Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0349 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của NH nhà nước VN đối với các tổ chức tín dụng trong nước luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 110 - 117)

(i) NHNN VN cần ban hành, hoàn thiện quy trình, thủ tục thanh tra, các quy chế an toàn và quy định trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng.

Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các văn bản hiện hành, cũng như xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động của TCTD; Ban hành quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị nói chung và quản lý rủi ro nói riêng áp dụng đối với các TCTD; Rà soát và hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này. Một số quy trình, thủ tục, văn bản điển hình nên bổ sung, thay đổi như:

NHNN Việt Nam nên tiếp tục đổi mới hoạt động thanh tra của NHNN Chi nhánh theo hướng kết hợp thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro. Để kết hợp tốt thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro, NHNN cần

“Xây dựng khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra - giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và hợp nhất kết hợp với thanh tra - giám sát tuân thủ phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Uỷ ban Giám sát ngân hàng (Basel) nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng”. Cho đến nay, mặc dù tiến độ triển khai đề án còn chậm nhưng NHNN

đã có khung cơ bản về giám sát từ xa theo CAMELS và sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro phiên bản 1. Cơ quan TTGSNH đã từng bước áp dụng thí điểm

thanh tra trên cơ sở rủi ro với một số pháp nhân TCTD.

(ii) Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hơn nữa vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin.

Thông tin về khách hàng vay tại các TCTD góp phần quan trọng phục vụ quản lý, điều hành, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm thông tin tín dụng cần xây dựng một kho dữ liệu phong phú, đa dạng và chất lượng hơn. Cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để nâng cao khả năng và tốc độ xử lý thông tin, chú trọng đến tính đầy đủ khi bổ sung các loại thông tin, chấm điểm tín dụng đủ cơ sở tin cậy. Cán bộ thanh tra NHNN Chi nhánh trong quá trình làm việc có thể truy cập thông tin khách hàng để phục vụ cho công tác TTTC.

(iii) Nâng cao vai trò, năng lực tài chính và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc giám sát, hỗ trợ, xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Chỉnh sửa phù hợp các quy định, chính sách về bảo hiểm tiền gửi theo hướng buộc các TCTD có huy động tiền gửi theo quy định của Luật các TCTD đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tăng cường sự phối hợp giữa bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với Cơ quan TTGSNH trong quá trình giám sát các TCTD và xử lý các vấn đề khó khăn. Từng bước chuyển sang thực hiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi dựa trên cơ sở mức độ rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

(iv) Tạo sự thống nhất hoạt động TTTC từ NHNN VN đến tất cả các CN

NHNN trên phạm vi cả nước.

Nội dung TTTC thống nhất được thể hiện trong việc Cơ quan TTGSNH cần thống nhất trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức hệ thống thanh tra, giám sát đến việc xây dựng kế hoạch cũng như thống nhất được các nội

98

dung trong kết luận thanh tra bảo đảm có một quy chuẩn chung để cho tất cả các Đoàn thanh tra áp dụng.

- Về cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành: Do thanh tra NHNN là thanh tra chuyên ngành về ngân hàng thuộc bộ máy của NHNN. Bộ máy của NHNN được tổ chức thành một bộ máy tập trung, thống nhất từ TW xuống các Chi nhánh tỉnh, thành phố. Do vậy, tổ chức thanh tra của NHNN cũng cần được bố trí thống nhất từ TW đến các CN NHNN tỉnh, thành phố. Hoạt động quản lý và điều hành của thanh tra ngân hàng đảm bảo hoạt động thông suốt trong toàn hệ thống. Về mô hình cần đổi mới căn bản tổ chức thanh tra NHNN theo hướng bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, phù hợp với xu hướng tập trung hóa quản trị, điều hành về trụ sở chính của TCTD.

Quy định về đối tượng thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của TTNH cần thay đổi theo hướng mở rộng hơn, phù hợp với khuôn khổ pháp lý hiện hành như Luật NHNN Việt Nam; Luật Thanh tra; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Xử lý vi phạm hành chính... và hướng tới thực hiện thông lệ, chuẩn mực quốc tế về TTGS ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel.

- Về chuyên môn: Để tạo ra sự thống nhất chung và nâng cao hiệu quả chuyên môn, TTNH cần xây dựng Sổ tay thanh tra, có khung chuẩn quy trình thanh tra cụ thể để chuẩn hóa công việc của các thanh tra viên. Tạo ra một cơ chế hoạt động thống nhất từ Cơ quan TTGSNH đến thanh tra NHNN tất cả các Chi nhánh tỉnh, thành phố cả về kế hoạch và nội dung TTTC, từ đó tạo ra quy chuẩn chung trên phạm vi cả nước.

(v) Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện đối với tất cả các TCTD

Triển khai quyết liệt, đồng bộ có hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại TCTD

phù hợp với lộ trình đặt ra tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 ”

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về an toàn hệ thống TCTD. Cần tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc trao đổi thông tin, tiếp thu tư vấn về công tác TTNH, công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực của thanh tra viên trong và ngoài nước.

(Vii) Nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới TCTD

- Rà soát toàn diện tổ chức và hoạt động của hệ thống mạng lưới, chỉ cho

phép mở rộng mạng lưới đối với những TCTD có khả năng quản trị tốt, hoạt động có hiệu quả, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật để vừa đảm bảo sự ổn định, an toàn vừa đáp ứng yêu cầu phát triển, tăng trưởng của hệ

thống các TCTD.

- Tăng cường chất lượng và hiệu quả giám sát của các NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố đối với các đơn vị mạng lưới hoạt động trên địa bàn, trong đó tập trung giám sát việc triển khai kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại hoạt động của hệ thống mạng lưới TCTD.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN trong thời gian tới, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTGSNH của NHNN đối với các TCTD Việt Nam, cụ thể:

- Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức thanh tra ngân hàng trong ngắn hạn và dài hạn.

- Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.

- Nhóm giải pháp về đổi mới phương pháp thanh tra từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro.

- Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Nhóm giải pháp khác.

100

Có những giải pháp mang tính rộng lớn, cần sự hỗ trợ tích cực từ nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và cần có thời gian dài thực hiện, nhưng cũng có những giải pháp ở phạm vi nhỏ mà thanh tra ngân hàng có thể thực hiện được.

Để thực hiện tốt các giải pháp đó cần sự hỗ trợ tích cực từ nhiều phía do đó đề tài cũng đã có những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng và các đơn vị có liên quan. Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ tạo ra thay đổi lớn, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của NHNN Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hoạt động Thanh tra của NHNN đối với các TCTD trong nước là một lĩnh vực rất quan trọng đối với mọi quốc gia, đó là công cụ sắc bén để thực hiện sự quản lý Nhà nước. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước phải thường xuyên tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra, giúp cho hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và góp phần ổn định xã hội.

Với vai trò và vị trí quan trọng như vậy, hoạt động thanh tra của NHNN cần phải từng bước hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu cùng những thời cơ và thách thức mới cần phải vượt qua. Hoạt động thanh tra phải luôn gắn với phương châm “ngăn ngừa là chính”, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, phân tích các thiếu sót, vi phạm xảy ra để các tổ chức tín dụng tiếp thu và sửa chữa nhằm đưa hoạt động tiền tệ và ngân hàng dần đi vào kỷ cương, tuân thủ các nguyên tắc, luật lệ, chế độ. Thông qua hoạt động thanh tra, thanh tra ngân hàng góp phần nhất định vào việc xây dựng chính sách, thể lệ, chế độ trong lĩnh vực ngân hàng. Song song với việc thanh tra nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, thanh tra ngân hàng còn tổ chức tốt nhiệm vụ giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ các TCTD liên quan đến quyền và lợi ích của các tổ chức kinh tế, của nhân dân và của các Tổ chức tín dụng, giúp cho việc xử lý của các cấp lãnh đạo được kịp thời, hạn chế các vụ việc phát sinh, đưa hệ thống TCTD nước ta phát triển vững mạnh, nhanh chóng hội nhập với các nước và các khu vực trên thế giới.

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của NHNN đối với các TCTD Việt Nam trong điều kiện hiện nay là một quá trình khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải có thời gian. Mỗi trong số các giải pháp đưa ra còn cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện hơn, đồng thời cũng cần

102

có sự nỗ lực và quyết tâm không chỉ của cán bộ thanh tra, ban lãnh đạo Thanh tra ngân hàng, lãnh đạo NHNN, mà còn là sự quyết tâm và kiên định của Chính phủ trên con đường đổi mới chung của cả nền kinh tế.

Đây là một đề tài khó nhưng lại có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết. Vì vậy, với tinh thần cầu thị, học hỏi, em mong

muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các

thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Tiến sĩ Đào Minh Tú và sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các đồng nghiệp tại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng./.

1. Quốc hội (2010), Luật Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam 2010. 2. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng 2010.

3. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra 2010.

4. Chính phủ (2014), Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức

hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng.

5. Chính phủ (2011), Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 Quy định chi

tiết và hướng dân thi hành một số điều của Luật Thanh tra

6. Chính phủ (2012), Nghị định số 07/2012/NĐ-CP về thanh tra chuyên

ngành

7. Thanh tra Chính phủ (2014), Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày

16/10/2014

8. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày

12/6/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan TTGSNH5.

9. CQTTGSNH (2013), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2013 10. CQTTGSNH (2014), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2014

11. CQTTGSNH (2015), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra 6 tháng năm 2015 12. CQTTGSNH (2013), Báo cáo giám sát tình hình hoạt động của TCTD

năm 2013

13. CQTTGSNH (2014), Báo cáo giám sát tình hình hoạt động của TCTD

năm 2014

14. CQTTGSNH (2015), Báo cáo giám sát tình hình hoạt động của TCTD quý

II năm 2015

15. CQTTGSNH (2010), Sổ tay Thanh tra trên cơ sở rủi ro.

16. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

19.CQTTGSNH (2014), Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - 5

năm thành lập và phát triển.

20.PGS.TS Đoàn Thanh Hà (2014), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành:

“Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

đối với

các TCTD trên địa bàn thành phố Hồ ChíMinh ’’

21.TS Nguyễn Hồng Hải (2011), Giới thiệu mô hình giám sát Tài chính

quốc

gia trên thế giới, Tạp chí ngân hàng, số 21, tháng 11/2011.

22.Nguồn từ báo, tạp chí Ngân hàng (tài liệu nội bộ của NHNN); Tạp chí phát triển và hội nhập.

Một phần của tài liệu 0349 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của NH nhà nước VN đối với các tổ chức tín dụng trong nước luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 110 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w