- Hoàn thiện các qui định pháp lý cả về thủ tục hành chính lẫn những qui định về quản lý tài chính tiền tệ, tạo nên một hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ, có tính khả thi cao, có giá trị thực hiện trong thời gian lâu dài. Có như vậy các ngân hàng Việt nam mới có điều kiện mở rộng được mạng lưới hoạt động không những trong nước mà cả ra nước ngoài, tham gia tích cực hơn và sâu hơn vào thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý tín dụng, bảo đảm tiền vay, các cơ chế liên quan đến chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, về thanh toán... một cách phù hợp, có hiệu quả cao, thiết thực đối với tình hình hoạt động của các NHTM trong nước nhằm kích thích các ngân hàng phát triển, tiến tới bắt kịp với sự phát triển chung của các ngân hàng trên thế giới.
- Hoàn thiện và phát triển các tiêu chí đánh giá tính an toàn và hiệu quả hoạt động của các NHTM như: các nhà quản trị điều hành, thanh tra và giám sát, các nhà đầu tư, các chủ nợ, khách hàng. nhằm đánh giá mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
- Chính phủ ban hành các quy định thanh toán không dùng tiền mặt, tập trung các hoạt động thanh toán qua hệ thống ngân hàng, hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt.
KẾT LUẬN
Đổi mới và cơ cấu lại tổ chức, cơ chế hoạt động của NHTM Việt Nam là một chủ chương lớn của Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo toàn ngành Ngân hàng đang triển khai thực hiện. Đề tài luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Hai Bà Trưng” được chọn nghiên cứu để góp phần giải quyết một trong những vấn đề thời sự cấp bách hiện nay ở nước ta.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, luận văn đã khái quát hoá các cơ sở lý thuyết cơ bản về hiệu quả hoạt động của NHTM. Tổng kết những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của BIDV Hai Bà trưng và đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Các giải pháp được nêu ra trong luận văn đều dựa trên những căn cứ lý luận khoa học và cơ sở thực tiễn, do đó có tính khả thi và có thể có tác dụng tham khảo nghiên cứu ứng dụng vào thực tế hoạt động kinh doanh của BIDV Hai Bà Trưng.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu có giới hạn là một chi nhánh NHTM cấp thành phố, vì vậy mức độ phân tích, đánh giá và các kiến nghị đề xuất không tránh khỏi những hạn chế, đặc biệt bị giới hạn của tầm nhìn và vị thế của một doanh nghiệp kinh doanh Tín dụng - Ngân hàng cấp cơ sở.
Tác giả luận văn mong muốn nhận được sự tham gia góp ý và giúp đỡ của tất cả các thầy cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn và tất cả đọc giả có quan tâm đến đề tài nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012, phát hành nội bộ.
2. Chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013, phát hành nội bộ.
3. Chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2014, phát hành nội bộ.
4. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP, ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.
5. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 7. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê Hà Nội.
8. Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Kim Anh, Đỗ Thị Kim Hảo, Nguyễn Thị Hồng Hải, Nguyễn Thị Chiến, Nguyến Thanh Trúc (2014), Giáo trình Ngân hàng thương mại,
NXB Dân Trí.
9. Phạm Ngọc Long (1996), Marketing trong ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội. 10. Ngân hàng nhà nước (2003), Kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam, Ban hành kèm theo Quyết định số 633/QĐ ngày 26/6/2003.
11. Ngân hàng nhà nước (2006), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng, quyển 6, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
12. Ngân hàng nhà nước (2007), Xây dựng văn hóa kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
13. Ngân hàng nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, ngày 20 tháng 05 năm 2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong tổ chức tín dụng.
14. Nguyễn Võ Ngoạn (1996), Hệ thống công cụ chính sách tiền tệ quốc gia trong nền kinh tế thị trường, NXB Tài chính Hà Nội.
15. Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình Tiền tệ- Ngân hàng, NXB Dân Trí.
16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung năm 2010).
17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2010).
18. Đinh Đức Thịnh, Nguyễn Hồng Yến (2011), Kế toán Ngân hàng, NXB Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Tiến (2012), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Thống Kê. 20. Lê Văn Tư (1997), Các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Hà Nội.
Tiếng Anh
1. P.H.Allen (2003), Tái lập Ngân hàng, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
2. David Begg, Stanley Fisher (1992), Kinh tế học tập I, II , Nxb Giáo dục. 3. Frederie S.Misshkim (1995), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,
Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
4. E.W.Reed - E.K.Gill (2004), Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê thành phố Hồ Chí Minh.
5. Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính Hà Nội.