Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu 0071 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 108 - 113)

I Tồng nguồn vốn (tỳ đồng)

i. Nhận biết rủiro tín dụng tại ngân hàng

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh doanh chưa ổn định

Nguyên nhân từ phía môi trường, chính sách kinh tế và công tác giám sát từ xa của NHNN: các định hướng phát triển của Nhà nước thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN về cho vay, bảo đảm tiền vay, xử lý nợ xấu... còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế, đổi mới và chỉnh sửa bổ sung còn chậm. Quy chế cho vay của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng có điểm quy định thiếu cụ thể, nên khi triển khai thực hiện còn vướng mắc, còn nhiều cách hiểu khác nhau dễ dẫn đến rủi ro. Các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp.

Quy trình phát mại tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất còn phức tạp, đất thế chấp nhưng ngân hàng tự định đoạt được mà phải xin ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn hoặc phải khởi kiện ra tòa. Pháp luật chưa ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý về thẩm quyền của người cho vay hoặc cơ quan chức năng trong việc phát mại tìa sản thế chấp, cầm cố. chưa có cơ chế cưỡng bắt buộc người vay vốn có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng xử lý, khi không có khả năng trả nợ. Điều này dẫn đến tình trạng khách hàng trây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà ngân hàng chưa thu hồi được.

Luật doanh nghiệp nhà nước chỉ mới quy định doanh nghiệp đươc dùng tài sản nhà nước để chấp nhưng việc xử lý tài sản để thu hồi nợ khi doanh nghiệp không trả được nợ vay thì không quy định.

Pháp lệnh thống kê đến nay đã bộc lộ nhiều thiếu sót, do chưa thực sự xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm pháp lệnh. Thủ tục khởi kiện của ngân

95

hàng còn rườm rà. NHNN chưa khắc phục được công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ (tức là duy trì hoạt động phân tích và giám sát liên tục qua mạng máy tính đối với tất cả các TCTD trong hệ thống ngân hàng). Mặt khác, cũng giống các NHTM khác ngân hàng chưa quen trao đổi thông tin về tình hình khách hàng cho các ngân hàng bạn bởi lý do cạnh tranh nên đến nay hệ thống thông tin tại trung tâm tín dụng NHNN (CIC) chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay là các doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ báo cáo tài chính, bản thân họ không thấy tầm quan trọng của báo cáo tài chính nên việc lập ra các báo cáo tài chính gửi ngân hàng không bài bản. Các báo cáo tài chính gửi ngân hàng có chất lượng kém thể hiện ở hai mặt: thiếu thông tin và sai lệch thông tin. Thông tin thiếu sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng của khách hàng, cán bộ ngân hàng phải đến tận doanh nghiệp để xác minh lại thông tin, gây mất thời gian. Ngoài ra rất ít doanh nghiệp hiện nay phát hiện sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của những doanh nghiệp này. Hệ quả là việc đưa ra phán quyết tín dụng đôi khi không chính xác.

Nguyên nhân từ phía tài sản bảo đảm: tài sản bảo đảm từ các khoản vay của ngân hàng thường là bất động sản hay là các phương tiện vận tải. Nguy cơ về biến động giá cả trên thị trường, khó phát mại tài sản, tài sản giảm giá trị hay thay đổi hiện trạng,... cũng gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Chính sách của ngân hàng nhà nước

Mặc dù đã có những động thái để tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM, song đến nay vẫn chưa có một hướng dẫn, quy định cụ thể nào về vấn đề này. THÔNG TƯ Số: 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro ra đời từ năm 2013 chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các NHTM thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng. Trong đó, theo quy định tại điều 5 & điều 6, các NHTM bắt buộc phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên, một số ngân hàng thương mại lớn cũng đã xây dựng được cho mình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Song như một tư duy phổ biến, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng xây dựng trong thời gian vừa qua chủ yếu là để

phục vụ công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. Trong khi đó, những chức năng cơ bản khác của hệ thống này như hỗ trợ quyết định tín dụng, định giá khoản vay,xây dựng hạn mức chưa được quan tâm khai thác triệt để. Đó là chưa kể đến hiệp ước Basel II ra đời từ năm 2003, nhưng những nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của nó cũng được ngân hàng nhà nước đề cập trong các văn bản quy định. Các NHTM Việt Nam chưa có lộ trình cho việc phát triển hệ thống quản lý rui ro theo Basel II. Nguyên nhân của việc chậm trễ này một phần là do hệ thống ngân hàng Việt Nam còn đang phát triển ở mức thấp so với thế giới. Do đó, việc áp dụng ngay tức khắc những chuẩn mực này có thể là không khả thi. Tuy nhiên, NHNN cũng cần đưa ra những hướng dẫn, làm bước chuẩn bị cho các NHTM trong việc từng bước tiến tới chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro.

Một số quy định về đảm bảo tiền vay và tài sản bảo đảm thiếu văn bản hướng dẫn rõ ràng:

- Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 và Nghị định 85/2002-NĐ- CP ngày 25/10/2002 của Chính Phủ: Theo điều 12 chưa quy định về giữ giấy

tờ đối

với tài sản không có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Ví dụ như dây chuyền máy

móc thiết bị, máy thi công, xe oto, phương tiện vận chuyển... nhưng cho đến nay

Chính phủ vẫn chưa có bổ sung và hướng dẫn cụ thể về vấn đề trên.

- Đăng ký giao dịch bảo đảm bắng bất động sản: Trước khi có Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 ra đời việc đăng ký giao dịch đảm bảo được

thực hiện theo Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/03/2000 của Chính Phủ và

thông tư liên tịch số 03/2003/TTLT-BTP-BTNMT ngày 04/07/2003 của Bộ tư pháp

- Bộ tài nguyên và mô trường. Khi NĐ 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 ra đời

97

định đoạt tài sản của hộ gia đình. Tại khoản 2 điều 109 của Bộ luật dân sự quy định:

“Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý” . Quy định này khi áp dụng vào giao dịch bảo đảm có thể phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau.

Với thực trạng quản trị rủi ro tín dụng còn thiên về nhất thời, ngắn hạn mà thiếu tính bền vững, lâu dài, thiên về xử lý hậu quả mà tính phòng ngừa chua cao, thiền về các yếu tố định tính mà chua có khả năng luợng hóa cụ thể rủi ro hiện tại, có thể thấy, để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro tín dụng nói chung, NHCT sẽ phải hoàn thành những buớc đi cải tổ mạnh mẽ hơn nữa để xây dựng và cơ cấu lại toàn bộ khuôn khổ và hạ tầng quản trị rủi ro tín dụng hiện thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chuơng 2, luận văn đã là rõ một số vấn đề sau đây:

- Phân tích và nêu lên tổng quan hoạt động của NHTMCP Công Thuơng Việt Nam và khẳng định đây là là NHTM có quy mô lớn nhất về nhiều mặt, đặc

biệt là

hoạt động tín dụng

- Nêu lên thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP Công Thuơng Việt Nam trên nhiều góc độ khác nhau từ quy trình, quy chế quản trị tín dụng, đến

phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, thực hiện phân cấp phân

quyền tín

dụng và một số nội dung liên quan

- Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công Thuơng Việt Nam, luận văn cho rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung, tín

dụng nói

riêng của ngân hàng không ngừng bền vững và nâng cao, mô hình quản trị rủi

- Nguyên của những hạn chế chủ yếu là từ chủ quan NHTMCP Công Thuơng Việt Nam, tập trung ở nhận thức, tu tuởng chỉ đạo. Đồng thời có nhiều nguyên nhân khách quan từ môi truờng pháp lý, diễn biến kinh tế vĩ mô, điều hành và quản lý của NHTMCP Công Thuơng Việt Nam.

Từ những hạn chế và các nguyên nhân đuợc phân tích trên, sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất các định huờng, giải pháp, kiến nghĩ đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chuơng 3.

99

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu 0071 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w