Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu 0401 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của CTY CP đầu tư phát triển hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 93)

động

kinh tế trong Công ty

Công tác hạnh toán kế toán và phân tích kinh tế đúng đắn kịp thời sẽ giúp

công ty tận dụng đuợc những lợi thế và cơ hội, giúp nâng cao hơn nữa doanh thu, lợi nhuận đồng thời nâng cao đuợc hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Phân tích tài chính giúp công ty đánh giá đuợc điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất phát từ tình hình đó để đua ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính trong tuơng lai bằng cách dự báo và lập ngân sách. Tuy nhiên để công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả thì cần phải tập trung nâng cao chất luợng công tác hạch toán kế toán và phải tìm kiếm đuợc nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy. Nguồn thông tin cung cấp bao gồm thông tin từ kế toán và thông tin bên ngoài.

_ Thông tin kế toán: Là số liệu của các báo cáo tài chính phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp dựa váo các số liệu này đua ra các quyết định kịp thời mang tính chiến luợc cho công tác quản lý của mình hoặc đua ra quyết định đầu từ cho các dự án phát triển công ty trong tuơng lại.

_ Thông tin bên ngoài: Công ty có thể thu thập thông tin bên ngoài từ nhiều luồng khác nhau nhu: báo, đài, các phuơng tiện thông tin đại chúng hay internet... Khi thu thập thông tin bên ngoài cần tổng hợp, phân loại và lựa

Sử dụng thông tin kế toán và thông tin bên ngoài để lập công tác kế hoạch hóa tài chính nhằm xác định nhu cầu vốn sử dụng thuờng xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của minh trong một khoảng thời gian nhất định, nhất là vốn tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Sử dụng thông tin bên ngoài để theo dõi giá thành của sản phẩm trên thị truờng, theo dõi giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để có chính sách thích hợp cho từng mặt hàng ở từng thời điểm khác nhau.

Mua thông tin chuyên ngành để phục vụ cho công tác lập dự báo cho kế hoạch sản xuất kinh doanh.

3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý

Nâng cấp và phát triển các phần mềm tin học phục vụ cho công tác quản lý tài chính của công ty, ưu tiên phát triển các phần mềm phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo thị trường như thị trường hàng hóa, thị trường tài chính tiền tệ để tăng tính cạnh tranh về vốn của công ty với các đối thủ.

Đầu tư phát triển cơ sở vật chất như các thiết bị máy tính, văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho hàng theo hướng hiện đại tránh lạc hậu. Rà soát lại danh mục tài sản, thiết bị quản lý đã lỗi thời, lạc hậu, hết giá trị sử dụng để đưa ra thanh lý, bán đấu giá để loại chúng ra khỏi danh mục tài sản hoặc đầu tư nâng cấp với những thiết bị, tài sản còn sử dụng được để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.

3.2.8 Một số giải pháp khác

Nâng cao công tác tài trợ tài sản ngắn hạn từ đó tiết kiệm chi phí sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Đưa ra chính sách bán hàng thích hợp để tăng doanh thu. Từ đó làm tăng vòng quay vốn lưu động, kéo theo làm giảm chi phí sử dụng vốn.

Sử dụng các công cụ mới như các quyền chọn bán được ( trade Options ), hợp đồng giao sau ( Futues ), hoán đổi ( swap ), và hợp đồng kỳ hạn (

Forward ) vào công tác quản lý tài chính nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

Là một công ty thuơng mại công ty cần phải quảng bá hoạt động của công ty hơn nữa, bằng cách lập website riêng để quảng bá những hình ảnh, cũng nhu giới thiệu về những sản phẩm của Công ty để thu hút thêm lượng khách hàng, mở rộng thị trường, tập khách hàng, bên cạnh đó sẽ ngày càng nâng cao hơn nữa doanh thu, lợi nhuận của Công ty đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty.

Công ty cần phải trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi hoặc lập ra các quỹ để khuyến khích, tặng thưởng cho những cán bộ, công nhân viên có kết quả lao động cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của công ty. Để tạo động lực cho cán bộ công nhân viên hăng say hơn nữa trong lao động sản xuất.

Tìm nguồn cung ứng hàng hóa ổn định, thích hợp. Công ty nên lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, hàng hóa và phù hợp với tình hình khả năng thanh toán của công ty mình.

3.3. CÁC KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ

Cần đưa ra các chính sách, biện pháp hợp lý tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả cao hơn.

Nhà nước cần có những chính sách vĩ mô đúng đắn hợp lý tạo môi trường kinh tế ổn định, các chính sách như:

* Hỗ trợ về vốn:

Các ngân hàng cần giảm bớt và rút gọn các thủ tục giấy tờ khi công ty cần vay vốn. Có như vậy thì công ty mới có thể chủ động về vốn kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và có điều kiện mở rộng thị trường hơn nữa.

Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng là lãi suất và điều kiện thanh toán. Các ngân hàng trước khi quyết định cho vay thì đếu đòi hỏi phải đáp ứng được một điều kiện nào đó, đòi hỏi phải có thế chấp, có tài sản đảm bảo. Doanh nghiệp thì không thể đáp ứng ngay được

những đòi hỏi và yêu cầu của doanh nghiệp trong thời gian ngắn, doanh nghiệp thì cần huy động một luợng vốn lớn, nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Các ngân hàng xem xét lại các thủ tục cho vay phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ các doanh nghiệp.

* Thủ tục hành chính:

Nhà nuớc cần đẩy nhanh tốc độ cải cách hành chính, ban hành các quy định hành chính thuận tiện, rõ ràng, đơn giản, gọn nhẹ nhằm giảm bớt chi phí và thời gian cho các thủ tục hành chính.

+ Với những TSNH đang trong thời gian chờ thanh lý, nhà nuớc cần cho trích khấu hao các khoản này để đảm bảo bảo toàn vốn của doanh nghiệp.

+ Nhà nuớc xây dựng môi truờng pháp luật nghiêm minh, công bằng sẽ tạo ra sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ các tiêu cực nhu: trốn thuế, tham nhũng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường, ban hành đồng bộ và thống nhất hệ thống pháp luật, cần sửa đổi bổ sung những luật cũ, ban hành luật mới sao cho phù hợp với tình hình kinh tế cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn, phù hợp với loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Nhà nước cần có những dự báo xu thế biến động khách quan từ môi trường kinh doanh bên ngoài như: giá cả, tỷ giá, giá vàng,...từ đó giúp các doanh nghiệp nắm bắt thông tin kịp thời, xử lý và chuẩn bị các phương án kinh doanh một cách chủ động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Nhà nước cần điều hành linh hoạt thận trọng chính sách tiền tệ để kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đối với nền kinh tế, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, đảm bảo khả năng an toàn thanh toán hệ thống ngân hàng phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.Tăng cường phối hợp giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, kiểm soát tiền tệ, lạm phát.

Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và internet. Mở rộng thị truờng công nghệ tin học.

3.3.3. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Cần tạo điều kiện cho công tỷ cổ phần đầu từ phát triển hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ ( CSECO ) nhanh chóng tham gia thị truờng chứng khoán để có điều kiện thu nguồn vốn đầu tu của các đối tác lớn trong và ngoài nuớc để mở rộng quy mô sản xuất, góp phần mang lại lợi ích cho thành phố.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ tầm nhìn, sứ mệnh của công ty cổ phần Đầu tu và Phát triển HTX và DNN (CSECO) trong thời gian đó, để đạt đuợc những mục tiêu đó thì hoạt động kinh doanh cần phải đuợc đẩy mạnh, trong đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần Đầu tu và Phát triển HTX và DNN (CSECO) cần phải đuợc uu tiên hàng đầu. Trên phuơng châm đó, chuơng 3 của luận văn tác giả đã đua ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn có vai trò hết sức quan trọng của doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Hợp Tác Xã và Doanh Nghiệp Nhỏ (CSECO) nói riêng.

Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn góp phần nâng cao công tác quản lý tài chính, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng không phải là vấn đề giải quyế ngày một ngày hai mà là mục tiêu phấn đấu lâu dài của công ty. Trong những năm qua công ty đã có rất nhiều cố gắng, tích cực vươn lên trong sản xuất kinh doanh, làm ăn có lãi. Nhưng gặp phải không ít khó khăn về việc sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho có hiệu quả. Việc ngiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Hợp Tác Xã và Doanh Nghiệp Nhỏ (CSECO) trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Với phương pháp nghiên cứu khoa học được kết hợp giữa lý thuyết và thực tế chuyên đề đã đóng góp những vấn đề sau:

1. Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về tài sản ngắn hạn và cách phân loại tài sản ngắn hạn làm cơ sở đưa ra biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả

tài sản

ngắn hạn.

2. Làm sáng tỏ những luận cứ khoa học và thực tiễn về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Hợp

Tác Xã

3. Đánh giá, phân tích thực trạng hiệu quả tài sản ngắn hạn của công ty Cổ Phần Đầu Tu và Phát Triển Hợp Tác Xã và Doanh Nghiệp Nhỏ (CSECO)

một cách trung thực, khách quan. Rút ra những kết quả đạt đuợc và

những tồn

tại cần khắc phục. Đây là những vấn đề quan trọng làm cơ sở cho việc

đua ra

các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty.

4. Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính thiết thực để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, góp phần thúc đẩy mục tiêu phát triển của công

ty Cổ Phần Đầu Tu và Phát Triển Hợp Tác Xã và Doanh Nghiệp Nhỏ (CSECO) theo kế hoạch đã đề ra.

5. Đua ra một số kiến nghị có tính thực tiến nhàm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Cổ Phần Đầu Tu và Phát Triển

Hợp Tác Xã và Doanh Nghiệp Nhỏ (CSECO).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính thường niên của công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển HTX và DNN (CSECO) các năm 2013 - 2015.

2. PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, TS Nghiêm Thị Hà (2009), Giáo trình

Phân tích tài chính doanh nghiệp lý thuyết và thực hành, NXB Tài

Chính, Hà Nội.

3. Ts. Phạm Văn Được, Đặng Thị Kim Cương (2007), Phân tích hoạt

động kinh doanh, NXB Thống Kê, Hà Nội.

4. PGS. TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2007), Tài chính

doanh nghiệp, NXB Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị ngọc Trang (2007), Phân

tích tài chính, NXB Lao Động - Xã Hội, Hà Nội.

6. PGS. TS Trương Bá Thanh, TS. Trần Đình Khôi Nguyên (2009),

Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh Phần II, NXB Đại học

Đà Nang, Đà Nang.

7. PGS.TS. Lê Văn Tâm, PGS.TS. Ngô Kim Thanh (2008), Giáo trình

Quản trị doanh nghiệp, NXB Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Ts. Lê Thị Xuân (2013), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Dân Trí

9. Ts. Lê Thị Xuân (2015), Tài chính doanh nghiệp, NXB Bách Khoa, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0401 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của CTY CP đầu tư phát triển hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w