Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á– Âu (EAEU FTA)

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa việt nam liên bang nga 1992 đến nay (Trang 26 - 31)

7. Kết cấu đề tà i

3.1 Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á– Âu (EAEU FTA)

Âu (EAEU FTA)

Hiệp định VN - EAEU FTA (bao gồm: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) được chính thức tuyên bố khởi động đàm phán vào tháng 3 năm 2013 tại Hà Nội. Được sự phê duyệt của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam và 5 nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu đã được ký chính thức Hiệp định VN - EAEU FTA vào ngày 29 tháng 5 năm 2015 tại Cộng hòa Kazakhstan.

Ngày 27 tháng 7 năm 2016, Ủy ban kinh tế Á - Âu đã có Công thư gửi phía Việt Nam thông báo về việc các nước thành viên của Liên minh kinh tế Á - Âu đã hoàn tất thủ tục trong nước cần thiết để Hiệp định VN - EAEU FTA chính thức có hiệu lực từ ngày 05 tháng 10 năm 2016.

Theo cam kết tại Hiệp định VN - EAEU FTA, về tổng thể hai Bên sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương trên 90% kim ngạch thương mại song phương hiện tại, đây cũng là cơ sở để thương mại song phương Việt Nam - LB Nga có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn thời gian tới hướng tới năm 2020. Ngoài ra, hai Bên cam kết gia tăng hợp tác trong nhiều lĩnh vực như phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, quản lý hải quan, các rào cản kỹ thuật (TBT), các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững,... nhằm thuận lợi hóa tối đa thương mại giữa hai Bên.

Ngày 29 tháng 6 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng phụ trách thương mại Ủy ban Kinh tế Á - Âu đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Ủy ban hỗn hợp về thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (UBHH về thực thi VN - EAEU FTA). Trước đó, phiên họp cấp kỹ thuật UBHH về thực thi VN - EAEU FTA đã diễn ra từ ngày 19 - 22 tháng 6 năm 2017 tại Hà Nội.

Hai Bộ trưởng đã đánh giá các kết quả tích cực VN - EAEU FTA đã mang lại trong 7 tháng đầu tiên từ khi có hiệu lực. Theo số liệu của phía Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), thương mại hai chiều đã tăng khoảng 27% so với cùng kỳ trong giai đoạn này. Điều đáng chú ý là kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng đối với không chỉ các mặt hàng đã được cắt giảm thuế quan ngay về 0% từ khi Hiệp định có hiệu lực mà ngay cả mặt hàng đang được cắt giảm thuế quan theo lộ trình.

Phía Việt Nam thông báo thống kê về việc cộng đồng doanh nghiệp đã tận dụng các ưu đãi của VNEAEU FTA. Cụ thể, để tận dụng các ưu đãi nêu trên của Hiệp định, từ khi VN - EAEU FTA có hiệu lực cho đến cuối tháng 7 năm 2017, Việt Nam đã cấp 9.908 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EAV (C/O EAV) cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU với tổng kim ngạch đạt 354,3 triệu

USD, chủ yếu là dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản, điện thoại và linh kiện. Tuy nhiên, nói chung tỷ lệ sử dụng C/O EAV không cao (khoảng 20%). Các mặt hàng có tỷ lệ tận dụng C/O EAV cao để xuất khẩu sang EAEU bao gồm: giày dép (54,3%), rau quả (59,2%), thủy sản (69,1%), gạo (69,3%), hạt tiêu (75,5%) và dệt may (76,1%). Về phía EAEU, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, từ khi VN - EAEU FTA có hiệu lực cho cuối tháng 7 năm 2017, các dòng hàng nhập khẩu áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam có xu hướng tăng. Cụ thể, trong 3 tháng cuối năm 2016, có 25 dòng hàng có kim ngạch nhập khẩu theo Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu EAV với tổng kim ngạch khoảng 44 triệu USD, tương đương khoảng 12% của tổng kim ngạch nhập khẩu từ EAEU. Trong khi đó, trong 7 tháng đầu năm 2017 các con số này đã tăng vọt lên 65 dòng hàng với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 305 triệu USD, tương đương trên 23%. Các mặt hàng được hưởng lợi chủ yếu là: lúa mỳ (100%), ngô (88%), phân bón các loại (25%), nhựa và các sản phẩm nhựa (29,2%); giấy và các sản phẩm giấy (23,6%), hợp kim nhôm (40,3%); ô tô chở hàng (46,7%);….

Ngoài ra, hai Bên đã thống nhất phương hướng và các hoạt động hợp tác cụ thể cần được thực hiện trong thời gian tới trong các lĩnh vực: thương mại hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, cạnh tranh, phòng vệ thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, …. Hai Bên cũng thống nhất sẽ phối hợp xây dựng hệ thống chứng nhận và xác minh xuất xứ điện tử và hoàn thành trước cuối năm 2018. Nga vốn là thị trường chính trong Liên minh kinh tế Á – Âu và đồng thời cũng là thị trường truyền thống của hàng hóa Việt Nam, thị trường này cũng tương đối “dễ tính” trong khâu tuyển chọn mẫu mã, chất lượng so với nhiều nước châu Âu và một số doanh nghiệp Việt Nam đang hưởng lợi từ ưu thế này. Hiện thị trường Nga đang rất cần các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thủy hải sản, bánh kẹo, cà phê, rau củ quả và các mặt hàng như dụng cụ y tế, quần áo, giày dép, chăn

màn, đồ gỗ… Mặc dù kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nga hàng năm không ngừng tăng nhưng nhu cầu từ phía Nga đối với hàng hóa của Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Theo ông Ivan Gumnikov, đại diện Thương vụ Liên bang Nga tại Việt Nam, sau khi hiệp định này có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam vào Liên minh kinh tế Á – Âu sẽ tăng 50%.

Ngoài ra, FTA này cũng xem xét vấn đề đầu tiên là giảm rào cản thuế quan cho hàng dệt may của Việt Nam, nên nhóm hàng này sẽ đến được người tiêu dùng tại thị trường Nga nhờ lợi thế lớn về ưu đãi thuế quan so với các nước không tham gia FTA này khi xuất khẩu sang Nga.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2016, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EAEU đạt 3,04 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2015. Năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EAEU đạt 3,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2016. Trong đó, LB Nga chiếm hơn 90% tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU.

Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam- Liên minh kinh tế Á- Âu đã có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, việc FTA giữa Việt Nam - EAEU có hiệu lực đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.

Tháng 10/2018, sau hai năm ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), đã diễn ra một cuộc Hội thảo với chủ đề “Hai năm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu: Kết quả và triển vọng” do Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga và Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, đã phối hợp tổ chức. Bà Lê Thị

Thanh Lý, Trưởng phòng Kinh tế, Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, nhận định “FTA Việt Nam - EAEU là một văn kiện có ý nghĩa chiến lược, mở ra trang mới

trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EAEU nói chung và với từng nước thành viên nói riêng”15.

Phó Giáo sư A. Pylin, Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, cũng đồng ý với nhận định này và đánh giá “nhìn chung việc thực hiện FTA giữa EAEU

và Việt Nam đã mang lại những kết quả tích cực cần ghi nhận, tạo sự khác biệt trong cán cân thương mại giữa các quốc gia tham gia hiệp định, trước hết là mối quan hệ kinh tế thương mại song phương giữa Việt Nam với Kazakhstan, LB Nga và Belarus”16.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng nêu rõ, mặc dù EAEU nói chung và LB Nga nói riêng mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại đầu tư với Việt Nam nhưng giữa hai bên còn một số tồn tại cản trở hợp tác kinh tế thương mại song phương.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga Vladimir Mazyrin nhận định: "Vấn đề thanh toán

bằng đồng nội tệ, bởi việc thanh toán bằng đồng đô-la Mỹ gây khó khăn cho cả hai phía, nhất là trong bối cảnh Nga đang phải chịu áp lực trừng phạt cấm vận từ Phương Tây. Bên cạnh đó, vấn đề vận chuyển hàng hoá do vị trí địa lý xa xôi khiến chi phí tăng cao và chất lượng sản phẩm giảm sút. Ngoài ra, việc doanh nghiệp hai nước thiếu thông tin về chính sách đầu tư, kinh doanh, thị trường, cũng như chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa được quan tâm đúng mức là những tồn tại từ lâu ảnh hưởng đến hiệu quả hợp tác song phương”17.

15NAM ĐÔNG - QUẾ ANH, FTA giữa EAEU và Việt Nam tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế song phương, Báo Nhân dân, ngày 20/10/2018

16 Như trên. 17 Như trên.

Một thực tế khác cũng được nhắc tới trong hội thảo là doanh nghiệp Nga hiện quan tâm nhiều hơn đến thị trường phương Tây (như EU, Mỹ), trong khi ở châu Á mới chỉ hướng đến các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Có thể nói, Hội thảo là cơ hội để giới chuyên môn đánh giá quá trình triển khai thực hiện Hiệp định trong hai năm qua, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, cũng như đề ra giải pháp, góp phần để Hiệp định thật sự mang lại lợi ích kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EAEU.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa việt nam liên bang nga 1992 đến nay (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w