Quy trình quản trị rủi ro lãisuất

Một phần của tài liệu 0389 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thanh oai luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 41)

1.2.4.1. Nhận diện rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất có thể nhận biết bằng nhiều cách, song cách cơ bản nhất là xem xét kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ và mức độ biến động của lãi suất trên thị trường so với lãi suất mà ngân hàng kỳ vọng .

- Chênh lệch kỳ hạn:

Chênh lệch kỳ hạn sớm sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng, chẳng hạn nếu ngân hàng chủ yếu sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ đến thời điểm tất toán hợp đồng với khách hàng gửi tiền ngắn hạn, ngân hàng không thể huy động với lãi suất như trước mà phải đưa ra một mức lãi suất cao hơn để thu hút được lượng vốn để tái đầu tư vào tài sản có. Ngược lại, nếu ngân hàng chủ yếu sử dụng nguồn vốn huy động dài hạn để cho vay ngắn hạn, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất

22

đầu ra sẽ bị thu hẹp từ đó ảnh hưởng đến kết quả của doanh thu thuần từ lãi.

- Biến động lãi suất:

Chẳng hạn trong trường hợp ngân hàng đi vay theo lãi suất thả nổi để cho vay cố định, khi lãi suất thị trường có xu hướng tăng sẽ khiến cho chi phí trả lãi của ngân hàng tăng theo. Ngược lại, trong trường hợp ngân hàng huy động với lãi suất cố định và cho vay với lãi suất thả nổi, ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi mà lãi suất có xu hướng giảm.

Dựa vào những nhận biết này mà bộ phận quản trị rủi ro lãi suất xem xét bản chất và độ phức tạp của các sản phẩm và hoạt động của ngân hàng có liên quan. Từ đó, bộ phận quản trị rủi ro lãi suất có thể nhận dạng các nguồn chính gây nên rủi ro lãi suất và những tác động có thể của chúng. Sau đó, bộ phận quản trị rủi ro lãi suất sẽ đề ra các mô hình phù hợp để định lượng rủi ro lãi suất.

Việc sử dụng mô hình để định lượng rủi ro lãi suất phụ thuộc vào quy mô hoạt động; quy mô và cơ cấu của các tài sản nợ - tài sản có; hệ thống công nghệ thông tin mà ngân hàng sử dụng.

Qua các phân tích ở trên, rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro tiềm tàng và nguy hiểm nhất trong hoạt động quản lý tài sản - nguồn vốn của ngân hàng. Những thay đổi về lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và chi phí của ngân hàng. Chính vì vậy, để phòng ngừa rủi ro lãi suất, đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là áp dụng phương pháp hiện đại để lượng hóa rủi ro lãi suất. Các mô hình đo lường rủi ro lãi sất được sử dụng là:

1.2.4.2. Đo lường rủi ro lãi suất

Hệ thống đo lường RRLS phải có khả năng nhận biết tất cả các nguồn RRLS cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm

23

vi hoạt động của ngân hàng (nguồn giao dịch và phi giao dịch). Ngân hàng cũng cần ưu tiên tập trung vào các hạng mục RRLS chiếm đa số hơn. Các hệ thống đo lường RRLS cần có cách xử lý thận trọng hơn với những công cụ ảnh hưởng lớn đến tình trạng chung của ngân hàng mặc dù có thể không chiếm đa số

Ngân hàng có thể áp dụng kỹ thuật đo lường RRLS ở cả hai khía cạnh lợi nhuận và giá trị kinh tế. Mức độ có thể từ các tính toán đơn giản cho đến các kỹ

thuật mô phỏng tĩnh hoặc kỹ thuật mô phỏng phức tạp hơn để phản ánh tác động

trong tương lai và các quyết định kinh doanh. Hiện nay trên thế giới đo lường hay định lượng RRLS đã được thực hiện theo ba phương pháp: đo lường bằng biểu đồ độ lệch phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất, phân tích độ nhạy cảm của lãi suất và định lượng RRLS bằng giá trị có thể tổn thất VaR.

Các kỹ thuật mô phỏng đưa ra các giả định lãi suất trong tương lai từ đó phân tích tác động của chúng đối với các dòng tiền. Theo kỹ thuật mô phỏng tĩnh, các dòng tiền

chỉ được lấy từ bảng cân đối tài sản và các hạng mục ngoại bảng tại thời điểm hiện tại của ngân hàng. Kỹ thuật mô phỏng tính đến các giả định lãi suất trong tương lai và thay đổi tương ứng trong hoạt động của NH. NH cần phải dự tính các môi trường lãi suất trong tương lai và đo lường rủi ro đối với NH trong các môi trường đó bằng cách xác định các ảnh hưởng cụ thể đó. NH cần đưa ra những kịch bản và giả định và các kịch bản lãi suất cụ thể là khác nhau ở mỗi NH. Các NH cần có cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, mối liên hệ cơ bản giữa đường cong lợi tức và các mức lãi suất, ước tính các lãi suất được quản lý BLĐ sẽ thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi. Từ những giả định đó, NH thực hiện những kịch bản lãi suất đo lường RRLS. Những kịch bản này

24

lên một mức mới, hoặc “đoạn dốc lãi suất” nơi mà lãi suất tăng dần. NH có thể sử dụng đường cong lợi nhuận kiểu song song và không song song.

Nhìn chung, tùy thuộc vào mức độ phức tạp và phạm vi hoạt động của từng NH, các NH cần có các hệ thống đo lường RRLS để đánh giá được tác động của lãi suất lên hai khía cạnh lợi nhuận và giá trị kinh tế của tài sản/ nguồn vốn. Những hệ thống này là công cụ đắc lực đo lường chính xác mức độ rủi ro mà NH đang đối mặt và báo động ngay khi phát hiện sự vượt quá.

1.2.4.3. Giám sát rủi ro

Quản trị RRLS là một quá trình năng động. Đo lường RRLS của việc kinh doanh hiện tại chưa đủ, NH nên ước tính ảnh hưởng của việc kinh doanh mới lên rủi ro của nó. NH nên đánh giá lại các chiến lược hiện tại có phù hợp với hồ sơ rủi ro như dự tính của NH định kỳ. Ban quản lý cấp cao và NH nên có hệ thống báo cáo cho phép họ giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo rằng các mức độ đó nhất quán với các mục tiêu đã đề ra.

a) Chiến lược đánh giá rủi ro lãi suất

NH được quản lý tốt không những nhìn rủi ro phát sinh từ việc kinh doanh hiện tại mà còn nhìn vào các rủi ro có thể phát sinh từ tốc độ phát triển kinh doanh kỳ vọng. Trong phân tích thu nhập chịu rủi ro, NH có thể đặt ra các giả thuyết về loại và sự kết hợp các hoạt động kinh doanh cũng như khối lượng, việc đánh giá và kỳ đáo hạn của việc kinh doanh trong tương lai. Mặc dù các giả định kinh doanh mới giới thiệu các nhân tố chủ quan khác đến quá trình đo lường rủi ro, chúng còn giúp Ban điều hành NH dự đoán giá trị rủi ro trong tương lai. Khi kết hợp các giả định về việc kết hợp kinh doanh mới và thay đổi, Ban điều hành NH nên đảm bảo rằng các giả định đó thực tế đối với kịch bản lãi suất được đánh giá và có thể đạt tới qua chiến lược cạnh tranh và các chiến lược kinh doanh tổng thể.

25

b) Báo cáo rủi ro lãi suất

NH nên có một hệ thống hợp lý để báo cáo RRLS. Ban điều hành cấp cao của NH và HĐQT hay một ủy ban thuộc HĐQT nên có các báo cáo về hồ sơ RRLS của NH ít nhất theo quý. Báo cáo thường xuyên hơn sẽ thích hợp khi mức độ RRLS của NH cao hơn và khả năng xảy ra rủi ro thay đổi đáng kể. Những báo cáo này cho phép Ban điều hành cấp cao NH và HĐQT hay Ủy ban ALCO:

• Đánh giá mức độ và xu hướng của RRLS tích hợp.

• Đánh giá tính nhạy cảm của các giả định chính, là các giả định có liên quan đến dự thay đổi trong hình dạng đường cong lợi nhuận hay trong

tốc độ

của việc thanh toán khoản nợ vay trước hay rút tiến trước kỳ hạn.

• Đánh giá mối tương quan giữa các mức độ rủi ro và việc thực hiện. Khi Ban điều hành xem xét các chiến lược RRLS chính (bao gồm việc không

hành động) họ nên đánh giá tác động của rủi ro tiềm năng (một biến

động lãi

suất đảo chiều) ngược với tác động của thu nhập tiềm năng.

Thiết lập chuẩn mực báo cáo để giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo rằng các mức độ đó nhất quán với các mục tiêu đề ra. Đồng thời nâng cao hệ thống công nghệ thông tin NH nhằm đảm bảo dữ liệu truy xuất nhanh chóng để đảm bảo cho Ban điều hành có các quyết định kịp thời nhằm hạn chế RRLS.

c) Kiểm soát rủi ro

Cơ cấu giám sát rủi ro nội bộ của NH đảm bảo chức năng an toàn và hợp lý của tổ chức nói chung và quá trình quản trị RRLS nói riêng. Việc thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát hiệu quả, bao gồm sự tuân thủ các chuẩn

26

trách nhiệm đánh giá quy trình giám sát và kiểm soát rủi ro nên độc lập với chức năng kiểm tra. Các nhân tố chính của quá trình kiểm soát bao gồm kiểm tra, kiểm toán nội bộ và cấu trúc hạn mức rủi ro hiệu quả

d) Kiểm toán quá trình quản lý rủi ro lãi suất

NH cần kiểm tra và cập nhật mỗi bước của quá trình đo lường RRLS để đảm bảo tính trung thực và hợp lý. Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên bởi một số đơn vị trong tổ chức. Các kiểm toán nội bộ và bên ngoài cũng có thể kiểm tra quy trình của NH định kỳ. Các khoản mục một kiểm toán viên nên kiểm tra và cập nhật là:

• Sự thích hợp của hệ thống đo lường rủi ro NH cho thấy bản chất, tầm nhìn và sự phức tạp của hoạt động NH.

• Tính chính xác và toàn diện của dữ liệu nhập vào trong mô hình bao gồm việc xác minh số dư, các điều khoản hợp đồng, các công cụ chính, các

danh mục đầu tư, các đơn vị kinh doanh. • Tính hợp lý, hiệu lực của kịch bản và giả định.

• Hiệu lực của việc tính toán đo lường rủi ro: Tính hiệu lực của mô hình được kiểm tra bằng cách so sánh kết quả thực tế và kết quả dự báo. Khi đó,

NH sẽ so sánh thu nhập ròng dự kiến và thu nhập thực tế.

e) Hạn mức rủi ro

Hội đồng quản trị NH nên đặt ra hạn mức chịu đựng RRLS cho NH và truyền đạt cho BĐH cấp cao, căn cứ vào hạn mức rủi ro, BĐH nên thiết lập hạn mức rủi ro hợp lý để duy trì tình trạng rủi ro của NH trong mức chịu đựng do HĐQT đặt ra khi có sự thay đổi của lãi suất. Việc kiểm soát hạn mức đảm bảo trạng thái đó vượt quá hạn mức đặt ra trước sẽ nhận được sự chú ý đặc biệt của BĐH.

27

RRLS và dựa trên mức độ vốn, tình hình thu nhập và hạn mức chịu đựng rủi ro. Những hạn mức này nên phù hợp với quy mô, sự phức tạp và hiệu quả sử dụng vốn của NH và chỉ ra ảnh hưởng tiềm năng của những thay đổi lãi suất thị trường trong cả báo cáo thu nhập và giá trị kinh tế của vốn NH.

f) Hạn mức thu nhập chịu rủi ro

Hạn mức thu nhập chịu rủi ro được thiết lập để kiểm soát rủi ro của thu nhập được báo cáo trong tương lai dự kiến của NH theo thời gian và kịch bản lãi suất xác định. Các NH thường tính hạn mức thu nhập chịu rủi ro liên quan đến một trong những tài khoản mục tiêu sau: thu nhập lãi ròng (NII), thu nhập ròng dự phòng trước (PPNI), thu nhập ròng (NI) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS)

- Hạn mức vốn chủ sở hữu chịu rủi ro

Các hạn mức vốn chịu rủi ro của NH nên phản ánh quy mô và sự phức tạp của trạng thái cơ bản của nó

- Hạn mức Gap

Hạn mức Gap được thiết kế để giảm rủi ro tiềm năng đối với thu nhập NH

hay vốn từ các thay đổi trong lãi suất. Các hạn mức kiểm soát khối lượng hay số

lượng của sự mất cân bằng định giá trong một khoảng thời gian cho trước.

Một phần của tài liệu 0389 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thanh oai luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w