Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực thương mại

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa việt nam liên bang nga 1992 đến nay (Trang 31 - 37)

7. Kết cấu đề tà i

3.2 Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực thương mại

- Giai đoạn 1991 - 2000

Tình hình hoạt động xuất khẩu hàng hóa giai đoạn này có nhiều thăng trầm. Trong 3 năm 1992 đến 1994, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga có xu hướng tăng dần, nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong năm đạt 36%/năm. Năm 1995, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước lại giảm xuống, chỉ bằng xấp xỉ 60% kim ngạch của năm 1994. Nhưng đến năm 1996, thì kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước lại tăng lên 20% so với năm trước.

Nhịp độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và liên bang Nga trong cả giai đoạn 1991-1996 là rất thấp, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt 6,4%. Đây là mức tăng thấp nhất trong suốt những năm hai nước có quan hệ thương mại với nhau.

Nguyên nhân là do:

+ Trong những năm 1991-1993, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước bị ngưng trệ chủ yếu là do chính sách đối ngoại của liên bang Nga, theo đó, mọi quan hệ kinh tế của liên bang Nga ưu tiên tập trung tới quan hệ với các nước

châu Âu – Đại Tây Dương và các nước phương Tây, những nước mà trước đây liên bang Nga chưa chú trọng quan hệ thương mại.

+ Việt Nam vẫn còn nợ Nga, vì thế Nga chưa coi là đối tác để làm ăn. + Các điều kiện buôn bán giữa hai nước đã thay đổi một cách căn bản: Phương thức thanh toán thay đổi từ nhờ thu tiền thành mở tín dụng bằng Rub chuyển nhượng. Trong khi đó Rub chuyển nhượng là một khái niệm quy ước giữa 2 nước từ 1990, bị các công ty Nga tùy tiện tính theo tỷ giá riêng khi họ tham gia đấu thầu để nhận hàng trả nợ. Những công ty Nga thắng thầu, theo quy định phải mở tính dụng thư và vay vốn lãi suất cao, nhưng họ không đủ khả năng hoặc không chịu vay, nếu có mở tín dụng thư bằng Rub chuyển nhượng thì lại ép các nhà xuất khẩu Việt Nam phải hạ từ 30 – 50% giá đã xuất trước đây để bù lại lãi suất ngân hàng và các rủi ro khác.

+ Tình hình kinh tế liên bang Nga biến động và sa sút, không ổn định, lạm phát cao, đồng Rub mất giá, nhiều rủi ro cao.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam Liên bang Nga giai đoạn 1997 đến 2000 thì có xu hướng tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên mức độ tăng không đồng đều, cá biệt có năm 1999 kim ngạch xuất nhập khẩu lại giảm đi so với năm trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Nga giai đoạn này tăng lên là nhờ sự tăng nhanh của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong khi kim ngạch nhập khẩu cũng có xu hướng tăng nhưng tăng chậm và thiếu ổn định hơn.

Nhịp tăng bình quân của kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Nga trong giai đoạn 1997-2000 là 8%, cao hơn so với giai đoạn 1991-1996. Như vậy, cả về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa hay về kim ngạch ngoại thương cũng đã có bước phát triển. Tuy nhiên trong cán cân thương mại giữa hai nước Việt

Nam vẫn là nước nhập siêu với tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nga, tỷ lệ là 69,2% so với tỷ lệ xuất là 30,8%.

Những kết quả đạt được chủ yếu là do:

+ Kinh tế Nga đã tương đối ổn định, lạm phát bị đẩy lùi kể từ sau khi Tổng thống Nga Putin trở thành quyền Tổng thống, đồng Rub đã kìm được đà mất giá và phục hồi, môi trường kinh doanh được cải thiện. Doanh nghiệp Việt Nam sau một thời gian cũng thích nghi với điều kiện kinh doanh của nước Nga mới.

+ Đồng thời cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tháng 7/1997 đã khiến cho Việt Nam cần xem xét lại chiến lược thị trường của mình theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa có chú trọng đến các thị trường truyền thống và quen thuộc thay vì chỉ các nước láng giềng.

- Giai đoạn 2001 - 2012

Về quan hệ thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều giữa 2 nước trong giai đoạn này tăng trung bình 15%/ năm, trong đó thời kỳ 2001-2005 tăng bình quân 12%, thời kỳ 2006-2012 tăng 17%. Số liệu thống kê của Bộ Công thương Việt Nam cho thấy, nếu năm 2000 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chỉ đạt 367,1 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nga là 122,5 triệu USD, nhập khẩu từ Nga là 244,6 triệu USD, thì đến năm 2004 thì con số tương ứng là 887,3 triệu USD (tăng 142%), 216,1 triệu USD (tăng 77%) và 671,2 triệu USD (tăng 174%). Năm 2005, tương ứng là 1,02 tỷ USD (tăng 15,4%), xuất khẩu 252 triệu USD (tăng 17%), nhập khẩu 766 triệu USD (tăng 14,1%) so với năm 2004.

Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu song kim ngạch thương mại hai chiều vẫn đạt hơn 1,82 tỷ USD (tăng 80%), xuất khẩu đạt 414,9 triệu USD (tăng 64,7%) và nhập khẩu đạt 1,41 tỷ USD (tăng 84,6%) so với năm 2005. Năm 2010, tổng kim ngạch thương

mại hai chiều đạt 2,32 tỷ USD (tăng 28%), xuất khẩu đạt 755 triệu USD (tăng 82,3%) và nhập khẩu đạt 1,75 tỷ USD (tăng 24,1%) so với năm 2009.

Cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước nhìn chung trong hơn 10 năm khá ổn định và đều theo chiều hướng phát huy được các lợi thế so sánh của mỗi nước. Nga đã xuất sang Việt Nam chủ yếu là thép cán, các máy móc thiết bị công nghiệp, ô tô và phụ tùng ô tô, phân bón … Việt Nam đã xuất lại sang Nga chủ yếu là hàng tiêu dùng, may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, các loại nông sản, hải sản, … Tuy nhiên, thì cán cân nhập siêu vẫn nghiên về phía Việt Nam. Mức nhập siêu 2005 là 515 triệu USD, năm 2008 là 297 triệu USD, năm 2009, 2010 là 1 tỷ USD.

Mặc dù quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Nga tiến triển rất khả quan như vậy, song nếu so với nhu cầu và tiềm năng phát triển của hai nước thì vẫn còn chưa tương xứng. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chỉ mới chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của mỗi nước. Đối với Nga là 0,3% và của Việt Nam là 1,5%. So sánh với quan hệ thương mại Nga – Trung Quốc, Việt Nam – EU, Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Mỹ thì tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều Nga – Việt vẫn còn quá thấp.

Năm 2009, tổng kim ngạch buôn bán song phương giữa Việt Nam – EU là 14,8 tỷ USD, Việt Nam – Mỹ là trên 14 tỷ USD, Việt Nam – Trung Quốc là trên 21 tỷ USD. Với kết quả này cho thấy, mục tiêu đề ra theo Nghị quyết của khóa họp thứ 13 Ủy ban Liên chính phủ Việt – Nga về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật (10/2009) nhằm nâng kim ngạch thượng mại 2 chiều lên 3 tỷ USD năm 2010 đã thất bại, và triển vọng đạt 10 tỷ USD vào năm 2020 là rất khó khăn. Thực tế thì theo báo cáo của hải quan Việt Nam thì kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt – Nga 2018 chỉ đạt 4,57 tỷ USD.

Nguyên nhân là do hai nước vẫn còn rào cản do trình độ phát triển kinh tế thị trường theo xu hướng tự do hóa thương mại còn thấp ở cả tầm vĩ mô (nhà nước) và cả tầm vi mô (các doanh nghiệp).

Tuy đạt được sự tiến bộ trong hợp tác kinh tế từ 2 phía, song những kết quả đạt được còn rất khiêm tốn so với tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước và chưa tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược. Nguyên nhân là mặc dù phía Việt Nam luôn tìm kiếm cơ hội, đề xuất hợp tác liên doanh sản xuất tại Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công nghiệp mà Nga có thế mạnh: chế tạo máy, thiết bị vận chuyển, thiết bị năng lượng, luyện kim, khai thác mỏ, nhưng hợp tác Việt – Nga lúc này về cơ bản chỉ kế thừa các dự án, những định hướng và hình thức đã có từ thời Liên Xô, chưa hình thành các dự án mới có tầm cỡ quốc gia. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hai nước tham gia đầu tư chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô nguồn vốn có hạn, dè chừng quá mức rủi ro, chưa mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nhu cầu hợp tác, tận dụng cơ hội, vượt qua rào cản địa lý để hợp tác.

- Giai đoạn 2012 – nay.

Kim ngạch thương mại Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn này phát triển một cách vượt bậc. Có thể thấy sự phát triển kim ngạch thương mại song phương giữa hai quốc gia kể từ sau khi nâng đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác được phát triển theo chiều sâu, ngày càng toàn diện. Có thể nói, đây cũng là kết quả của một quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế của Liên bang Nga nói riêng và Liên minh kinh tế Á – Âu.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong giai đoạn 2012-2015 đạt bình quân 2,48 tỷ USD/năm, với tốc độ tăng trưởng chậm, điều này chưa xứng tầm với tiềm năng của cả hai bên.

Cụ thể năm 2012, giao thương hàng hóa giữa hai nước đạt được sự tăng trưởng cao nhất trong cả giai đoạn, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2,45 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2011.

Năm 2013, thương mại hàng hóa giữa hai nước vẫn đạt được sự tăng trưởng dương nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2012, chỉ tăng 12,6%, với kim ngạch đạt 2,76 tỷ USD.

Năm 2014 và năm 2015 là hai năm gặp khó khăn của nhiều mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ lực nên kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Nga bị suy giảm, không đạt được tốc độ tăng trưởng dương. Về xuất khẩu, khó khăn ở các nhóm mặt hàng: máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại & linh kiện; hàng dệt may; giày dép các loại. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu các nhóm hàng xăng dầu các loại, sắt thép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng đều bị suy giảm. Như vậy, tính chung tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2014 là 2,55 tỷ USD, giảm 7,6% so với một năm trước đó. Năm 2015, giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm mạnh làm cho kim ngạch buôn bán 2 chiều giữa Việt Nam và Nga tiếp tục giảm sâu, giảm 14,2% so với năm 2014 và chỉ đạt 2,18 tỷ USD.

Kể từ năm 2010 trở về trước, Việt Nam luôn nhập siêu từ thị trường Nga. Từ năm 2011 đến nay, cán cân thương mại giữa hai thị trường đã đổi chiều. Việt Nam xuất siêu sang thị trường Nga, nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn và giảm thì giảm chậm hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Tính chung từ năm 2011 đến năm 2015, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 11,6%/năm, trong khi nhập khẩu giảm bình quân 5,7% /năm. Năm 2015, cán cân thương mại Việt Nam với Nga thặng dự gần 700 triệu USD.

Kim ngạch thương mại Việt – Nga đã đạt 3,55 tỷ USD năm 2017, tăng 31% so với năm 2016. Số liệu thống kê của hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập

khẩu song phương Việt Nam - LB Nga năm 2018 ước đạt 4,57 tỷ USD, tăng 28,6% so với năm 2017.

Hiệp định EAEU có hiệu lực từ ngày 5/10/2017 là "chất xúc tác" để tạo bước đột phá cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Hiện hai bên đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả hơn nữa FTA này, phấn đấu tạo bước đột phá trong thương mại, đầu tư, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD trong năm 2020. Hiện LB Nga, cũng như EAEU đang tích cực mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư với Cộng đồng ASEAN trong chiến lược tăng cường quan hệ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, Việt Nam đang tích cực phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong khu vực này.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa việt nam liên bang nga 1992 đến nay (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w