Thách tựu và Hạn chế

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa việt nam liên bang nga 1992 đến nay (Trang 40 - 44)

Chương IV Thành Tựu, Hạn chế và triển vọng cho quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga

4.1 Thách tựu và Hạn chế

4.1.1 Thành tựu

- Khôi phục quan hệ thương mại giữa hai nước.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, quan hệ Việt Nam – liên bang Nga nói chung, quan hệ thương mại nói riêng, đứng trước những khó khăn nghiêm trọng. Quan hệ kinh tế, thương mại bị thu hẹp một cách nhanh chóng, hầu hết các hợp tác truyền thống theo Nghị định thư trước đó đều bị phá vỡ.

Ngay từ năm 1991, Việt Nam và liên bang Nga đã thống nhất quyết định việc buôn bán giữa hai nước được thực hiện trên cơ sở giá cả thế giới và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thay cho những nguyên tắc hợp tác trước đây. Liên bang Nga tiếp tục nhập khẩu nông sản và một số hàng tiêu dùng của Việt Nam, đồng thời cung cấp cho Việt Nam xăng dầu, thép, bông và một số sản phẩm đặc biệt, giúp Việt Nam hoàn chỉnh nhà máy thủy điện Hòa Bình và một số công trình khác. Trên thực tế, các dự định gặp rất nhiều khó khăn. Tổng khối lượng trao đổi hàng hóa năm 1991 bị sụt giảm nghiêm trọng, chỉ bằng 7% mức 1990. Có thể thấy, những nỗ lực không ngừng của cả hai quốc gia trong việc tái lập lại kênh thương mại, trao đổi hàng hóa là những nỗ lực không ngừng từ cả hai phía chính phủ, thông qua việc tạo nên một khuôn khổ pháp lý mới, thích hợp cho sự hợp tác và phát triển của doanh nghiệp và nhân dân hai nước trong điều kiện hoàn cảnh mới.

- Phát triển hoạt động ngoại thương, tăng trưởng cả về kim ngạch, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa.

Trong bối cảnh mới – chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở cả hai nước, quan hệ thương mại giữa hai nước đã dần hồi phục và phát triển. Nhìn vào cơ cấu ngoại thương và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu giai đoạn 1992 – 1996, trong hai năm 1992, 1993, tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước tương đối cân bằng, đây là hai năm duy nhất Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu sang liên bang Nga tương đương với tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa từ Nga.

Trong giai đoạn 1997-2000, hoạt động trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam – Nga có bắt đầu chiều hướng tăng nhanh lên với mức 8%/năm, còn giai đoạn 2001- 2012 là phát triển nhanh chóng rõ rệt với tỷ lệ tăng bình quân là trên 30%/năm. Điều này cho thấy những nỗ lực không nhỏ của hai phía, đặc biệt đối với Việt Nam trong việc khôi phục và phát triển quan hệ thương mại với Nga, mặt khác chứng tỏ doanh nghiệp cả hai nước đã thích nghi và từng bước tiến tới phát triển sâu rộng với trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường.

Nhìn chung trong giai đoạn này, xuất nhập khẩu hàng hóa sang liên bang Nga đã tăng dần về số lượng lẫn kim ngạch, nhiều mặt hàng có kim ngạch cao như gạo, cà phê, rau quả, chè, … Chủng loại hàng hóa xuất khẩu ngày càng phong phú hơn và được tiêu thụ trên nhiều vùng khác nhau của nước Nga, không chỉ còn ở mỗi khu vực trung tâm.

Mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển, điều này được minh chứng qua những chuyến thăm lẫn nhau giữa các nguyên thủ quốc gia, nhiều Hiệp định thương mại được ký kết. Sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước về các lĩnh vực năng lượng, hóa chất, nông nghiệp, y tế, giáo dục, … Mối quan hệ giữa các chính quyền địa phương hai nước cũng được cải thiện đáng kể nhờ đó các khó khăn trong việc giao dịch kinh tế, thương mại dần được tháo gỡ, có thể dành thêm nhiều ưu đãi cho nhau.

- Việt Nam phát huy được những đặc điểm nền sản xuất hàng hóa của mình.

Thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa những mặt hàng có thế mạnh vào thị trường Nga với kim ngạch ngày càng tăng và đa chủng loại, Việt Nam đã và đang tiếp cận ngày một sâu rộng vào thị trường với đa dạng nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng và có thế mạnh chế tạo tư liệu sản xuất. Xuất phát từ cơ cấu sản xuất của mỗi quốc gia, Việt Nam đã nhập từ Nga những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là những hàng hóa mà Việt Nam chưa có khả năng chế tạo như các nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp và năng lượng. Đồng thời, Việt Nam xuất khẩu sang liên bang Nga những hàng hóa có khả năng sản xuất và xuất khẩu hiệu quả.

- Khôi phục và phát triển hợp tác thương mại với Nga đã góp phần tác động tích cực đến phát triển cơ sở vật chất và năng lực một số ngành công, nông nghiệp Việt Nam.

Phát triển xuất khẩu đối với các mặt hàng nông nghiệp như cà phê, chè, cao su, tiêu, điều, hoa quả tươi khô, … cũng như hàng thủ công mỹ nghệ; hàng công nghệ phẩm như dệt may, giày dép, đồ chơi, … đã tạo ra sức ép đổi mới không ngừng về mẫu mã lẫn chất lượng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ cải tiến thiết bị, công nghệ, công tác quản lý, tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu khá sôi động trong những ngành nghề đó cũng đã góp phần không nhỏ giải quyết công ăn việc làm, tạo cơ hội nâng cao kỹ thuật và năng lực làm việc của người lao động.

Cũng chính nhờ đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp, chế biến gia công, mà tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta ngày một nhanh hơn, tạo ra sự thay đổi trong công – nông nghiệp và dịch vụ.

Việc tham gia vào kinh doanh ở thị trường ngoài nước đặc biệt là thị trường có sự tham gia của nhiều quốc gia đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm để tiếp tục phát triển thương mại quốc tế.

Như vậy, để đạt được những thành tựu trên đây trong hoạt động thương mại giữa hai nước, một mặt là do chính phủ hai nước đã có những nỗ lực hợp tác chung, tạo điều kiện thuận lợi để cùng nhau phát triển, hai là sự cố gắng không ngừng của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã có những chuyển biến vô cùng tích cực.

4.1.2 Hạn chế

- Quy mô và kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giữa hai nước vẫn còn thấp. Quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và liên bang Nga còn quá nhỏ bé so với khả năng và nhu cầu của hai nước. Sau các sự kiện Liên Xô tan rã, đã thay đổi đột ngột một cách căn bản cả về quy mô, tính chất và hình thức của một đối tác, bạn hàng vô cùng lớn của Việt Nam đã làm cho quan hệ thương mại giữa hai nước sụt giảm nghiêm trọng.

Mặc dù kim ngạch hàng năm đều có tăng lên, song vẫn còn thấp và tăng tương đối chậm. Từ năm 1992 đến nay, các hai nước đều đã có những cố gắng nỗ lực cải thiện quan hệ thương mại, song vẫn còn ở mức độ hạn chế và chưa tương xứng tiềm năng kinh tế của mỗi nước.

- Có sự chuyển dịch lớn trong cơ cấu trong xuất nhập khẩu, nhưng vẫn còn chậm.

Trong quan hệ ngoại thương, trước đây Việt Nam vẫn luôn là nước nhập siêu , tuy nhiên, những năm gần đây Việt Nam đã chuyển sang xuất siêu, nhưng vẫn còn khá chậm.

Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, nhưng quy mô còn nhỏ. Việt Nam cũng đã xuất khẩu đến Nga một số mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như máy tính, linh kiện, xe đạp, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng dệt may cao cấp … tuy nhiên nhìn chung sản phẩm nông, lâm, thủy sản, hàng tiểu thủ công nghiệp là chiếm đa số.

- Hình thức xuất nhập khẩu còn đơn giản.

Việc trao đổi hàng hóa với liên bang Nga phần nhiều là do các tư thương, doanh nghiệp tư nhân của người Việt định cư tại Nga thực hiện bằng con đường buôn bán nhỏ lẻ, thiếu tổ chức và liên kết với nhau theo một chiến lược hay định hướng kinh doanh nhất định. Làm ăn vẫn mang tính “phi vụ”, “đánh nhanh thắng nhanh”.

Hình thức hợp tác kinh tế Việt – Nga chưa gắn với các hợp tác kinh tế khác, đặc biệt là dạng đầu tư, liên doanh, liên kết … Do đó, doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam chưa có điều kiện đứng vững ở thị trường Nga.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa việt nam liên bang nga 1992 đến nay (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w