Kiểm soát chất lượng tín dụng trong điều kiện suy thoái kinh tế

Một phần của tài liệu 0080 giải pháp kiểm soát và duy trì chất lượng tín dụng của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận thanh xuân hà nội trong điều kiện suy thoái nền kinh tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 38)

- Những nhân tố bất khả kháng

1.3. Kiểm soát chất lượng tín dụng trong điều kiện suy thoái kinh tế

1.3.1. Suy thoái kinh tế

Có nhiều định nghĩa khác nhau về suy thoái kinh tế, cụ thể:

- Theo kinh tế học vĩ mô thì suy thoái kinh tế là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội.

- Theo cơ quan nghiên cứu quốc gia của Hoa kỳ thì: Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế của cả nước, kéo dài nhiều tháng. Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như: việc làm, đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kì suy thoái đi liền với hạ giá cả (giảm phát) hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm. Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài gọi là khủng hoảng kinh tế.

1.3.2. Tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng tín dụng trong điều kiện

nền kinh tế bị suy thoái.

Nền kinh tế bị suy thoái tác động đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực và doanh nghiệp. Trong bất kì trường hợp nào của nền kinh tế bị suy thoái (giảm phát hoặc lạm phát) đều khiến người tiêu dùng trên thế giới cắt giảm chi tiêu đối với cả mặt hàng thiết yếu và mặt hàng không thiết yếu. Sự cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng khiến khả năng xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp giảm gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong sản xuất kinh doanh đồng thời cũng dẫn đến việc lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp, đây chính là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của ngân hàng tăng. Trước tình hình đó, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tăng cường công tác kiểm soát chất lượng tín dụng. Làm tốt công tác kiểm soát chất lượng tín dụng có vai trò quan trong đối với nền kinh tế cũng như bản thân ngân hàng, cụ thể:

*/ Đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội

Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế. Việc kiểm soát chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng

- Giúp ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán từ đó làm tăng vòng quay vốn trung gian (với một khối lượng tiền như cũ, có thể số quay vốn lớn

hơn), tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng

tiền.

- Chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian: Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa sản xuất và tiêu

dùng, tín

dụng góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế. Tăng cường kiểm soát chất lượng

sẽ giúp định hướng được những giải pháp để giải quyết những rủi ro phát

sinh và

tạo điều kiện cho nâng cao chất lượng tín dụng giải quyết được các mối

quan hệ

cung cầu về vốn trong nền kinh tế.

- Kiểm soát tốt chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế giảm phát hoặc lạm phát, thực hiện tốt các chính sách tiền tệ: Bằng cách sử dụng linh hoạt các chính

sách tiền tệ như thắt chặt tiền tệ trong giai đoạn lạm phát tăng cao và nới lỏng

chính sách tiền tệ để có thể thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và chủ động

ngăn ngừa nguy cơ suy thoái kinh tế cụ thể như: kịp thời điều chỉnh giảm

lãi suất

cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc để tạo điều

theo chiều hướng của nền kinh tế. Muốn tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi nền kinh tế bị suy thoái thì các NHTM phải có những điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cơ cấu tín dụng phù hợp với các chính sách của Đảng, Nhà nước bên cạnh đó là đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng bảo đảm đáp ứng có hiệu quả các nhu cấu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởn g hợp lý. Việc kiểm soát tốt chất lượng tín dụng giúp ngân hàng: Giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh doanh; Tăng khả năng cung ứng dịch vụ và tăng vòng quay vốn tín dụng; Tăng khả năng sinh lời, giảm chi phí dịch vụ, chi phí quản lý và các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay và yêu cầu kiểm tra tối thiểu; Cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế và lực cho ngân hàng trong cạnh tranh; Tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng vì nó cho phép ngân hàng có những khách hàng truyền thống và các khoản lợi nhuận lớn để bổ sung vốn đầu tư; Làm cơ sở để tăng thu nhập, cải thiện đời sống và ổn định việc làm cho cán bộ, công nhân viên chức trong các NHTM...

Với ý nghĩa và vai trò đó, việc củng cố và kiểm soát chất lượng tín dụng tại các NHTM trong giai đoạn chống suy thoái hiện nay là sự cần thiết vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng.

1.3.3. Nội dung của kiểm soát chất lượng tín dụng

Công tác kiểm soát chất lượng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong sự nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng vì vậy ngân hàng cần phải kiểm tra, kiểm soát một cách kịp thời để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát bao gồm:

+ Kiểm tra chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến khoản vay. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có thể nắm bắt được các rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản vay liên quan đến sự an toàn trong hoạt động tín dụng của

đối với danh mục cho vay của ngân hàng và trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cán bộ tín dụng trong mỗi khoản vay.

+ Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện những vi phạm, kiểm tra những hoạt động có liên quan đến tín dụng.

Tổ chức tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.Và kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và đặc điểm kinh doanh,sử dụng vốn của từng khách hàng.

Để công tác kiểm tra, đánh giá đúng kết quả đòi hỏi cán bộ kiểm tra, giám sát phải có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức, phải trung thực và khách quan.

1.3.3.1. Kiểm soát các yếu tố định tính

- Uy tín của ngân hàng: Kiểm soát uy tín của ngân hàng thông qua các hoạt động giao dịch của ngân hàng với khách hàng và thông qua các kênh thông

tin đại chúng sẽ nhằm giúp cho ngân hàng có thể khẳng định được uy tín của

mình, trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục, nâng cao vị thế của ngân hàng trên

thị trường tài chính khi đó sẽ thu hút nhiều khách hàng .

- Uy tín của khách hàng: Nhằm đánh giá ý chí trả nợ của khách hàng. Uy tín của khách hàng liên quan đến quan hệ tín dụng không chỉ có ý nghĩa là sẵn

lòng trả nợ mà còn phản ánh ý muốn kiên quyết thực hiện tất cả giao ước trong

Thông tin cần được sử dụng như: thông tin từ hồ sơ doanh nghiệp cung cấp; thông tin lưu trữ tại ngân hàng; nguồn thông tin qua phỏng vấn ban lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp đó ... Cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng.

- Tuân thủ triệt để các nguyên tắc, các điều kiện cho vay: + Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.

+ Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn trong hợp đồng đã kí kết.

+ Khách hàng phải có đủ năng lực tư cách pháp lí.

+ Khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trả tiền vay theo quy định.

+ Khách hàng có phương án, dự án khả thi, hiệu quả.

- Kiểm soát chất lượng tín dụng dựa trên cơ sở các phương tiện truyền thông, thông tin thực tế, để có thể xác định được sự phát triển của hoạt

động tín

có góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế hay không, từ

đó sẽ

có những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng.

1.3.3.2. Kiểm soát các yếu tố định lượng

Kiểm soát các yết tố định lượng từ đó xác định khả năng trả nợ của khách hàng có đúng thời hạn được cam kết trong hợp đồng không. Nếu khách hàng sử dụng đúng mục đích vốn vay và có doanh thu, lợi nhuận mà không muốn trả nợ thì cần phải lập biên bản thu hồi vốn và chuyển sang nợ quá hạn, còn nếu khách hàng sử dụng đúng mục đích vốn vay nhưng doanh thu, lợi nhuận thấp không có

những vấn đề gì từ đó có những biện pháp tham gia để có thể giúp cho khách hàng sử dụng khoản vay có hiệu quả nhất.

- Chỉ tiêu nợ xấu

Việc kiểm soát chỉ tiêu nợ xấu dựa trên các nhóm nợ 3,4,5 giúp ngân hàng xác định một cách rõ ràng và phân loại nợ xấu theo các quy định của Nhà nước, từ đó đưa ra những biện pháp, chính sách kịp thời nhằm hạn chế tình hình nợ xấu tại ngân hàng, nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Các hệ số (nợ xấu/tổng dư nợ) cao cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng là thấp, và gặp nhiều rủi ro.

- Chỉ tiêu nợ có khả năng mất vốn

Việc kiểm soát chỉ tiêu nợ có khả năng mất vốn giúp ngân hàng giảm thiểu khả năng mất vốn tới mức thấp nhất. Để giảm thiểu chỉ tiêu này đòi hỏi các cán bộ tín dụng cần phải xem xét kĩ lưỡng vốn vay của ngân hàng đã được kh ách hàng sử dụng như thế nào, có khả thi hay không để có thể ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng, tác động xấu đến khoản vay nói riêng và kinh doanh của khách hàng nói chung. Khách hàng thường sử dụng các khoản vốn vay không đúng mục đích hoặc kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ. Vì vậy cán bộ tín dụng cần kịp thời triển khai kịp thời các nguyên tắc, điều kiện trong hợp đồng vay vốn để có thể thu hồi được vốn vay trong điều kiện tốt nhất

- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn vay của ngân hàng đã được sử dụng có hiệu quả, chất lượng tín dụng cao đồng thời cũng phản ánh doanh thu, lợi nhuận của khách hàng đạt được là tốt. Việc kiểm soát chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được khả năng khách hàng có đáp ứng nhu cầu hoàn trả nợ cho ngân hàng không từ đó đưa ra quyết định cho vay hợp lí.

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng giúp ngân hàng tồn tại và phát triển. Công việc kiểm soát thu nhập từ hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng giúp cho ngân hàng có thể xác định được lợi nhuận kinh doanh từ các khoản cho vay theo chiều hướng tăng hay giảm từ đó có những chính sách để khắc phục, cải thiện trong phương thức cho vay làm giảm thiểu các rủi ro tăng khả năng thu hồi lãi từ các khoản vay và tăng chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Chỉ tiêu về nợ quá hạn thu hồi từ xử lý

Từ các khoản nợ quá hạn cán bộ tín dụng có trách nhiệm xử lý thu hồi các tài sản đảm bảo để có thể thu được vốn vay và thông qua việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc phát mại, định giá tài sản sao cho tỷ lệ về nợ quá hạn thu hồi từ xử lý tài sản cố định trên nợ quá hạn là cao nhất và điều cho thấy chất lượng tín dụng là cao, việc thu hồi nợ là tốt

- Tỷ lệ đo lường mức độ tập trung tín dụng

Để có thể nâng cao được tín dụng thì cần phải kiểm soát được tỷ lệ này. Việc kiểm soát tỷ lệ đo lường mức độ tập trung tín dụng sẽ giúp ngân hàng tập trung đầu tư vào những lĩnh vực nghành nghề cụ thể từ đó sẽ giảm thiểu được rủi ro, tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đây là công việc phải tìm hiểu vào từng lĩnh vực, phân tích cụ thể từ đó có những phương án đề ra mang tính khả thi, thuận lợi trong việc kiểm soát đối tượng mà ngân hàng cần tập trung vào khai thác.

Một phần của tài liệu 0080 giải pháp kiểm soát và duy trì chất lượng tín dụng của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận thanh xuân hà nội trong điều kiện suy thoái nền kinh tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w