Hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0378 giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh thừa thiên huế luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 36 - 41)

5. Cấu trúc đề tài

1.3.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng

1.3.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tín dụng

Hiệu quả hoạt động tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh khả năng thích nghi của tín dụng ngân hàng với sự thay đổi của các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ của cán bộ quản lý ngân hàng...) và nhân tố khách quan (mức độ an toàn vốn vay, lợi nhuận của khách hàng, sự phát triển của kinh tế, xã hội).

1.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng

Một trong những sản phẩm của TCTD và NHTM là tín dụng, đây là loại hàng hóa mang tính xã hội cao, chỉ một biến động của nó về mặt giá trị trên thị trường là có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của nền kinh tế xã hội và hoạt động kinh doanh của các NHTM. Xét ở góc độ ngân hàng, hiệu quả hoạt động tín dụng không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà còn phải

24

đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước nói chung, của địa phương nói riêng trên cơ sở khả năng thu hồi được gốc và lãi đúng hạn như đã thỏa thuận trên HĐTD. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng:

Thu hồi vốn vay

Thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động cho vay, những năm qua với điều kiện kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng gặp nhiều khó khăn, nguồn thu từ hoạt động tín dụng của hầu hết các ngân hàng bị ảnh hưởng dẫn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng giảm sút đáng kể, trong bối cảnh lãi suất vẫn cao, môi trường kinh tế trong và ngoài nước tiềm ẩn nhiều rủi ro, các Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng lên. Xét trong những khoản cho vay của nhiều NHTM thì bất động sản và những khoản cho vay liên quan đến bất động sản chính là những khoản nợ khó thu hồi vốn nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều Ngân hàng vẫn quyết định tiếp tục cho vay thêm vốn để Doanh nghiệp hoàn thành dự án, hoàn thành sản phẩm để có thể tiêu thụ, trả nợ cho Ngân hàng. Vấn đề ở chỗ làm thế nào để xác định được khách hàng nào vẫn còn khả năng sống để có thể cho vay vì nếu xác định không đúng, Ngân hàng sẽ chịu những thiệt hại lớn hơn. Chính vì vậy để có thể thu hồi được vốn, các NHTM cần phải xem xét khách hàng trước khi cho vay, cần phải kiểm soát các khoản vay cũng như mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Công tác thẩm định cần phải chặt chẽ không nên chủ quan, bỏ sót các quy trình, CBTD phải nắm kỹ nghiệp vụ để đảm bảo an toàn vốn vay tránh rủi ro thấp nhất cho các khoản vay.

Rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM, nên rủi ro tín dụng dù xảy ra ở mức độ nào cũng ảnh hưởng đến ngân hàng. Rủi ro

tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng, giảm khả năng thanh toán, uy tín ngân hàng giảm, hạn chế sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng. Thực tế, quy trình cho vay của các ngân hàng đuợc xây dựng khá chặt chẽ và hạn chế hầu hết rủi ro. Vấn đề là rủi ro xảy ra thuờng do quy trình bị bỏ sót hoặc do nhân viên non kém nghiệp vụ không thẩm định, tìm hiểu kỹ luỡng. Nhiều ngân hàng chua thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp, hợp đồng thế chấp, không đuợc công chứng theo đúng quy định, bên thế chấp căn cứ vào điểm này để cho rằng hợp đồng thế chấp vô hiệu. Chính vì vậy ngân hàng cần hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất đặc biệt là rủi ro tín dụng. Các ngân hàng khi cho KH vay vốn luôn kèm theo những điều kiện nhất định, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, huớng dẫn của Thống đốc NHNN Việt Nam. Các quy định về an toàn tín dụng đuợc đặt ra nhằm bảo đảm các khoản tín dụng đuợc an toàn và có hiệu quả. Ngoài ra TCTD chỉ cho vay với mỗi KH trong một giới hạn nhất định (Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 thì tổng du nợ cho vay đối với một KH không đuợc vuợt quá 15% vốn tự có của TCTD).

Nợ xấu

Trong những năm qua tình hình kinh tế khó khăn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều trở ngại đã làm không ít KH mất khả năng chi trả các khoản vốn vay của ngân hàng, khiến nợ xấu của ngân hàng có xu huớng gia tăng. Thực tế, nợ xấu của các ngân hàng trong những năm qua tăng mạnh bên cạnh đó hoạt động sản xuất kinh doanh của KH đuợc dự báo còn khó khăn hơn, sẽ ảnh huởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng. Truớc nguy cơ nợ khó đòi các ngân hàng đang từng buớc cơ cấu lại du nợ. Truớc tình trạng thiếu hiệu quả trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cần tập trung nhiều nguồn lực cho công tác phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn, đồng thời thực hiện quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ,

26

bên cạnh đó cần phải tăng cường kiểm soát hiệu quả hoạt động tín dụng, xử lý nợ xấu, nợ quá hạn toàn hệ thống, nếu các chi nhánh vi phạm các quy định trong công tác tín dụng thì áp dụng các biện pháp kiểm soát đặc biệt, giảm hạn mức chỉ tiêu tín dụng, giảm hạn mức ủy quyền phán quyết... Một khi nợ xấu được kiểm soát thì tín dụng mới được cải thiện.

Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động

Theo Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN trong đó có nội dung: “ Hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn huy động quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 19/2010/TT-NHNN”

Sau khi Thông tư 22 được ban hành NHTM có thêm nguồn vốn cấp cho nền kinh tế. Với việc thêm nguồn vốn sẽ làm tăng thanh khoản cho NHTM, hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên cũng có những hệ lụy từ Thông tư 22:

Thứ nhất, nếu không kiểm soát tốt sẽ làm tăng lượng cung tiền gây áp

lực lạm phát.

Thứ hai, là rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với NHTM do việc tăng

cung tín dụng ra nền kinh tế nhưng lãi suất vẫn còn ở mức cao. KH đang trong giai đoạn khó khăn cần vốn để sản xuất kinh doanh nên chấp nhận vay vốn với lãi suất cao. Tuy nhiên khả năng trả nợ của KH còn bỏ ngõ do khó khăn đầu ra của KH trong khi chi phí đầu vào vẫn cao.

Thứ ba, chính là rủi ro thanh khoản: Mục tiêu của tỷ lệ cho vay trên

vốn huy động vốn là đảm bảo thanh khoản cho các NHTM. Nếu có tín hiệu cho thấy vốn cho vay ra quá nhiều, thanh khoản có vấn đề, nợ xấu quá hạn tăng lên nhưng lãi suất chưa giảm như mong đợi thì cần phải có can thiệp của NHNN để giảm thiểu rủi ro cho các NHTM.

Bản thân các NHTM cũng phải tính toán sao cho tỷ lệ này phù hợp để tránh rủi ro thanh khoản cho ngân hàng, bởi ngoài rủi ro thanh khoản nếu NHTM cho vay với tỷ lệ cao cũng sẽ làm tăng rủi ro tín dụng, điều này thể hiện rõ hơn trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn.

Đóng góp cho sự phát triển kinh tế

Giữa ngân hàng, KH và nền kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu như hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả sẽ giúp cho KH tiếp cận được các nguồn vốn vay của ngân hàng, từ đó KH sẽ đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, số lượng hàng hóa dịch vụ ngày càng gia tăng trong nền kinh tế và được người tiêu dùng đón nhận, góp phần tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự phát triển của nền kinh tế k éo theo sự phát triển của hệ thống ngân hàng và như thế một chu trình khép kín giữa ngân hàng, KH và nền kinh tế lại tiếp diễn. Hoạt động tín dụng hiệu quả sẽ tạo điều kiện công ăn việc làm cho người lao động, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, đời sống an sinh xã hội được nâng cao hơn. Theo đó, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, hệ thống NHTM với vai trò huyết mạch của nền kinh tế sẽ tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện theo hướng phát triển ổn định, bền vững, năng động, cung cấp đầy đủ và tiện ích trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế xã hội của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Giá trị thương hiệu

Nói đến thương hiệu của một DN thì phải nhắc đến văn hóa kinh doanh của DN đó. Văn hóa kinh doanh là toàn bộ những giá trị văn hóa được gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của DN, trở thành các giá trị, quan niệm, tập quán được biểu hiện thông qua các hoạt động của DN. Đối với hoạt động của các NHTM, thì việc xây dựng văn hóa kinh doanh có vai trò rất

28

quan trọng, đây chính là yếu tố cơ bản xây dựng nên thuơng hiệu cho một ngân hàng. Một ngân hàng đã khẳng định thuơng hiệu của mình sẽ giúp ngân hàng duy trì luợng KH truyền thống, đồng thời thu hút thêm các KH mới, các KH tiềm năng. Truớc đây, các NHTM nhà nuớc là chủ thể cung ứng dịch vụ ngân hàng chủ yếu nên vị trí, vai trò và mạng luới của các NHTM nhà nuớc là rất lớn. Đây là uu thế nổi trội của các NHTM nhà nuớc trong xây dựng thuơng hiệu, điều này giúp cho KH yên tâm hơn trong việc đi vay tại các NHTM nhà nuớc. Thực tế đã chứng minh là với một thuơng hiệu mạnh, KH sẽ có niềm tin với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, KH sẽ yên tâm và trung thành với sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp vì vậy tính ổn định về luợng KH hiện tại là rất cao. Hơn nữa thuơng hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị truờng mới, tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng quy mô và thu hút KH tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả KH của NHTM khác. Chính điều đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong môi truờng cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hệ thống NHTM.

1.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hệ thống kiểm tra,kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu 0378 giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh thừa thiên huế luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w