Chủ trương phát triển DNNVV của Nhà nước

Một phần của tài liệu 0138 giải pháp mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương VN chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 85 - 87)

Vai trò của DNNVV đã được thừa nhận rộng rãi khắp nơi ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy vậy, xuất phát từ đặc điểm cụ thể cũng như mục tiêu phát triển của từng nước mà xác định chiến lược lâu dài cho sự phát triển khu vực kinh tế này. Với đặc điểm của kinh tế Việt Nam còn nhỏ bé, kém phát triển và đại bộ phận các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế hiện nay đều là DNNVV và xu hướng các doanh nghiệp được thành lập trong thời gian tới cũng sẽ là Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhận thức được vấn đề phát triển DNNVV là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong chiến lược xây dựng quan hệ sản xuất mới, dựa trên đặc điểm, tính chất và xu hướng phát triển khu vực này, đồng thời để nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ nhằm phát triển DNNVV ở nước ta. Các chính sách của Nhà nước nhất là chính sách tín dụng có tiềm năng quan trọng và tác động rất lớn đến sự tạo dựng các doanh nghiệp mới và sự phát triển của các doanh nghiệp hiện có.

Để khuyến khích các DNNVV phát triển cần xuất phát từ một số quan điểm sau: Phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh việc bỏ vốn đầu tư phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh.

Bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước đồng thời nâng cao khả năng của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường quốc tế.

69

hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thúc đẩy và hỗ trợ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tích tụ vốn ngân sách và nâng cao khả năng huy động vốn từ bên ngoài góp phần tăng trưởng kinh tế.

Các quan điểm trên được thể hiện rõ trong chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của đất nước trong các thời kỳ:

Chính sách khuyến khích đầu tư: Chính phủ trợ giúp đầu tư thông qua các biện pháp tài chính, tín dụng và khuyến khích góp vốn đầu tư vào các DNNVV. Đây là chính sách hàng đầu nhằm tháo gỡ khó khăn cho hầu hết DNNVV hiện nay trong đó đề cập đến vai trò của vốn tín dụng ngân hàng trong việc phát triển các doanh nghiệp này.

Chính sách thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để bảo lãnh cho DNNVV không đủ điều kiện vay vốn tín dụng.

Chính sách về mặt bằng sản xuất cho DNNVV như dành quỹ đất, khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp DNNVV và vừa thuê làm mặt bằng sản xuất, KD hoặc di dời ra khỏi nội thành, nội thị để đảm bảo cảnh quan môi trường.

Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực: xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV, chủ yếu quản trị doanh nghiệp.

Chính sách xúc tiến thị trường: các bộ ngành xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện xúc tiến mở rộng thị trường cho DNNVV. Hàng năm dành một phần ngân sách xúc tiến thương mại quốc gia cho DNNVV và có thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển DNNVV

Đổi mới nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật: cần khuyến khích đổi mới đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, đổi mới kỹ thuật theo chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất của DNNVV với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghệ hỗ trợ...

Chính sách về xúc tiến xã hội: DNNVV được trợ giúp một phần chi phí kiểm soát, học tập, trao đổi hợp tác và tham dự hội chợ, triển lãm, tìm hiểu thị trường ở nước ngoài thông qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

Trong tình hình thực tế hiện nay, Nhà nước đang xây dựng các tổng Công ty quốc gia - một loại hình doanh nghiệp lớn. Điều này không mâu thuẫn với chủ trương phát triển DNNVV, mà vấn đề cần thiết là phát triển DNNVV trong mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn để tạo ra sự phân phối cơ cấu quy mô giữa doanh nghiệp lớn với DNNVV trong việc phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp lớn đóng vai trò là trung tâm, đầu mối hỗ trợ các DNNVV làm đại lý, vệ tinh, hợp đồng phụ. Do hạn chế về vốn, lao động, kỹ thuật công nghệ nên DNNVV thường chỉ đảm nhận một số giai đoạn của quá trình sản xuất, một số chi tiết, bộ phận của sản phẩm hoàn chỉnh. Để duy trì, phát triển nó không thể khép kín sản xuất và công nghệ cũng như không thể đơn độc tiến hành sản xuất kinh doanh mà cần có sự gắn bó với các doanh nghiệp lớn. Do đó, phát triển quan hệ liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp là tất yếu khách quan bắt nguồn từ sự phân công lao động.

Một phần của tài liệu 0138 giải pháp mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương VN chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w