MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0322 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107)

- Ôn định môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của mọi chủ thể kinh tế, đ c biệt với hoạt động ngân hàng và các đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện quan trọng để NHNN&PTNT chi nhánh Hà Tây nâng cao hiệu quả huy động vốn. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế thường xuyên không ổn định, khi đó, khách hàng muốn giữ tiền để chi trả cho những nhu cầu bất ngờ ho ặc cất trữ bằng các hỡnh thức an toàn như mua vàng ho ặc ngoại tệ mạnh, lúc đó chi phí huy động vốn sẽ tăng cao.

Để có thể ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, chính phủ cần: Ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, lạm phát đã được kiềm chế ở mức có thể chấp nhận, Chính phủ cần có các biện pháp để tăng cường đầu tư, giải quyết khó khăn về vốn, về thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp. Đ c biệt, Chính phủ cần có các biện pháp thúc đẩy thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán thoát khỏi hiện trạng đóng băng như hiện nay. Có như vậy, nền kinh tế mới có thể tăng trưởng trở lại. Mặt khác, Chính phủ cần có biện pháp cứng rắn hơn nhằm kiểm soát hoạt động đầu tư của nền kinh tế, tránh đầu tư kém hiệu quả, đặc biệt là các tổng công ty nhà nước lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.

91 - Hoàn thiện môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý hiện nay ở nước ta cũng còn nhiều bất cập, chưa thực sự là động lực để phát triển kinh tế. Chính phủ cần phải xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ đối với hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế, chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh tiền tệ trong xu thế hội nhập. Do vậy, việc hoàn thiện Luật, nhất là Luật trong ngân hàng giúp cho các ngân hàng hoạt động cạnh tranh lành mạnh, từ đó có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn. Tránh cạnh tranh bằng cách nâng lãi suất liên tục làm tăng chi phí.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực hết sức phức tạp và những ảnh hưởng của nó rất lớn đối với nền kinh tế. Quản lý và giám sát hoạt động của các ngân hàng là điều cần thiết nhưng việc quản lý không tốt, không phù hợp có thể gây ra những sai lệch về thị trường tài chính - tiền tệ, ảnh huonwgr đến nền kinh tế cũng như gây ra không ít khó khăn trong hoạt động của các NHTM. Để tăng tính chủ động cho các ngân hàng, đặc biệt là trong vấn đề huy động vốn, NHNN cần:

- Có những biện pháp điều chỉnh tỷ giá để kéo chênh lệch tỷ giá VNĐ/USD giữa thị trường tự do và thị trường chính thứcxuống. Đó là vấn đề quan trọng cần giải quyết hiện nay.

- Bên cạnh đó phải sử dụng có hiệu quả công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đ ặc biệt là dự trữ bắt buộc ngoại tệ phải cao hơn dự trữ bắt buộc bằng VNĐ. Từ đó buộc các Ngân hàng thương mại phải hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ và tăng lãi suất cho vay ngoại tệ. Điều đó sẽ khiến các doanh nghiệp, dân cư có xu hướng gửi VNĐ vào các Ngân hàng nhiều hơn.

- Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các Ngân hàng thương mại điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh về tăng trưởng tín dụng và tài sản có, đăng ký

92

tăng trưởng tín dụng đúng với Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở đảm bảo đúng các quy định về tỷ lệ an toàn và tăng trưởng tín dụng dưới 20% của Ngân hàng Nhà nước.

- Ngân hàng Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý thị trường tài chính - tiền tệ: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các mức lãi suất, tái cấp vốn, tái chiết khấu... đảm bảo theo sát thị trường tài chính thế giới, vừa đảm bảo an toàn thanh khoản cho các ngân hàng, vừa giúp các ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả, tránh lãng phí vốn.

- Ngân hàng Nhà nước cần ban hành ngay các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện cơ chế như: Thông tư về lãi suất cơ bản, Thông tư về lãi suất trong trường hợp thị trường tiền tệ và hoạt động Ngân hàng có những di n biến bất thường, Thông tư về thu phí cho vay.

- Ngân hàng Nhà nước cần xác định một cách linh hoạt các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước tương ứng với lạm phát kỳ vọng và so sánh với chỉ tiêu cùng kỳ.

- Các biện pháp can thiệp vào thị trường tài chính phải mạnh mẽ và có hiệu quả, tránh tình trạng can thiệp nửa vời sẽ có tác dụng ngược chiều.

- Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước cần có các biện pháp giữ ổn định và phát triển bền vững các thị trường: sơ cấp, thứ cấp, chứng khoán, bất động sản, ngoại hối.. .Bởi vì các thị trường này không những là một kênh huy động vốn hiệu quả mà còn là yếu tố thúc đẩy hệ thống Ngân hàng phát triển. Để được như vậy Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển để có những bước đi phù hợp.

- Ngân hàng Nhà nước cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong khu vực và trên thế giới về khoa học, công nghệ và thu hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

93

NHTM mà cụ thể và trực tiếp là các cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó cần có các chính sách khen thưởng rõ ràng, tránh tình trạng người làm đúng bị quy kết trách nhiệm.

3.3.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Công tác huy động vốn ngày càng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt, chi phí huy động vốn ngày càng tăng cao, do tăng lãi suất huy động, tăng chi phí khuyến mại, quảng cáo. Để khuyến khích Chi nhánh trong huy động vốn, Agribank nên tăng cường vốn đầu tư để Chi nhánh có thể mở rộng mạng lưới giao dịch và cơ sở vật chất, công nghệ.

Agribank cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát để từ đó giúp Chi nhánh giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc và tuân thủ đúng các quy định của ngân hàng Nhà nước.

Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cả về lý thuyết lẫn thực tế nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ nhân viên làm công tác huy động vốn.

Nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm huy động mới nhằm thu hút khách hàng dân cư và các DNVVN. Nguồn vốn huy động từ các đối tượng trên thường ổn định về thời hạn, lãi suất. Phát hành thêm các chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài, kỳ phiếu... nhằm thu hút nguồn vốn dài hạn từ dân cư.

Tạo sự độc lập cho chi nhánh trong việc đưa ra các hình thức huy động vốn, tránh phụ thuộc vào Hội sở làm cho công tác huy động vốn trở nên cứng nhắc, không linh hoạt

Nâng cấp đường truyền tạo điều kiện cho chi nhánh xử lý các nghiệp vụ và giao dịch với khách hàng một cách chính xác và nhanh chóng, tránh tình trạng “treo máy” khiến mọi nghiệp vụ xử lý trên máy phải ngừng lại, tạo điều kiện tiền đề cho chi nhánh trong việc ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại. Phát triển hệ thống thông tin hiện đại vừa gi p cho năng suất lao động

94

của cán bộ ngân hàng được nâng cao mà còn giúp giảm bớt thời gian giao dịch và đảm bảo an toàn cho khách hàng khi đến ngân hàng gửi tiền. Ngoài ra công nghệ thông tin còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng, hơn nữa trong thời buổi hiện nay thì ngân hàng nào có công nghệ thông tin hiện đại thì chính là một lợi thế so sánh lớn so với ngân hàng khác.

Nâng cao vai trò hiệp hội ngân hàng Việt nam nhằm đưa ra các kiến nghị, tiếng nói chung để tránh những động cơ thiếu lành mạnh gây ra những hậu quả không tốt cho hệ thống ngân hàng ; phản ánh kiến nghị những chính sách và yếu tố cần thiết trước cơ quan quản lý nhà nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý thuyết của chương 1 và phân tích số liệu thực tế của chương 2, chương 3 đã đưa ra những định hướng và một số giải pháp cụ thể giúp Agribank chi nhánh Hà Tây khắc phục được những hạn chế vẫn còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn. Chương 3 còn đưa ra các kiến nghị với cơ quan nhà nước, với chính phủ để xây dựng một môi trường kinh tế, hệ thống ngân hàng hoàn thiện hơn tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển ổn định. Tuy nhiên để các giải pháp đưa ra thực sự có hiệu quả, yêu cầu ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Tây cần nỗ lực hết sức, vận dụng phù hợp các giải pháp tại các thời điểm phù hợp, hơn nữa còn phụ thuộc vào sự vận động của nền kinh tế trong nước và thế giới.

95 KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, hệ thống NHTM Việt Nam đã có nhiều bước phát triển mới. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO đã mang lại cho ngành ngân hàng nhiều cơ hội cũng như thách thức mới như: Tiếp cận được công nghệ ngân hàng hiện đại, thừa hưởng được những kinh nghiệm quản lý, hoạt động kinh doanh tiền tệ, bên cạnh đó phải đối mặt với những thách thức với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng nước ngoài vượt trội về vốn, công nghệ, dịch vụ cũng như lĩnh vực khác. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến các kết quả kinh doanh của bản thân Ngân hàng mà còn tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế toàn khu vực. Vì Ngân hàng là nơi tập trung nguồn vốn cao nhất và chu chuyển luồng vốn đó chảy vào lưu thông. Vậy nên Ngân hàng còn được coi là một công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý kinh tế vĩ mô. Chính vì thế việc ưu tiên cho việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn trong từng thời kỳ là một hướng đi đúng đắn trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Hà Tây cùng với kinh nghiệm thực ti n của tác giả trong ngành ngân hàng, luận văn đã tổng hợp một cách có hệ thống các vấn đề còn tồn tại cần khắc phục trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Hà Tây và đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tại Chi nhánh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, do trình độ và thời gian nghiên cứu hạn chế, đề tài không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô, độc giả để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Agribank chi nhánh Hà Tây: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2014, 2015, 2016

2 Agribank Việt Nam: Báo cáo thường niên các năm 2014, 2015, 2016

3. PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê

4. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

5. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

6. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2015), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB ao động

7. TS Lê Thị Tuyết Hoa và PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung (2007), Giáo trình Tiền tệ- Ngân hàng, NXB Thống kê

8. NGND- PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Ngân hàng thương mại, Học viện Ngân hàng, NXB Dân Trí

9. TS. Tô Kim Ngọc và TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa (2008), Điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội

10. Luật Ngân hàng Nhà Nước ( 2010) các Quyết định và Nghị định có liên quan của chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước.

11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( 2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0322 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w