

+ Ngân hàng huớng dẫn, tu vấn cho nguời vay trên nhiều khía cạnh: Huớng sản xuất kinh doanh, thị truờng, sản phẩm. Nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu hồi lợi tức ở nguời vay hoặc ra hạn cấp thêm tín dụng để tăng sức mạnh tài chính cho doanh nghiệp.

+ Nếu doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh là do nguyên nhân bất khả kháng nhu thiên tai dịch bệnh. Ngân hàng có thể giảm bớt một phần hoặc toàn bộ lãi phạt quá hạn cho bên vay.

Nếu thấy việc tổ chức và khai thác nhằm khắc phục tình hình khó khăn của doanh nghiệp không tiện lợi, không có hy vọng thu đuợc nợ thì hầu hết

các khoản cho vay đều được xử lý bằng hình thức người vay được phép tự khắc phục các khó khăn về tài chính để có thể hoàn trả nợ cho ngân hàng càng nhanh càng tốt. Đó là:

+ Có thể gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng vay để giảm bớt quy mô hoàn trả.

+ Cấp phát thêm vốn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có vị thế tài chính mạnh hơn.

+ Có thể đề nghị doanh nghiệp giảm bớt một số khoản vay không sinh lời như bán bớt một số tài sản cố định.

Đối với các khoản nợ xấu thì không còn cách nào khác ngân hàng phải xiết nợ và xử lý các tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Ngân hàng có thể khai thác tài sản thế chấp theo hướng:

+ Ngân hàng có thể lập ban xử lý và thu hồi nợ dưới sự chứng kiến xác nhận của cơ quan pháp luật.

+ Những tài sản nào có thể bán với mức giá chấp nhận được thì bán ngay để thu hồi vốn cho ngân hàng, giá có thể thấp hơn dự kiến nghĩa là ngân hàng bị thua lỗ chút ít nhưng tính về mặt lâu dài thì không thiệt hại về tài sản vì không mất chi phí quản lý không mất nhiều công sức khai thác.

+ Với những tài sản xiết nợ không bán được ngay cần phải phân loại, đánh giá từng tài sản để có biện pháp khai thác kịp thời và hữu hiệu nhất.

- Các khoản nợ quá hạn, nợ xấu do người vay chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc khách hàng cố tình chây ỳ, có hành vi lừa đảo. Những biện pháp xử lý có thể là:

+ Thông báo và để khách hàng tự bán tài sản thế chấp để lấy tiền trả nợ hoặc yêu cầu người bảo lãnh thanh toán.

+ Nếu khách hàng thiếu thiện chí trong việc xử lý nợ một cách tự nguyện tiến hànhkê biên và phát mại tài sản thế chấp. Việc phát mại thực hiện theo

phương châm không ồn ào, gây tâm lý bất ổn định, làm giá tài sản, nhà đất... giảm hoặc khó bán.

+ Đối với các tài sản thế chấp có giá trị lớn, khó phát mại thì ngân hàng có thể tự khai thác để thu hồi nợ bằng cách cho thuê có thời hạn, cho thuê mua, dùng làm tài sản góp vốn vào các liên doanh để khai thác chung với những doanh nghiệp tin cậy.

+ Dùng áp lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, chủ yếu là cảnh sát kinh tế, chính quyền địa phương, để ép các đối tượng có hành vi lừa đảo phải thu xếp nguồn trả nợ.

+ Khởi kiện những người vay hoàn toàn không có thiện chí trả nợ, tẩu tán tài sản hoặc mưu toan tuyên bố phá sản để trốn nợ.

Một phần của tài liệu 0305 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHTM CP quân đội chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w