Theo Uỷ ban châu Âu, chỉ riêng năm 2019, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam đã phải hứng chịu hơn 1,5 tỷ tấn rác thải nhựa, chưa tính những nguồn rác thải nhập khẩu lậu85. Do đó, Việt Nam áp dụng các biện pháp hành chính nhằm kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu nhựa, hạn chế tác động xấu đến môi trường. Các quy định hành chính là hình thức của biện pháp phi thuế quan theo định nghĩa của quốc tế, bao gồm: cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, thủ tục kiểm tra của hải quan đối với phế liệu nhựa nhập khẩu và các biện pháp chế tài khi xảy ra vi phạm.
3.1.2.1. Cấm nhập khẩu
So với số lượng chín loại phế liệu nhựa được cấp phép nhập khẩu năm 2018, Quyết định 28 2020 QĐ-TTg ngày 24/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Quyết định số 28 2020 QĐ-TTg) đã cấm nhập khẩu thêm 2 mã HS thuộc nhóm phế liệu nhựa bao gồm: phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Dạng xốp, không
83 Trần Thị Thu Huyền (2019), “Cam kết về thuế xuất nhập khẩu trong thực thi các FTA thế hệ mới”,
Tạp chí
84 Phụ lục 2A, 2A2 Hiệp định EVFTA.
85 “Rào cản mới trong xuất nhập khẩu rác thải nhựa”, https://theleader.vn/rao-can-moi-trong-xuat- nhap-khau- rac-thai-nhua-1609994430427.htm, truy cập 22/4/2021.
cứng (mã HS 3915.20.10); phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Vinyl Clorua (PVC): Dạng xốp, không cứng. PS và PVC thường được sử dụng nhiều trong sinh hoạt của con người như làm vỏ hộp nhựa thực phẩm, khay để đá hay màng bọc thực phẩm... Tuy nhiên, PS và PVC có chứa nhiều chất độc nguy hại như hóa chất gây tác hại đến sức khỏe sinh sản di-2-ethylhexyl-phthalate (DEHP)86, chất độc thần kinh và gây ung thư styrene87. Ngoài ra, với tính năng bền, khó phân huỷ, thì PS và PVC ở dạng xốp, không cứng khó có khả năng tái chế, tỷ lệ tái chế thấp, các chất độc thải ra từ quy trình tái chế gây ô nhiễm môi trường cao. Vì vậy, để bảo vệ cuộc sống; sức khoẻ con người, động thực vật và bảo vệ môi trường, Việt Nam ban hành quy định cấm nhập khẩu đối với các loại phế liệu nhựa này là hợp lý.
Những thành phần nhựa được nhập khẩu nhưng thuộc các trường hợp đã qua sử dụng mà không được băm, cắt thành mẩu vụn và làm sạch để loại bỏ các tạp chất; Vỏ nhựa của các thiết bị, đồ dùng điện tử đã qua sử dụng, như: tivi, máy tính, thiết bị văn phòng... có thành phần chất chống cháy hợp chất PBDE (PolyBrominated Diphenyl Ether), hợp chất PBB (PolyBrominated Biphenyl), các hợp chất gốc phthalate, chì, cadimi, thủy ngân và crom (VI); Nhựa đã bị cháy dở88 đều không được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Không chỉ có phế liệu, các chất, vật liệu không phải là nhựa lẫn trong phế liệu nhựa nhập khẩu, bao gồm các chất, vật liệu bám dính hoặc không bám dính vào phế liệu nhựa nhập khẩu cũng có ràng buộc nhất định. Một số tạp chất không được lẫn vào phế liệu theo quy định pháp luật Việt Nam gồm: hóa chất, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất thải y tế nguy hại, dầu, mỡ có nguồn gốc từ động vật, thực vật; vật liệu chứa hoặc nhiễm chất phóng xạ vượt quá mức miễn trừ quy định tại QCVN 05:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - miễn trừ khai báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và tạp chất nguy hại89. 86 “Vấn đề xử lý chất thải thiết bị điện tử và PVC trong y tế”, https://vihema.gov.vn/van-de-xu-ly- chat-thai- thiet-bi-dien-tu-va-pvc-trong-y-te.html, truy cập 22/4/2021.
87 Thu Hà, “Làm thế nào biết đồ nhựa có độc hại hay không qua ký hiệu?”, https://plo.vn/an-sach- song- khoe/lam-the-nao-biet-do-nhua-co-doc-hai-hay-khong-qua-ky-hieu-791465.html, truy cập ngày 22/4/2021.
88 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 08 2018 TT-BTNMT ngày 14/9/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN 32:2018/BTNMT).
89 Điều 2.4 QCVN 32:2018/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
3.1.2.2. Giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu phế liệu được cấp trong trường hợp phế liệu nhựa và các tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện nhập khẩu mà pháp luật quy định.
(1) Điều kiện nhập khẩu đối với phế liệu
Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 (Luật BVMT 2014), phế liệu nhựa được phép nhập khẩu khi đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và nằm trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu90. Kế thừa tinh thần của Luật hiện hành, Luật BVMT 2020 (có hiệu lực năm 2022) có quy định tương tự, song nhấn mạnh chủ trương chỉ cho phép nhập khẩu phế liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp chứ không nhằm mục đích mua bán phế liệu để tìm kiếm lợi nhuận.
Năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 28 2020 QĐ-TTg ngày 24/9/2020 quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Mặc dù nằm trong danh mục các phế liệu được nhập khẩu, các loại phế liệu này cũng phải đáp ứng quy chuẩn liên quan đến chất lượng của phế liệu. Những loại phế liệu nhựa này được yêu cầu phải được loại ra từ các quá trình sản xuất mà chưa qua sử dụng hoặc phế liệu nhựa Polyethylene Terephthalate (PET) trong bao bì nhựa đựng nước khoáng, nước tinh khiết, nước uống có ga nhưng đã loại bỏ chất lỏng bên trong. Các trường hợp còn lại đều phải ở các dạng như: khối, cục, thanh, dây, dải, băng, màng, nẹp, khay, tấm, lá, pallet, két nhựa; bao jumbo đã được cắt tạo thành dải, tấm hoặc băng. Đối với phế liệu nhựa nhập khẩu dạng màng phải thực hiện lấy mẫu, phân tích. Các loại nhựa khác không thuộc các dạng trên phải được băm, cắt thành mẩu vụn và làm sạch để loại bỏ các tạp chất (kích thước mỗi chiều của mẩu vụn không quá 10 cm, tỷ lệ các mẩu vụn có kích thước lớn hơn 10 cm không vượt quá 5% khối lượng của lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu). Các loại phế liệu nhựa trên không được lẫn các tạp chất được quy định tại mục 2.4 QCVN 32:2018.
Đối với nhựa phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm hạt nhựa tái chế thương phẩm), trừ các trường hợp dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và cơ sở sản xuất đang hoạt động được phép nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất ra hạt nhựa tái chế thương phẩm đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Lưu ý là từ đặc thù của phế liệu rất khó quản lý, dễ gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng, Việt Nam quy định việc nhập khẩu phế liệu chỉ được thực hiện qua đường thuỷ. Việc vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt là hành vi không được phép91.
Đối với trường hợp phế liệu nhựa có kết quả giám định xác định là phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu, gây ô nhiễm môi trường thì buộc phải tái xuất ngay tại cửa khẩu nhập. Trách nhiệm vận chuyển hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thuộc về chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền92. Các lô hàng không được chia nhỏ, không được chuyển hàng hoá sang vỏ container khác. Việc tái xuất về nước xuất khẩu có thời hạn tối đa là thêm 30 ngày kể từ ngày hết hạn tái xuất lần thứ nhất khi các hãng tàu có văn bản đề nghị gia hạn93. Trường hợp không xác định được thì cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan thực hiện tiêu hủy. Việc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm được thực hiện theo quy định về quản lý chất thải. Kinh phí xử lý, tiêu hủy trước hết do tổ chức, cá nhân vi phạm tự thoả thuận với đơn vị xử lý chất thải. Trường hợp đối với phế liệu không xác định được chủ thì kinh phí xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm do nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật94.
(2) Điều kiện của tổ chức, cá nhân để nhập khẩu phế liệu
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu nhựa đóng vai trò rất quan trọng trong việc chịu trách nhiệm bảo quản, sử dụng đúng mục đích hàng hoá được nhập về để tránh những tác động tiêu cực đến môi trường. Yêu cầu và trách nhiệm đặt ra cho các cơ sở sản xuất để được phép nhập khẩu phế liệu bao gồm:
Thứ nhất, có địa điểm riêng để tập kết phế liệu nhập khẩu, để tránh việc phế liệu bị phân tán rải rác khắp nơi, gây ảnh hưởng đến môi trường. Các bãi, kho lưu giữ phế liệu được yêu cầu về mặt cấu trúc xây dựng có mái che kín nắng, mưa; tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy; nền có độ cao đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn vào. Bãi lưu giữ thì phải giảm thiểu bụi phát sinh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải lường trước các biện pháp xử lý các 91 Điều 3, Thông tư 01 2019 TT-BCT ngày 09/1/2019 của Bộ Công thương quy định về cửa khẩu
nhập khẩu phế liệu.
92 Điểm b, Khoản 6, Điều 58 Luật Hải quan 2014.
93 Công văn 6595 TCHQ-GSQL ngày 13/10/2020 của Tổng cục Hải quan về việc tái xuất phế liệu không đủ
điều nhập khẩu đang tồn đọng tại cảng biển.
94 Điều 57 Nghị định 38 2015 NĐ – CP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 31 Điều 3 Nghị định 40 2019 NĐ – CP.
loại nước thải có nguồn từ quá trình lưu giữ phế liệu. Đồng thời, hệ thống thu gom và thoát nước phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Thứ hai, công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
Khi nhập khẩu phế liệu, các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ quy định chỉ nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất trực tiếp tại cơ sở của mình, không biến nhựa phế liệu và các tạp chất đi kèm trở thành hàng hoá mua bán sang tay. Và các hợp đồng được ký trực tiếp với nhà cung ứng người nước ngoài là một yêu cầu phải có để chứng minh được nguồn gốc hàng hoá. Theo Công văn 2188/TCHQ-GSQL ngày 16/4/2019 của Tổng cục Hải quan về tăng cường giải pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng nhập khẩu chất thải và chống buôn lậu gian lận thương mại trong nhập khẩu phế liệu do Tổng cục Hải quan ban hành (Công văn 2188/TCHQ-GSQL), các trường hợp nhập khẩu uỷ thác được cấp Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu từ ngày 17/9/2018 sẽ không được hải quan tiếp nhận và thực hiện các thủ tục để thông quan hàng hoá nữa.
Song hành với thúc đẩy phát triển kinh tế, các doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với hiệp hội ngành nghề thực hiện công tác bảo vệ môi trường, xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật và phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp. Trường hợp phế liệu không đáp ứng quy chuẩn thì doanh nghiệp có trách nhiệm tái xuất lô hàng đó ra khỏi Việt Nam, đồng thời thanh toán toàn bộ các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm. So với Luật BVMT 2014, Luật BVMT 2020 bổ sung quy định yêu cầu các doanh nghiệp phải có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lýphế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới được phép nhập khẩu95 .
Trong quá trình quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu nhựa, có không ít trường hợp doanh nghiệp từ chối nhận và xử lý các lô hàng không đạt chuẩn, các chủ phương tiện “bỏ chạy”. Do đó, quy định về ký quỹ là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo trách nhiệm xử lý rủi ro các nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ hàng phế liệu nhựa nhập khẩu. Luật BVMT 2014 và Luật BVMT 2020 đều có 95 Điểm d, khoản 2 Điều 71 Luật BVMT 2020.
quy định về trách nhiệm ký quỹ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thay vì hướng dẫn nội dung tại các nghị định, Luật BVMT 2020 quy định rõ ràng rằng việc ký quỹ phải thực hiện trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác96. Trong luật BVMT 2014, việc ký quỹ được hướng dẫn tại Nghị định số 40 2019 NĐ – CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường (Nghị định 40 2019 NĐ – CP). Theo đó, số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu và việc ký quỹ thực hiện trên từng lô hàng hoặc từng hợp đồng có thông tin và giá trị của lô hàng phế liệu nhập khẩu. Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật kể từ ngày ký quỹ.
Ngoài ra, trong hồ sơ xin giấy phép xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, doanh nghiệp phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Nội dung thể hiện trong báo cáo bao gồm khẳng định việc sử dụng phế liệu nhập làm nguyên liệu, có giấy xác nhận đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại và các dự án này đã đi vào vận hành.
Có thể nói, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu nhựa được quy định xuyên suốt quá trình phế liệu được nhập khẩu từ chuẩn bị cơ sở vật chất, công nghệ để chứa phế liệu cho tới công đoạn xử lý chất thải phát sinh và tái xuất nếu hàng hoá không đủ điều kiện nhập khẩu. Điều này thể hiện sự chặt chẽ trong khâu quản lý của pháp luật Việt Nam về quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa.
3.1.2.3. Quản lý, kiểm soát việc dỡ phế liệu xuống cảng
Một điều rõ ràng rằng, không phải đủ điều kiện nhập khẩu thì phế liệu nhựa sẽ được phép dỡ từ tàu xuống cảng, mà còn cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 2, Điều 1 Công văn 2188/TCHQ – QLGS và khoản 28 Điều 3 Nghị định 40 2019 NĐ – CP. Theo đó, doanh nghiệp cần:
(i) Đáp ứng các điều kiện nhập khẩu phế liệu
(ii) Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
(iii) Giấy xác nhận ký quỹ
(iv) Lượng phế liệu dỡ xuống cảng hoặc vận chuyển qua cửa khẩu đường thủy nội địa không được vượt quá lượng phế liệu được nhập khẩu còn lại trên Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu
Không như những hàng hoá khác, phế liệu là hàng hoá có tác động rất lớn đến môi trường và sức khoẻ con người, đặc biệt là nhựa phế liệu. Do đó, đối với mặt