doanh ngân hàng
- Thứ nhất: quản trị rủi ro lãi suất giúp cho các ngân hàng chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn phù hợp nhằm hạn chế tổn thất.
Tầm quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất bắt nguồn từ thực tế là thiếu nó thì việc thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng sẽ bị giới hạn bởi mục tiêu lợi nhuận và rủi ro trong điều kiện biến động của thị trường. Chính việc quan tâm đến những tổn thất mà các ngân hàng có thể phải gánh chịu khi lãi suất thị trường biến động đã buộc các NHTM phải chủ động hơn việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn, hạn chế sự chênh lệch quá lớn về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ.
- Thứ hai: quản trị rủi ro lãi suất tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại.
Trong điều kiện cạnh tranh cho phép, ngân hàng nên coi rủi ro là một yếu tố chi phí cần phải tính đối với khách hàng. Vì vậy, quản trị rủi ro có liên
21
quan mật thiết đến việc định giá các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Sự nhận biết về các loại rủi ro là một yếu tố quan trọng để đưa ra mức giá phù hợp với khách hàng. Nếu không thực hiện tốt quản trị rủi ro lãi suất để làm cơ sở cho việc định giá chính xác, một ngân hàng sẽ giảm ưu thế cạnh tranh với các ngân hàng khác và điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
- Thứ ba: quản trị rủi ro lãi suất tạo cơ sở xác định mức vốn tự có cần thiết nhằm duy trì khả năng thanh toán của ngân hàng.
Thực tế cho thấy, nếu không có sự quan tâm thích đáng đến việc quản trị rủi ro lãi suất, không dự đoán được xu hướng biến động của lãi suất thì các ngân hàng có thể bị thiệt hại nặng nề từ loại rủi ro này. Nếu vốn tự có của ngân hàng không đủ lớn để bù đắp những tổn thất có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng mất khả năng thanh toán, cuối cùng dẫn đến tình trạng phá sản.