BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ

Một phần của tài liệu 0150 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương VN chi nhánh mỹ hào luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 47)

Bên cạnh đó công tác bảo quản, quản lý cũng như xử lý tài sản đảm bảo cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bảo đảm tiền vay. Nếu quản lý không tốt tài sản bị giảm giá trị, gây mất lòng tin đối với khách hàng khi họ đem tài sản cầm cố, thế chấp đồng thời còn làm giảm doanh thu của ngân hàng khi thanh lý tài sản. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tiền vay của ngân hàng.

Tóm lại, việc hoàn thiện quy trình tín dụng cùng với quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay và tuân thủ nghiêm túc các quy trình đó là một yêu cầu tất yếu khách quan cho sự tồn tại và phát triển của hoạt động tín dụng. Và chỉ khi mỗi cán bộ tín dụng coi những quy trình này như định hướng soi đường, la bàn chỉ lối trong hoạt động của mình thì khi ấy hiệu quả của công tác tín dụng mới được nâng cao, khả năng cạnh tranh và tiềm lực phát triển của ngân hàng mới càng ngày càng vững mạnh.

1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀBẢO ĐẢM TIỀN VAY BẢO ĐẢM TIỀN VAY

Hiện nay, nghiệp vụ bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng trên thế giới đã và đang được thực hiện rất chuyên nghiệp bởi những công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng(AMC). Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc các công ty AMC đã được thành lập từ lâu và đã phát huy được hiệu quả rất tốt đối với các vấn đề liên quan đến TSBD (thẩm định, quản lý, tái định giá, phát mại . . . ) Ở các nước này, các công ty ALMC được thành lập và hoạt động với các chuyên gia giàu kinh nghiệm, với chuyên môn vững vàng về tài chính

ngân hàng, những hiểu biết tổng hợp về tình hình kinh tế xã hội, kỹ năng tính toán chuẩn xác. Bên cạnh đó là trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và thuyết phục tốt. Ngoài ra là kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, bất động sản...

Chẳng hạn, ở Malaysia thành lập các công ty quản lý tài sản AMC, với chức năng bán TSBD thu hồi vốn nhằm tái tạo và quay vòng vốn đầu tư cho nền Kinh tế. Hàn Quốc thành lập công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) và vấn đề xử lý nợ tồn đọng, với mục đích là xử lý tài sản tồn đọng của các t ổ chức tài chính. Trung Quốc thành lập 4 AMC trực thuộc 4 NHTM Nhà Nước.

Ngoài ra hiện nay ở các nước cũng đã thực hiện mua bảo hiểm rủi ro tín dụng cho các khoản vay tại ngân hàng. Như chúng ta đã thấy dù ngân hàng cho vay vốn luôn yêu cầu khách hàng có tài sản bảo đảm cho khoản vay, nhưng trên thực tế việc nhận TSBD cho khoản vay vẫn có thể có rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. D ặc biệt là những khoản vay có bảo đảm bằng bất động sản hình thành trong tương lai.

D ể hạn chế được những rủi ro này, các ngân hàng của một số nước trên thế giới hiện nay đã thực hiện mua bảo hiểm rủi ro tin dụng. Một trong những nước đó là Liên Bang Nga. Mục tiêu chính của bảo hiểm rủi ro tín dụng này là nhằm ngăn ngừa khả năng xác nhận (công chứng,..) không hợp pháp quyền sở hữu, sử dụng tài sản thế chấp của con nợ khi dùng tài sản này làm bảo đảm vay vốn tại ngân hàng.

Như vậy, khi ngân hàng tiến hành cho vay với TSB là bất động sản (nhà ở, nhà xưởng) hình thành trong tương lai từ vốn vay đó thì ngân hàng sẽ yêu cầu con nợ phải mua bảo hiểm cho TSB đó

Về công tác quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng, Ở nước ta hiện nay cũng đã có một số ngân hàng thành lập công ty AMC riêng như:

Sacombank, Ngân hàng Quân đội, Vietinbank . . . Tuy nhiên hoạt động vẫn chưa hiệu quả, đặc biệt là chưa có môi trường pháp lý, chế tài hoạt động cho các công ty này còn rất hạn chế, nên gặp rất nhiều khó khăn. Đ ồng thời nhân lực có chất lượng cao về vấn đề này vẫn còn thiếu. Hơn nữa, Nhà nước ta vẫn chưa quan tâm chú trọng đến hoạt động mua bán nợ xấu.

Qua kinh nghiệm trên của các nước, ta có thể rút ra một số bài học áp dụng cho Việt Nam là:

Thứ nhất, cần có cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp và thống nhất, không chồng chéo về vấn đề TSBĐ để các ngân hàng thực hiện theo. Nhà nước cần đưa ra các cơ chế chính sách rõ ràng, cải tiến và đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí xử lý nợ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp

Thứ hai, xử lý tốt khâu thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ TSBĐ để có thể xử lý phát mại được TSB thu hồi vốn về cho ngân hàng, bảo đảm an toàn vốn cho bản thân ngân hàng, cho khách hàng gửi tiền cũng như cả hệ thống ngân hàng. Nhà nước ta cần phải quan tâm hơn nữa tới hoạt động mua bán nợ xấu, phát triển thị trường này vì đây là một trong những giải pháp lành mạnh hóa tài chính cho các doanh nghiệp cũng như các NHTM

Thứ ba, đào tạo nhân lực chất lượng cao, có nhiều kiến thức, kĩ năng phân tích và quản lý tài chính giỏi, thành lập một bộ phận chuyên về TSBĐ để thẩm định, quản lý chặt chẽ TSBĐ cho ngân hàng và các chi nhánh của ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng của TSBĐ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã nêu các vấn đề lý luận về bảo đảm tiền vay của NHTM: từ khái niệm, nguyên tắc, vai trò, các hình thức bảo đảm tiền vay cho đến vấn đề chất lượng bảo đảm tiền vay của NHTM với các nội dung: quan niệm, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tiền vay. Ngày nay, cùng với sự phát triển của các quan hệ trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động bảo đảm tiền vay cũng không ngừng được đổi mới, đặc biệt là hệ thống pháp luật liên quan. Đ ể tiếp tục nâng cao ý nghĩa, vai trò của việc bảo đảm bằng tiền vay trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại, cần tiếp tục nghiên cứu, mở rộng đối tượng và phạm vi áp dụng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện tối đa cho các cá nhân, t chức kinh tế tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Trên đây là những tiền đề lý luận, là cơ sở cho phần nghiên cứu tiếp theo về thực trạng bảo đảm tiền vay, đánh giá chất lượng bảo đảm tiền vay của chi nhánh, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện, nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Mỹ Hào

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM- CHI NHÁNH MỸ HÀO

2.1. T Ổ NG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI C PHẦN CÔNG THƯ NG VIỆT NAM- CHI NH NH MỸ HÀO

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển củ a Ngân h àng Thưong mại cồ phần C ông thưong Việt Na m

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 14/11/1990: chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam

Ngày 23/09/2008: Thủ tướng chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam

Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 sở giao dịch, 155 chi nhánh, trên 1.000 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Có 9 công ty hạch toán

độc lập là Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính, công ty CP chứng khoán, Công

ty TNHH MTV quản l nợ và khai thác tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ, Công ty TNHH MTV Chuyển tiền toàn cầu, Công ty Công đoàn, công ty VietinAviva và

05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm thẻ, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm tài trợ thương mại, Trung tâm dịch vụ

khách hàng. Vietinbank có quan hệ đại l với trên 900 Ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. VietinBank có 2 chi nhánh ở Cộng hòa liên bang Đức, 1 ngân hàng con 100% vốn tại Cộng hòa dân

tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền

tài chính Việt Nam trên thị trường Khu vực và thế giới.

2.1.2 .Tong quan về Ngân h àng Thưong mại cồ ph ần C ông thưong Việt Nam - chi nh ánh Mỹ Hào

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Hào được tách ra từ Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hưng Yên, trở thành chi nhánh cấp I từ ngày 10/08/2006, có Trụ sở tại thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Hào là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, hạch toán độc lập, có con dấu riêng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan hoạt động tài chính, tiền tệ, ngân hàng.

Tên giao dịch tiếng Anh là: VIETNAM BANK FOR INDUSTRY AND TRADE, MY HAO BRANCH.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Hào là đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; và chịu sự điều hành trực tiếp của T ổng giám đốc và Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Mỹ Hào có Trụ sở hoạt động tại: Thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Đây là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra có quốc lộ 39A, nối từ quốc lộ 5 qua thành phố Hưng ên đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh. Hưng ên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương. Vị trí địa lý của tỉnh Hưng Yên là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đ ổi với

bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là nơi tập trung các khu công nghiệp phát triển như Khu công nghiệp Thăng Long II, Khu công nghiệp Minh Đức, Khu Công nghiệp Phố Nối A, Khu công nghiệp Dệt May Phố Nối... Với những thuận lợi trên, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Mỹ Hào đã tiếp cận và đáp ứng những nhu cầu về tài chính của nhiều Doanh nghiệp và cá nhân cứ trú trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Mỹ Hào luôn đảm bảo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được đề ra, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của toàn hệ thống NHCT nói riêng và nền kinh tế địa bàn tỉnh nói chung, nhiều năm liền được đánh giá là chi nhánh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong hệ thống NHCT.

* Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Mỹ Hào:

Tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Hào gồm có Ban giám đốc và các phòng, tổ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tể chức Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Hào

Tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh là 92 người. Trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên đều được đào tạo tại trường lớp chuyên môn đúng ngành nghề. Cơ cấu tổ chức các phòng ban của ngân hàng bao gồm:

• Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc có trách nhiệm quản lý, giám sát các phòng ban thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đúng quy trình, thủ tục theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

• Phòng Khách hàng doanh nghiệp: chủ động tìm kiếm, phát triển khách hàng mới, thiết lập và duy trì quan hệ thường xuyên với các khách hàng doanh nghiệp; nghiên cứu đề xuất định hướng ngành, mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu của chi nhánh trong từng thời kỳ; là đầu mối tiếp xúc khách hàng doanh nghiệp, chào bán các sản phẩm dịch vụ của NHCT và bán ch é o sản phẩm dịch vụ của NHCT; trình giải quyết các vấn đề liên quan đến biện pháp xử lý nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ, cho vay duy trì hoạt động, rút giảm dư nợ, bổ sung TSBĐ, phạt quá hạn, chuyển nhóm nợ theo quy định . . .

• Phòng bán lẻ: giới thiệu, tư vấn khách hàng là cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể, khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô; tìm kiếm phát triển hách hàng mới, khai thác nhu cầu tài chính của khách hàng, nhằm tư vấn và cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ cũng như giải pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng; chủ động phối hợp với các phòng ban đẩy mạnh bán ch o sản phẩm cho hách hàng bán lẻ như tiền gửi, tiền vay, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, bảo hiểm

• Phòng Tiền tệ kho quỹ: Quản lý an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm ... của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản, và trên đường vận chuyển theo đúng các quy định của NHNN và NHCT; T chức thu chi tiền mặt với khách hàng tại quầy giao dịch và thu-chi lưu động theo quy định của NHCT; Thực hiện việc thu đ i tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng theo quy định của NHNN .

• Phòng kế toán giao dịch: thực hiện các công tác hạch toán, kế toán, theo dõi và phản ánh tình hình hoạt động các loại vốn, quỹ và tài sản bảo quản tại Chi nhánh; lập và tổ chức chấp hành kế hoạch thu, chi tài chính của Chi nhánh; thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi hoặc giải ngân cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ dân cư và các tổ chức tín dụng trên địa bàn; quản lý duy trì hệ thống thông tin điện toán; tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của nhà nước và NHCT phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh

• Các phòng giao dịch (PGD): có nhiệm vụ thu- chi tiền tiền mặt, phục vụ nhu cầu chuyển tiền-thanh toán, gửi tiết kiệm, bán chéo các sản phẩm dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng điện tử . . . . mục đích giúp ngân hàng phục vụ khách hàng một cách thuận tiện và quảng bá hình ảnh ngân hàng tới khách hàng. Hiện tại chi nhánh Mỹ Hào có 04 phòng giao dịch đa năng và 01 phòng giao dịch hỗn hợp. Các phòng giao dịch bắt đầu phát triển nghiệp vụ tín dụng phục vụ khối bán lẻ và đối tượng khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô từ năm 2015

• Phòng tổ chức hành chính (TCHC): quản lý và tham mưu cho Giám đốc những vấn đề liên quan đến công tác tổ chức - nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, quản lý tiền lương và thực hiện các nghiệp vụ về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác dành cho người lao động; tổ chức giám sát việc thực hiện các nội quy lao động và văn hóa doanh nghiệp tại chi nhánh

• Phòng t ổ ng hợp: Theo d O i đôn đốc, đề xuất các biện pháp khắc

Một phần của tài liệu 0150 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương VN chi nhánh mỹ hào luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w