Những nhân tố tác động đến sự hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong

Một phần của tài liệu 0061 giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong mô hình giao dịch một cửa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thủ đô luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 53 - 100)

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.3.3. Những nhân tố tác động đến sự hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong

chặt

chẽ để không sử dụng sai mục đích.

Tóm lại, hoạt động ngân hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ phức tạp, có quy mô lớn và nhiều rủi ro nên việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên các giao dịch, nghiệp vụ, hoạt động, phòng ban chính là để đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả và an toàn cao. Khi ứng dụng mô hình giao dịch một cửa, các NHTM phải đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro hơn và hoạt động kiểm soát càng trở nên quan trọng.

1.3.3. Những nhân tố tác động đến sự hoàn thiện kiểm soát nội bộtrong trong

mô hình giao dịch một cửa

1.3.3.1. Nhân tố khách quan

về pháp lý

Ngành tài chính ngân hàng từ lâu đã được coi là huyết mạch của nền kinh tế nên các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có tác động lớn tới hoạt động kinh tế - xã hội mỗi quốc gia. Để đảm bảo sự ổn định của hoạt động kinh tế - xã hội, các quốc gia phải quản lý chặt chẽ hệ thống ngân hàng thông qua luật pháp. Những thay đổi trong chính sách pháp luật của nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ, đổi mới công nghệ ngân hàng nói riêng.

Cần phải tạo lập hành lang pháp lý vững chắc cho các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, đặc biệt là các nghiệp vụ ngân hàng sử dụng chứng từ điện tử, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ điện tử.. .Sự thống nhất, đồng bộ của các văn bản pháp luật và các quy định của chính phủ, ngân hàng nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa cũng

44

về công nghệ

Mô hình giao dịch một cửa dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phụ thuộc rất nhiều vào các phần mềm giao dịch, tốc độ đường truyền, hệ thống mạng...

Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học trong nước sẽ tạo ra những phần mềm giao dịch phù hợp với điều kiện hoạt động của các NHTM Việt Nam hơn so với những phần mềm mua của nước ngoài, nâng cao khả năng quản trị mạng, hoàn thiện hệ thống đường truyền từ đó cho phép các ngân hàng có đủ điều kiện hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa của mình và phát triển thêm nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại mới.

Sự hoàn thiện của mô hình giao dịch một cửa và đi vào ổn định cũng sẽ giúp cho quy trình hoạt động kiểm soát nội bộ được thực hiện đầy đủ và hiệu quả hơn. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi sự đổi mới không ngừng trong phương pháp kiểm soát và trình độ của kiểm soát viên để theo kịp sự phát triển về công nghệ phần mềm mới áp dụng trong mô hình giao dịch hiện nay.

về khách hàng

Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng và đa dạng. Họ luôn có xu hướng tìm đến ngân hàng có thể phục vụ và cung cấp cho họ những sản phẩm dịch vụ tốt nhất. Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình là vô cùng quan trọng. Đối với khách hàng, ngoài mối quan tâm về sản phẩm dịch vụ, họ còn quan tâm đến cách thức làm việc, cách cung ứng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Chất lượng của sản phẩm, thời gian giao dịch với ngân hàng, phong cách phục vụ, kỹ năng giao tiếp của nhân viên và chính sách chăm sóc khách hàng, các chương trình khuyến mại, quay số trúng thưởng của ngân hàng sẽ là những yếu tố để khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn ngân hàng tốt nhất cho riêng mình.

45

1.3.3.2. Nhân tố chủ quan

Chiến lược kinh doanh

Việc ngân hàng xây dựng chiến lược kinh doanh triển khai mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp và đáp ứng những yếu tố khách quan sẽ tạo ra cho ngân hàng được những lợi thế ban đầu, tạo được hệ thống thanh toán hiệu quả, thu hút khách hàng từ đó nâng cao được thị phần của mình trên thị trường. Địa bàn hoạt động cũng là yếu tố quan trọng. Hầu hết ở những chi nhánh nơi công nghệ thông tin chưa phát triển thì việc áp dụng các mô hình kế toán giao dịch mới thay thế cho mô hình cũ là vô cùng khó khăn. Do vậy, ngân hàng phải chú ý đồng bộ hóa hệ thống ngân hàng của mình để tạo thuận lợi cho việc thanh toán. Ngân hàng phải luôn chú ý đến đội ngũ cán bộ chuyên môn cao, công nghệ ngân hàng hiện đại và nguồn lực tài chính đủ lớn để nâng cấp cho hệ thống kế toán.

Tóm lại, ngân hàng phải có chiến lược kinh doanh tổng thể, đồng bộ để luôn đạt được sự phát triển bền vững.

To chức bộ máy

Muốn hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa thì phải hoàn thiện tổ chức bộ máy ngân hàng. Điều đó thể hiện ở việc tạo ra một bộ máy tinh giảm, gọn nhẹ, các bộ phận có tính chuyên môn hóa cao, không chồng chéo, đồng thời phải tạo ra năng suất lao động cao nhất, có ưu thế mới giảm chi phí cho việc vận hành mô hình giao dịch một cửa, tăng khả năng thực hiện giao dịch... Đồng thời phải tăng cường các chốt kiểm soát nhằm kiểm tra tính chính xác của các nghiệp vụ, tránh sai sót nhầm lẫn cả vô tình và cố ý. Các chốt kiểm soát phải được cài đặt sao cho không gây cản trở cho quá trình giao dịch, nhưng có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng gian lận hay nhầm lẫn, hạn chế được rủi ro, nâng cao uy tín cho ngân hàng.

46

Văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh doanh là một khái niệm quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động NHTM nói riêng. Văn hóa kinh doanh hay văn minh thương mại là cách ứng xử với đối tác, với khách hàng của mình trong giao dịch hiện đại sao cho thỏa mãn mục đích của cả hai bên. Văn hóa ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa bởi đó là yếu tố tác động trực tiếp tới tâm lý khách hàng, tạo ấn tượng về phong cách giao dịch cho khách hàng. Nếu ngân hàng tạo được một phong cách giao dịch văn minh lịch sự, tạo được sự tin cậy và thoải mái cho khách hàng sẽ tăng cường mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, duy trì khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng tương lai, đồng thời tiếp nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng để tiếp tục hoàn thiện mô hình giao dịch.

Ớ các ngân hàng Việt Nam, đây là một phạm trù mới được quan tâm trong những năm gần đây, đặc biệt là từ giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Giao dịch viên là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên văn hóa kinh doanh là vấn đề luôn phải được chú ý.

Nguồn lực của ngân hàng

- Tài chính

Đây là vấn đề quan trọng của mỗi ngân hàng khi ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động của mình. Đe có được hệ thống kế toán hiện đại với công nghệ cao đòi hỏi chi phí lắp đặt và vận hành lớn. Việc nâng cao mô hình kế toán đòi hỏi sự nghiên cứu và tìm tòi cũng không tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra. Do vậy việc đầu tư là vô cùng tốn kém nên nguồn lực tài chính là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự đổi mới phương thức và mô hình của kế toán giao dịch trong mỗi ngân hàng.

Một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh đó là một điều kiện rất thuận lợi

47

là mô hình ứng dụng công nghệ hiện đại. Do đó đòi hỏi phải được trang bị đầy đủ

về cơ sở vật chất cũng như con người. Tất cả những điều kiện đó đều cần có vốn

đầu tư. Vốn đầu tư lớn ngân hàng sẽ có được sự chủ động trong việc hợp tác với

các nhà thầu, có trụ sở khang trang sạch đẹp, máy móc thiết bị hiện đại, tuyển dụng và đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao, nghiên cứu phát triển nhiều

sản phẩm dịch vụ mới,... sớm hoàn thiện mô hình giao dịch của mình.

- Nhân lực

Bên cạnh yếu tố tài chính, nguồn nhân lực cũng là yếu tố tác động đến hoạt động kế toán trong ngân hàng. Nhân viên ngân hàng là người trực tiếp vận hành, người tạo ra sản phẩm dịch vụ ngân hàng và cũng là người sáng tạo và phát triển các phần mềm mới phù hợp hơn, các sản phẩm mới có nhiều tính năng, hiện đại hon...Trong quá trình vận hành, họ sẽ thấy được những hạn chế của phần mềm giao dịch, các quy trình giao dịch, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thời gian giao dịch, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý hay khắc phục. Nhân viên có trình độ càng cao càng có khả năng thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, ít sai sót nhầm lẫn, vận hành thông suốt các hệ thống ứng dụng. Bên cạnh đó, quá trình hoàn thiện mô hình giao dịch một

48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hệ thống KSNB có một vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của một ngân hàng. Nó giúp cho ngân hàng có thể vận hành hiệu quả trên mọi lĩnh vực hoạt động. Cùng với sự phát triển của xã hội và kỹ thuật hiện đại, rủi ro ngày càng phát sinh với mức độ đa dạng hơn, phức tạp hơn. Do vậy, việc không ngừng hoàn thiện hệ thống KSNB luôn là vấn đề bức thiết cho các ngân hàng cùng với việc mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chương 1 đã khái quát hóa lý luận chung về kiểm soát nội bộ, đặc biệt tập trung trình bày về kiểm soát nội bộ trong mô hình giao dịch một cửa qua đó chỉ ra được sự cần thiết của kiểm soát nội bộ trong mô hình giao dịch một cửa. Những vấn đề lý luận trình bày trong chương 1 sẽ làm cơ sở để đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ trong mô hình giao dịch một cửa tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô ở chương 2.

49

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG MÔ HÌNH GIAO DỊCH MỘT CỬA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỦ ĐÔ

2.1. Khái quát chung về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển

Nông thôn Thủ Đô

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thủ Đô

Từ cái tên sơ khai: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, với chức năng là một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn đến cái tên: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 - NHNN và thực sự là một ngân hàng thương mại đa năng, là doanh nghiệp hạng đặc biệt, một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn trên tinh thần “Đẩy mạnh công nghiệp hóa - Hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội”.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/11/1996, Thống đốc NHNN đã ký quyết định số 280/QĐ - NHNN, đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt theo mô hình Tổng công ty 90, hoạt động theo luật các TCTD và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

50

phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Để thực hiện mục tiêu này trung tâm điều hành quyết định thành lập một số chi nhánh mới ở các thành phố lớn, nhằm thu hút vốn, chiếm lĩnh thị phần và phục vụ cho các doanh nghiệp chế biến nông sản ở thành thị. Các chi nhánh này sẽ được tổ chức theo mô hình hiện đại trên thế giới, được trang bị công nghệ tiên tiến để có thể cạnh tranh trong địa bàn hoạt động của mình.

Quyết định số 146/QĐ/HĐQT-TCCB của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ban hành ngày 29/03/2008 về việc điều chỉnh Chi nhánh NHNo&PTNT Bùi Thị Xuân (sau này đổi tên là Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô) phụ thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Tây H à Nội về phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Đây là dấu mốc thời gian quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô.

Ngày 25 tháng 11 năm 2008 Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ban hành quyết định số 1445/QĐ/HĐQT-TCCB, chính thức đổi tên Chi nhánh NHNo&PTNT Bùi Thị Xuân thành Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô. Trụ sở chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô đặt tại 91 Phố Huế, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Phạm vi hoạt động chủ yếu là quận Hai Bà Trưng và các quận nội thành Hà Nội khác.

Cùng với sự phát triển không ngừng của hệ thố ng NHNo&PTNT Việt Nam, sự ra đời của Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô là một bước đi đúng đắn, vừa là sự phát triển cần thiết từ một Chi nhánh loại III nâng cấp lên chi nhánh loại II, vừa để đáp ứng chiến lược phát triển mạng lưới để chiếm lĩnh thị phần, đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Là một Ngân hàng được thành lập chưa lâu nên quy mô hoạt động còn nhỏ, nhân sự còn hạn chế, bởi vậy phương châm hoạt động của Ngân hàng

51

là gọn nhẹ, ho ạt động hiệu quả và an toàn. Chính phương châm này đã giúp Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thủ Đô tự hoàn thiện mình, tiếp thu thực tế, trau dồ i kinh nghiệm, hoạt động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh doanh có lãi.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thủ Đô

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Thủ Đô

Ban lãnh đạo Chi nhánh Thủ Đô gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc phụ trách 3 mảng công việc khác nhau, cụ thể:

Giám đốc: phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, chiến lược kinh doanh, công tác đối ngoại, phát triển nguồn vốn của cả Chi nhánh.

52

Phó Giám đốc 1: phụ trách công tác Tín dụng Hội sở và của các Phòng giao dịch trực thuộc, kế hoạch tổng hợp, kiểm tra kiểm soát nội bộ, công tác đối ngoại, phát triển nguồn vốn của Chi nhánh.

Phó Giám đốc 2: phụ trách công tác tài chính, kế toán, kho quỹ, chi tiêu nội bộ và hành chính, kiểm tra kiểm soát nội bộ, công tác đối ngoại, phát triển nguồn vốn của Chi nhánh.

Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô hiện có 05 phòng nghiệp vụ và 04 phòng giao dịch trực thuộc. Cụ thể:

Các phòng nghiệp vụ gồm: - Phòng Kế toán Ngân quỹ - Phòng Kế hoạch Kinh doanh - Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ - Phòng Dịch vụ - Marketing - Phòng Hành chính Nhân sự Các phòng giao dịch gồm có:

- Phòng GD Bùi Thị Xuân có trụ sở tại 40 Bùi Thị Xuân - đi vào hoạt động từ ngày 27 tháng 11 năm 2008.

- Phòng GD Hai Bà Trưng đặt tại 126 Hai Bà Trưng, được điều chỉnh từ phụ thuộc Sở giao dịch NHNo&PTNT VN sang phụ thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô theo QĐ 82/QĐ/NHNo-TCCB ngày 21/1/2009. - Phòng GD Số 8 tại 59E2 tập thể đại học Thương mại được thành lập

theo Quyết định số 1169/QĐ/NHNo - TCCB ngày 26/06/2008. - Phòng GD Số 9 tại 18 Ngô Quyền - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0061 giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong mô hình giao dịch một cửa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thủ đô luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 53 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w