a - Xác định các biến độc lập
Sau khi khảo sát thực nghiệm thăm dò các nhân tố ảnh hưởng trong quy trình bào chế hỗn dịch tiêm Triamcinolone acetonid ở phần trên, chóng tôi đã xác định được các biến độc lập cần thiết để thiết kế công thức tối ưu của các yếu tố đầu vào với mức cơ sở và khoảng biến thiên như sau:
Yếu tố đầu vào:
X1: phần trăm NaCMC (kl/tt), với khoảng biến thiên min – max = 0,2 – 2,0 (%, kl/tt)
X2: phần trăm hệ đệm phosphate (kl/tt), thỏa mãn pH = 6, với khoảng biến thiên min – max = 0,5 – 1,5 (%, kl/tt)
X3: phần trăm Tween 80 + Span 80 (kl/tt), thỏa mãn HLB = 11, với khoảng biến thiên min – max = 0,2 – 2,0 (%, kl/tt)
X4: phần trăm Ethanol tham gia (tt/tt),với khoảng biến thiên là: min – max = 2 – 10 (%, tt/tt)
b - Xác định các biến phụ thuộc
Các chỉ tiêu cần đánh giá trong quy trình bào chế hỗn dịch tiêm Triamcinolone acetonid là:
Yếu tố đầu ra: Y1: R sa lắng (%)
Y2: Hàm lượng còn sau lão hóa cấp tốc (%)
hạt trung bình Y3 (mean size) và Y4 = SD của phân bố các hạt) (mcm)
Hỗn dịch được lão hoá cấp tốc trong điều kiện nhiệt độ 40 ± 2°C thời gian 1 tuần. Đem mẫu xác định:
R sa lắng Y1: đo thể tích sa lắng và tính ra R sa lắng. Kỳ vọng Y1 max (càng cao càng tốt)
Tiếp tục lão hóa cấp tốc cho đủ 01 tháng và lấy ra đem xác định:
Hàm lượng Y2: định lượng dược chất sau lão hoá để tính độ giảm hàm lượng. Kỳ vọng Y2 max (càng cao càng tốt).
Phân bè KTTP Y3, Y4: đo phân bố KTTP sau lão hoá. Kỳ vọng Y3 min, Y4 min.
c - Quy hoạch thực nghiệm
Sử dụng phần mềm Modde 5.0 để quy hoạch thực nghiệm
Dùng kiểu thiết kế D- Optimal với 23 thí nghiệm theo các biến độc lập và biến phụ thuộc đã xác định. Kết quả thực nghiệm của từng thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.5.2.