Trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1994, nguyên tắc minh bạch được xem như là yếu tố cơ bản giúp các quốc gia tạo được sự tin tưởng, giúp thương mại phát triển nhanh chóng, thuận lợi. Minh bạch ở đây mang ý 77 Phụ lục I.3 Hiệp định TBT.
78 Điều 5.1.2 Hiệp định TBT. 79 Điều 6.3 Hiệp định TBT.
nghĩa rõ ràng, được phổ biến rộng rãi, dễ hiểu và ổn định. Điều X GATT khẳng định các luật, quy tắc, quyết định pháp luật và quy tắc hành chính có hiệu lực chung, được bất cứ bên ký kết nào áp dụng phải được công bố khẩn trương để các chính phủ hay các doanh nhân biết. Hiệp định TBT tại Điều 2.9 quy định đối với những bất kỳ sự thay đổi nào về quy định kỹ thuật có liên quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại của các thành viên khác thì phải thông tin nhanh chóng, đầy đủ để các doanh nghiệp được biết.
Đối với Hiệp định EVFTA, minh bạch hoá là nguyên tắc được yêu cầu xuyên suốt các điều khoản về thủ tục hải quan, hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Điều 4.8 EVFTA khẳng định “Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các luật, quy định và các thủ tục hành chính chung về hải quan và liên quan tới thương mại và các yêu cầu khác, kể cả phí và lệ phí, được công khai cho tất cả các bên có quan tâm và đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức, khi khả thi và phù hợp”. Ngoài ra, khâu tham vấn công khai trong việc xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp cũng được nhấn mạnh tính minh bạch80. Tất cả các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp bắt buộc đã ban hành và có hiệu lực phải được công bố công khai trên các trang web chính thức và miễn phí. Việc trả lời các thắc mắc hợp lý của các thành viên khác và các bên quan tâm cũng như cung cấp các tài liệu có liên quan về phải được hồi đáp bằng một trong những ngôn ngữ chính thức theo quy định WTO để có thể dễ hiểu cho tất các các quốc gia. Hệ thống hành lang pháp lý của các quốc gia theo EVFTA không chỉ được yêu cầu minh bạch, thông tin kịp thời mà còn mang tính ổn định. Tính ổn định được thể hiện bằng việc EVFTA quy định các quốc gia phải dành đủ thời gian từ lúc ban hành quy chuẩn kỹ thuật đến lúc có hiệu lực thi hành để chủ thể kinh tế của các bên có khả năng thích ứng, trừ trường hợp các vấn đề khẩn cấp về an toàn hoặc sức khỏe, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia phát sinh hoặc có nguy cơ phát sinh81.
So với WTO và Hiệp định TBT, các hiệp định thương mại khu vực yêu cầu sự tính minh bạch cao hơn, rõ ràng hơn và có giới hạn thời gian cho những vấn đề trả lời góp ý của các thành viên đối tác. Tuy nhiên, cũng có những những điều luật chỉ mang tính ghi nhận. Quy định quốc gia phải dành đủ thời gian để các chủ thể 80 Điều 5.7 Hiệp định EVFTA.
kinh doanh thích ứng là một ghi nhận bỏ lửng mà chưa giải thích cụ thể. Thực chất, chủ thể kinh doanh đến từ nhiều quốc gia khác nhau sẽ có khả năng đáp ứng khác nhau, việc xác định như thế nào là “đủ thời gian thích ứng” cho tất cả các đối tượng là điều rất khó khăn.
Có thể nói, nguyên tắc minh bạch trong chính sách thương mại là cơ sở để thúc đẩy tự do thương mại thuận lợi và hiệu quả hơn. Các quốc gia khi có được cái nhìn tổng quan về chính sách, pháp luật của đối tác sẽ định hướng được sự điều tiết phù hợp, hài hoà, dự trù được các rủi ro nhằm duy trì sự hợp tác lâu dài, bền vững.
Kết luận chƣơng 2
Phế liệu nhựa được xem là một hàng hoá trong thương mại quốc tế, và do đó khi ban hành các chính sách về quản lý phế liệu nhựa, Việt Nam cũng cần phải tuân thủ luật chơi chung của quốc tế, dựa trên nền tảng của WTO và các hiệp định thương mại khu vực. Các nguyên tắc đó chính là không phân biệt đối xử, tự do hoá thương mại, minh bạch – hài hoà hoá. Như đã phân tích ở trên, các nguyên tắc này đều hướng tới mục tiêu giảm bớt, xoá bỏ các rào cản thương mại (đặc biệt là các rào cản môi trường ảnh hưởng tới kinh tế). Thậm chí, đối với hiệp định thương mại tự do EVFTA các nội dung thực hiện nguyên tắc còn được quy định chi tiết hơn để phục vụ cho định hướng hợp tác thương mại sâu rộng hơn. Thực tế, sự tăng trưởng kinh tế thường kéo theo sự suy thoái nhanh chóng của môi trường. Tuy nhiên, những lợi ích mà nó mang lại là điều không thể phủ nhận và việc của các quốc gia là hài hoà các chính sách thương mại của mình phù hợp với các cam kết chung của thể giới và đảm bảo được trách nhiệm với môi trường sống, sức khoẻ của cộng đồng.
CHƢƠNG 3
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ
NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU NHỰA TRONG MỐI TƢƠNG QUAN VỚI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Việt Nam áp dụng biện pháp thuế quan và phi thuế quan để kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu nhựa nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người trước nguồn phế liệu nhựa độc hại. Trong đó, biện pháp phi thuế quan liên quan đến giấy phép nhập khẩu, trình tự thủ tục hải quan, hạn ngạch nhập khẩu đóng vai trò chủ đạo.
Việc phân tích, đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam phải đặt trong mối tương quan với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên để chỉ ra những thách thức Việt Nam có khả năng đối mặt. Đồng thời, tác giả đưa ra một số kiến nghị giải pháp để nâng cao công tác quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa, hướng đến sự phát triển bền vững.