Thứ nhất, quy mô tổng tài sản tăng trưởng tốt qua các năm. Mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng, cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nền kinh tế thị trường, nhưng bằng sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời, sát sao của Ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong BIDV Hai Bà Trưng nên quy mô tổng tài sản của Chi nhánh tăng nhanh qua các năm, uy tín của BIDV Hai Bà Trưng ngày càng được khẳng định trên thị trường.
Thứ hai, hoạt động huy động vốn tăng trưởng cao, hoàn thành kế hoạch được giao và ổn định được quy mô, đảm bảo nguyên tắc điều hành vốn của Hội sở Chính; tuân thủ các công văn chỉ đạo về chính sách lãi suất của Hội sở chính và Ngân hàng Nhà nước; tích cực triển khai các sản phẩm huy động vốn mới tới khách hàng; triển khai các sản phẩm mới do Hội sở chính ban hành; thường xuyên khai thác thông tin lãi suất trên thị trường; bám sát nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, phối hợp với Hội sở chính nhằm duy trì nền vốn của cả khách hàng tổ chức và dân cư. Cơ cấu huy động dần chuyển dịch ổn định hơn qua các năm thể hiện ở kỳ hạn huy động tăng, nguồn vốn huy động từ cá nhân - một nguồn huy động ổn định hơn so với nguồn huy động từ tổ chức cũng có xu hướng tăng lên. Tuân thủ các công văn chỉ đạo về chính sách lãi suất của Hội sở chính và Ngân hàng Nhà nước; tích cực triển khai các sản phẩm huy động vốn mới, các chương trình khuyến mại tới khách hàng nhằm thu hút nguồn tiền gửi như Tiết kiệm Linh hoạt, Chứng chỉ tiền gửi dự thưởng. Tích cực triển khai các sản phẩm mới do Hội sở chính ban hành. Thường xuyên khai thác thông tin lãi suất trên thị trường; tích cực bám sát nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, phối hợp với Hội sở chính nhằm duy trì nền vốn của cả khách hàng tổ chức và dân cư.
Thứ ba, dư nợ tín dụng trong giới hạn cho phép và tỷ lệ nợ xấu đang được chuyển dịch theo mục tiêu đặt ra. Tổng dư nợ tín dụng và dư nợ bình quân tăng qua các năm. Dư nợ tín dụng dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, trong đó cho vay có tài sản đảm bảo chiếm hơn 85% tổng dư nợ. Nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm. Số dư quỹ DPRR của chi nhánh cũng có xu hướng giảm. Thẩm định, rà soát, đánh giá kịp thời về tính hiệu quả, khả thi, các điều kiện tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của khoản vay để đề xuất tín dụng phù hợp với quy định, quy trình, thủ tục và trong hạn mức rủi ro cho phép của BIDV và chi nhánh. Thực hiện tốt công tác quản lý hạn mức, kiểm
soát dư nợ, đảm bảo thực thi tốt các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao, cũng như thực hiện đúng chủ trương, quy định của ngành.
Thứ tư, chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu chênh lệch thu chi và lợi nhuận trước thuế được Hội sở chính giao: Trong bối cảnh tình hình hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh vẫn đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao và có xu hướng tăng qua các năm, đời sống của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh ngày càng được cải thiện.
Thứ năm, chỉ tiêu tổng tài sản/ tổng chi phí của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Đây là dấu hiệu cho thấy chi nhánh sử dụng vốn có hiệu quả, với mỗi đồng chi phí mà chi nhánh phải bỏ ra góp phần tạo ra ngày càng nhiều giá trị tài sản hơn.
Thứ sáu, chỉ tiêu lợi nhuận ròng/tổng tài sản có qua các năm từ 2012 đến 2014 có xu hướng tăng. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy ngân hàng làm ăn hiệu quả.
Thứ bảy, chỉ tiêu tổng thu nhập/tổng chi phí của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh quản lý tốt chi phí do đó góp phần tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ tám, chỉ tiêu lợi nhuận/ tổng thu nhập có xu hướng tăng. Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Chỉ số này tăng chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập.
Như vậy, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2012- 2014 ổn định, an toàn và đạt được những kết quả tích cực. Chi nhánh đã thực hiện được mục tiêu đề ra về chỉ tiêu chênh lệch thu chi, lợi nhuận trước thuế, thu nợ hạch toán ngoại bảng, giữ vững nền vốn tổ chức và tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư. Mặc dù điều kiện môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn nhưng BIDV Hai Bà Trưng đã từng bước khắc phục dần những hạn chế
còn tồn tại để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Hội sở chính giao, thể hiện sự linh hoạt trong công tác điều hành cũng như những nỗ lực triển khai thực hiện nhiệm vụ của toàn thể cán bộ trong chi nhánh.
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì kết quả kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2012-2014 vẫn bộc lộ một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, về huy động vốn: Tính ổn định của nguồn vốn chưa cao, dư huy động vốn phần lớn là nguồn ngắn hạn (01 tuần tới 01 tháng) tập trung chủ yếu vào các khách hàng tổ chức kinh tế và định chế tài chính. Vì vậy sự biến động nguồn tiền gửi này gây ra những khó khăn cho công tác kế hoạch. Nguồn vốn huy động dân cư tuy có sự gia tăng tuy nhiên vẫn đạt thấp.
Thứ hai, về cho vay : Do tác động của khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế vĩ mô có những biến động xấu, nhiều doanh nghiệp bị suy giảm về năng lực tài chính do các nguyên nhân khách quan. Vì vậy, doanh nghiệp chưa có nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Chi nhánh cũng đã chủ động rà soát đánh giá tổng thể khách hàng và mạnh dạn chuyển nhóm nợ với một số doanh nghiệp nhằm phản ánh đúng thực trạng của khách hàng. Việc chuyển nhóm nợ này đã làm chỉ tiêu nợ xấu của chi nhánh tăng lên.
Thứ ba, chi nhánh đang có sự mất cân đối giữa huy động vốn - sử dụng vốn: Sự tăng trưởng của việc sử dụng vốn thấp hơn sự tăng trưởng của việc huy động vốn và thấp hơn sự tăng trưởng của toàn ngành.
Thứ tư, nền khách hàng còn mỏng trong trong cả lĩnh vực huy động vốn và tín dụng, cơ cấu khách hàng chưa có sự chuyển dịch tích cực: Cơ cấu huy động vốn vẫn tập trung vào các khách hàng lớn. Nguồn huy động tập trung từ các khách hàng định chế tài chính lớn. Công tác phát triển khách hàng tín dụng mới chưa được mở rộng tích cực: đến 31/12/2014, toàn chi nhánh có quan hệ tín dụng với 66 khách hàng doanh nghiệp (tăng 5 khách hàng so với
31/12/2013). Trong khi đó, tổng dư nợ của 20 khách hàng có dư nợ lớn nhất chiếm tới 67% tổng dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp.
Thứ năm, chỉ tiêu thu nhập/tổng tài sản có của chi nhánh qua các năm có xu hướng giảm xuống. Qua ba năm 2012,2013 và 2014 cho thấy công tác phân bổ tài sản có của chi nhánh chưa thực sự hiệu quả nên mặc dù tổng tài sản hằng năm tăng lên với tốc độ khá cao làm cho tổng thu nhập của chi nhánh cũng có xu hướng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập lại không tăng tương ứng với tốc độ tăng của tổng tài sản dẫn đến hiệu quả của việc sử dụng tài sản của chi nhánh là chưa cao.
Thứ sáu, chi nhánh vẫn chưa có giải pháp đồng bộ để phát triển dịch vụ: Hoạt động dịch vụ mới chỉ tập trung ở các dòng sản phẩm truyền thống (bảo lãnh, thanh toán). Chưa có biện pháp hữu hiệu để tăng trưởng các dòng dịch vụ bán lẻ, kết quả thu dịch vụ ròng chưa tương xứng với quy mô tín dụng và còn thấp so với các chi nhánh khác trên địa bàn.
2.3.3 Nguyên nhân
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan
+ Về chỉ đạo điều hành: Là một chi nhánh mới được thành lập, đội ngũ lãnh đạo vừa thiếu vừa yếu (nhất là hàng ngũ cán bộ lãnh đạo các phòng ban), lực lượng cán bộ lãnh đạo có nhiều biến động dẫn đến việc điều hành không được liên tục, chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế của cơ chế thị trường.
+ Về lực lượng lao động: So với quy mô hoạt động của BIDV Hai Bà Trưng, thì hiện tại số lượng lao động là khá lớn, tuổi đời còn rất trẻ, tuy nhiên những lao động này chưa đáp ứng đúng với yêu cầu của nhiệm vụ do, trình độ nghiệp vụ non và chưa có nhiều kinh nghiệm.
+ Công tác đào tạo cán bộ chưa sát với nhiệm vụ thực tiễn: Hiện tại một phần lớn cán bộ nghiệp vụ chưa đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, công tác đào tạo trong thời gian qua mang nặng tính bằng cấp, không gắn với nghiệp vụ
chuyên môn, một số nghiệp vụ đòi hỏi phải có đào tạo chuyên sâu như: Điện toán, thanh toán quốc tế thì hầu như chưa được chú trọng đào tạo.
+ Cơ chế tín dụng không ổn định, nhất là quy chế về thế chấp tài sản và cho vay không có tài sản đảm bảo, cho vay đối với doanh nghiệp bị lỗ...
+ Sự tồn tại một lượng vốn cho vay quá hạn từ các năm trước không thu được làm chiều hướng nợ quá hạn tiếp tục gia tăng. Hơn nữa, việc thực hiện xử lý nợ quá hạn và hình thức xử phạt cán bộ có số dư nợ quá hạn quá cao của BIDV Hai Bà Trưng như kỷ luật, giữ lương, chuyển công tác khác hoặc đình chỉ cho vay tập trung thu nợ quá hạn; Mặt khác một số cán bộ tín dụng mới mắc vào các vụ án của khách hàng bị liên đới kỷ luật, đã làm cho cán bộ ngân hàng sợ cho vay.
+ Công tác marketing, tìm hiểu thị trường chưa được chú trọng đúng mức
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan
+ Về cơ chế chính sách: Ngân hàng hoạt động trong một môi trường có nhiều cơ chế chính sách không đồng bộ như: Cấp vốn, xử lý tài sản, cơ chế về lãi suất, thị trường tiền tệ, việc thay đổi cơ chế điều hành làm ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư có hiệu quả của ngân hàng.
+ Về phía khách hàng: Thị trường sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nhỏ hẹp, manh mún, hàng hoá tiêu thụ không có uy tín trên thị trường, rất khó thâm nhập và phát triển, trong khi đó năng lực tài chính của doanh nghiệp lại yếu, hầu như không đủ vốn để giải quyết các vướng mắc trong kinh doanh và tạo động lực cho sự phát triển, nên hiệu quả kinh doanh rất thấp.
+ Các nguyên khác:
Sự phát triển kinh tế nói chung bị chững lại, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ gặp khó khăn. Vốn đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư lớn của Chính phủ vào địa bàn tỉnh hầu như không có, các đơn vị kinh tế quốc doanh sau khi được tái lập đã dần bộc lộ yếu kém, thua lỗ và phá
sản mất khả năng chi trả.
Không có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lao động thấp, việc sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý, hiệu quả kinh doanh chưa cao.
Cho vay hộ sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua chỉ mới hỗ trợ vốn cho hộ sản xuất với dự án đầu tư nhỏ, lẻ, trên địa bàn chưa có các dự án tập trung để hộ sản xuất và ngân hàng tham gia.
Tóm tắt chương 2: Trong chương 2, luận văn đã phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại BIDV Hai Bà Trưng, chỉ rõ những mặt đạt được, hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các nhóm nguyên nhân gây nên hạn chế đó. Để khắc phục hạn chế nhằm phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hoạt động kinh doanh tại BIDV Hai Bà Trưng đòi hỏi một hệ thống giải pháp với sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan, Bộ, ngành. Chỉ khi đó hoạt động kinh doanh tại BIDV Hai Bà Trưng mới có thể mở rộng một cách toàn diện, bền vững và đúng định hướng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
HAI BÀ TRƯNG
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV HAI BÀ TRƯNG
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triểnViệt Nam trong giai đoạn tới Việt Nam trong giai đoạn tới
- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng BIDV thành một ngân hàng chủ lực và hiện đại, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa chức năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, tăng cường hoạt động ở thị trường nước ngoài.
- Lĩnh vực đổi mới mang tính then chốt: + Đa dạng hoá vốn tự có.
+ Cơ cấu lại tổ chức mạng lưới theo mô hình NHTM hiện đại, một bộ máy kinh doanh năng động có khả năng thích ứng với thị trường.
+ Đổi mới cơ bản hoạt động kinh doanh tín dụng theo nguyên tắc thương mại và thị trường. Thực hiện các hình thức, dịch vụ tín dụng, đại lý hoa hồng và dịch vụ quản lý vốn đối với các chương trình tín dụng, phí thương mại cho Nhà nước và cho các tổ chức tài chính tín dụng và định chế tài chính khác.
+ Mở rộng nâng cao chất lượng, hiệu quả các sản phẩm dịch vụ truyền thống phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Từng bước nâng cao tỷ trọng dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng tăng lên trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
+ Đổi mới căn bản cơ chế tiền lương theo nguyên tắc tiền lương kinh doanh phải gắn với chất lượng hiệu quả lao động.
- Quy mô phát triển: Tốc độ tăng trưởng tài sản nợ, tài sản có bình quân 15% năm. Cơ cấu tài sản có: Dư nợ cho vay nền kinh tế và dân cư chiếm 75-
80% trong cơ cấu tổng tài sản có, 20-25% còn lại là hoạt động trên thị trường tiền tệ - thị trường vốn.
3.1.2. Định hướng hoạt động của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng
Xuất phát từ những nhận định và đòi hỏi của thực tế trên, định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng trong năm 3 năm (2015-2017) như sau:
- Tiếp tục tăng trưởng các chỉ tiêu cơ bản hàng năm: + Tổng dư nợ hàng năm tăng: 20-25%
+ Nguồn vốn tăng hàng năm: 20-25%
+ Chênh lệch thu chi tăng 5% kế hoạch hội sở chính giao hàng năm. + Nợ quá hạn dưới 5%.
- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đa dạng hoá các hình thức tín dụng, xác định thị trường công nghiệp, dịch vụ và thương mại, hộ sản xuất kinh doanh là thị trường và khách hàng truyền thống. Các hoạt động tín dụng phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm gốc. Coi trọng việc đầu tư các dự án lớn, các dự án đồng tài trợ, lấy hiệu quả làm thước đo chính, cho vay thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi, tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo, giảm tỷ lệ cho vay tín chấp.
- Củng cố và phát triển thị phần trên các địa bàn đang hoạt động. Chú trọng các dự án đầu tư lớn, tập trung khảo sát thị trường và khách hàng, tìm kiếm đầu tư kéo mô hình kinh tế mới tạo ra sản phẩm mới cho xã hội. Củng cố và mở thêm chi nhánh, các quỹ tiết kiệm ở nơi đông dân cư.
- Tăng cường tiếp thị các hoạt động Marketing, phát triển và giữ vững khách hàng có tín nhiệm, quan hệ lâu dài với ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng phải thực sự có tính cạnh tranh, nâng cao tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, cải tiến phong cách, lề lối phục vụ tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng, đặc biệt là các dịch vụ có quan hệ giao dịch hoạt động khá, đã và đang