Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Quận

Một phần của tài liệu 0080 giải pháp kiểm soát và duy trì chất lượng tín dụng của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận thanh xuân hà nội trong điều kiện suy thoái nền kinh tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 64 - 75)

- Thu lãi điều chuyển vốn 1.16 1.23 1

2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Quận

Quận

Thanh Xuân.

2.4.1. Tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh Quận Thanh Xuân */ Tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngân hàng là hiện tượng đến thời hạn thanh toán khoản nợ vay, khách hàng vay vốn (tổ chức, cá nhân, hộ vay vốn) không có khả năng thực hiện ngay nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng.

Nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, trước hết nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là: Tính thời hạn và tính hoàn trả đầy đủ, từ đó sẽ gây lên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng đối với người nhận tín dụng.

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu mà không một ngân hàng nào mong muốn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Hệ số này càng lớn thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng càng thu hồi được trong khi vốn và lãi huy động vẫn phải trả. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các NHTM đều tìm mọi cách để có thể giảm chỉ tiêu này đến mức thấp nhất nhằm đạt được chất lượng tín dụng cao nhất. Tuy nhiên, hầu hết các NHTM của Việt Nam hiện nay đều có nợ quá hạn, tỷ nợ quá hạn tuỳ thuộc vào hiệu quả chất lượng công tác tín dụng. Do vậy, nợ quá hạn không đơn thuần là vấn đề tồn tại trong nghiệp vụ nữa mà đó là một vấn đề nổi cộm, phải xử lý trong hoạt động ngân hàng. Các Tổ chức Tín dụng phải coi đây là công việc hàng đầu, đó là uy tín, sự tín nhiệm, là sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mình.

Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2008 - 2010)

Nă m Chỉ tiêu?\

2008 2009 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

≤90 ngày 43,6 68,6 7 48 65,75 45 64,94 Từ 91÷180 ngày 10,6 16,6 9 11 15,07 15,1 21,79 Từ 181÷360 ngày 7,2 11,3 4 9 12,33 5,9 8,51 >360 ngày 2,1 3,3 5 6,85 3,3 4,76 Tổng 63,5 100 73 100 69,3 100

chi nhánh Quận Thanh Xuân

500 -I 457 450 - 400 - 350 - 300 - 250 - 200 - 150 - 100 - 50 - 0 - 379 403 □ T D N 63.5 73 69.3 2008 2009 2010 NAM Nguồn:Báo cáo tổng kết 2008-2010

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2010 có dư nợ cho vay cao và tăng giữa các năm. Điều đó chứng tỏ công tác cho vay của ngân hàng đã đáp ứng được ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân và các hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Nhưng qua số liệu về tình hình nợ quá hạn cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, cụ thể: Nợ quá hạn còn cao và có xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Trong công tác thu nợ vẫn còn nhiều khách hàng không thực hiện trả nợ đúng theo thời hạn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, qua đó cho thấy công tác giám sát theo dõi đôn đốc thu nợ của ngân hàng thực hiện chưa đạt hiệu quả cao, từ đó dẫn đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng và ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

*/Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn:

Bảng 6: Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn

Nguồn:Báo cáo tổng kết các năm 2008;2009;2010

Căn cứ vào số liệu trên bảng ta có thấy rằng: Từ năm 2008 đến năm 2010 trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng thì nợ cần chú ý (các khoản nợ quá hạn ≤ 90 ngày) chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Cụ thể là: Năm 2008 là 43,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 68,67% tổng nợ quá hạn; Năm 2009 là 48 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 65,75% tổng nợ quá hạn; Năm 2010 là 45 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 64,94% tổng nợ quá hạn.

Như vậy, tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng chủ yếu là do khách hàng trả nợ không đúng hạn và chậm với thời gian quy định của các khoản vay.

- Nợ dưới tiêu chuẩn (các khoản nợ quá hạn từ 90÷180 ngày) chiếm tỷ lệ lớn thứ hai trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng: Năm 2008 là 10,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 16,69 % tổng nợ quá hạn; Năm 2009 là 11 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 15,07 % tổng nợ quá hạn; Năm 2010 là 15,1 tỷ đồng, chiếm 21,79 % tổng nợ quá hạn,

Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Số

tiền % Số tiền % Số tiền %

NQH cho vay ngắn hạn 953, 84,88 60 82,19 54,5 78,64

NQH cho vay trung-dài hạn 9,6 15,12 13 17,81 14,8 21,36

Tổng 63,5 100 73 100 69,3 100

- Nợ nghi ngờ (các khoản nợ quá hạn từ 181÷360 ngày) chiếm tỷ lệ lớn thứ 3 trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng.

- Nợ có khả năng mất vốn (các khoản nợ quá hạn >360 ngày) là khoản nợ có tỷ lệ thấp nhất nhưng có xu hướng tăng.

Qua số liệu trên cho thấy trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nợ quá hạn vẫn xảy ra nhưng ở mức độ thấp hơn, đặc biệt là các khoản nợ có khả năng mất vốn vẫn còn có xu hướng giảm. Một số khách hàng vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả dẫn đến tình trạng thua lỗ không có khả năng trả nợ ngân hàng đã được hạn chế. Điều đó cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đã được cải thiện.

*/Nợ quá hạn theo thời gian cho vay:

Bảng 7: Nợ quá hạn theo thời gian cho vay

^^^ăm Chỉ tiêu______ 2008 2009 2010 Nợ xấu (NX)___________ __________ 3,1 _________ 3,17 _________ 3,21 Nợ quá hạn (NQH)______ _________ 63,5 __________ 79 69,3 Tỷ lệ NX/NQH (%) _________ 4,88 _________ 4,01 4,63

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2008; 2009; 2010

Từ bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn đối với các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Nợ quá hạn trung - dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn nhưng lại có xu hướng tăng .

Qua bảng số liệu nêu trên có thể thấy rằng công tác đánh giá thẩm định khách hàng, đánh giá thẩm định phương án sản xuất kinh doanh đối với một khoản vay còn chưa tốt, thực hiện cho vay những phương án sản xuất kinh doanh không khả thi và quá trình thẩm định đánh giá về thời gian thực hiện các dự án còn chưa chính xác.

2.4.2. Tỷ lệ nợ xấu tại NHNNo&PTNT chi nhánh Thanh Xuân

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm: 3,4,5 quy định tại Điều 6 và Điều 7 theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của một tổ chức tín dụng. Đây là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Hệ số

này càng lớn thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng càng thấp, ngân hàng sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong trường hợp này vì cả vốn và lãi cho vay đều không thu hồi được trong khi vốn và lãi huy động vẫn phải trả. Theo quy định thì chất lượng tín dụng được coi là an toàn, hiệu quả và tốt khi tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ là <3%

*/Tỷ lệ nợ xấu/Nợ quá hạn:

Bảng 8: Tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn

^^^ăm Chỉ tiêu _____________ 222≥≥≥⅛fc 2008 2009 2010 Nợ xấu (NX)___________ __________ 3,1 _________ 3,17 _________ 3,21 Tổng dư nợ (TND)______ _________ 379 _________ 403 _________ 457 Tỷ lệ NX/TDN (%) __________0,8 0,78 0,7

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2008;2009;2010

Qua bảng số liệu trên cho thấy những năm qua số lượng các món nợ xấu của NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân không cao nhưng có có xu hướng tăng, cụ thể: Năm 2008 là 3,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,88% Tổng NQH; Năm 2009 là 3,17 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,01 % Tổng NQH, tăng 0,7 tỷ đồng so với năm 2008; Năm 2010 là 3,24 tỷ đồng chiếm 4,63 %Tổng NQH, tăng 0,4 tỷ đồng so với năm 2009.

Tỷ trọng nợ xấu trong tổng nợ quá hạn vẫn chưa được cải thiện, điều này cho thấy chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT Quận Thanh Xuân chưa cao.

*/Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ

Bảng 9: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010

Doanh số thu nợ 75,6 79,1 83,8

Dư nợ bình quân 78,7 81,4 85,3

Vòng quay vốn tín dụng(vòng) 0,96 0,97 0,98

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2008;2009;2010

Qua bảng số liệu nêu trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của ngân hàng có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, ngân hàng đã có những biên pháp tích cực và hữu hiệu khắc phục tình trạng nợ xấu, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng ổn định và tăng trưởng.

Biểu đồ 6: Tình hình Nợ xấu - Tổng dư nợ

500 -|450 - 450 - 400 - 350 - O 300 - ẵ 250 - 'F 200 379 150 - 100 - 50 - 0 m 403 347 457 324 □ TDN □ NX 2008 2009 2010 NĂM Nguồn:báo cáo tổng kết (2008-2010) 2.4.3. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng, nhưng thực tế nó không trực tiếp chỉ ra được chất lượng của các khoản vay như thế nào.

Vòng quay vốn tín dụng là chỉ số giữa doanh số thu nợ/dư nợ bình quân. Trong đó doanh số thu nợ là tổng số tiền được hoàn trả trong một thời gian nhất định, phản ánh tình hình thu hồi nợ và cơ sở để xác định vòng chu chuyển của vay, một chu kỳ kinh doanh được coi là kết thúc và đạt hiệu quả cao chỉ khi nào vốn được bảo toàn đầy đủ và kinh doanh có lãi.

Vòng quay vốn tín dụng càng cao phản ánh tốc độ luân chuyển tín dụng nhanh, nợ đến hạn được thu hồi đầy đủ đúng kế hoạch. Nếu vòng quay vốn tín dụng năm sau bằng hay lớn hơn năm trước thì đây là biểu hiện tốt, chất lượng tín được cải thiện và ngược lại.

Bảng 10: Vòng quay vốn tín dụng

Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Doanh số cho vay 582 657 728

Tổng nguồn huy động 931 983 1.007

Hiệu suất sử dụng vốn (%) 62,5 66,8 72,29

Nguồn:Báo cáo tổng kết các năm 2008;2009;2010

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh là tương đối cao, từ 0,96 vòng đến 0,98 vòng. Điều này chứng tỏ công tác

2.4.4. Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng huy động được ngân hàng cho vay được bao nhiêu lần. Hiệu suất càng cao chứng tỏ công tác sử dụng vốn có hiệu quả, không có tình trạng ứ đọng vốn.

Bảng 11: Hiệu suất sử dụng vốn

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Tổng thu nhập 37.947 72.256 83.670

Thu nhập từ hoạt động tín dụng 32.874 62.808 75.593

Nguồn:Báo cáo tổng kết các năm 2008; 2009; 2010

Biểu đồ 7: Hiệu suất sử dụng vốn của NHNo & PTNH Thanh Xuân qua các năm (2008-2010)

66.8%

□ 2008□ 2009 □ 2009 □ 2010

Qua biểu đồ trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn tăng dần qua các năm. Năm 2008 hiệu suất sử dụng vốn chỉ là 62,5 % , năm 2009 là 66,8% và năm 2010 là 72,29%. Điều này cho thấy chi nhánh đã mở rộng được phạm vi cho vay, doanh số cho vay liên tục tăng cùng với tổng nguồn vốn huy động tăng làm cho hiệu suất sử dụng vốn tăng. Mặc dù từ năm 2008 đến nay, nước ta thực hiện chủ trương chống lạm phát, lãi suất tăng cao làm cho nguồn huy động vốn từ các thành phần kinh tế trở lên khó khăn và ngân hàng thu hẹp cho vay. Tuy nhiên với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và sự cố gắng của CBNV ngân hàng thì hoạt động tín dụng đã thu được những thành công tốt và đạt hiệu quả cao, chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng.

2.4.5. Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Bảng 12: Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Báo cáo tổng kết các năm 2008;2009;2010

Số liệu trên cho thấy những năm qua tuy hoạt dộng của ngân hàng gặp không ít khó khăn trong môi trường cạnh tranh gay gắt, thiên tai và sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế. Nhưng vớí sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, ban lãnh đạo và cùng tập thể CBCNV ngân hàng đã không ngừng cố gắng công tác cho vay và kiểm tra giám sát đối với các khoản tín dụng. Chính vì vậy mà những năm qua thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn được duy trì,ổn định và tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0080 giải pháp kiểm soát và duy trì chất lượng tín dụng của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận thanh xuân hà nội trong điều kiện suy thoái nền kinh tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w