Xử lý nợxấu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 31)

1.3.5.1. Các biện pháp xử lý nợ xấu

a. Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi.

- Đôn đốc thu hồi nợ:

Biện pháp này áp dụng với đối tượng khách hàng có thiện chí trả nợ, có khả năng trả nợ.

Các NHTM tiến hành phân tích, phân loại các khoản nợ xấu để từ đó đề ra

các biện pháp đôn đốc, thu hồi, xử lý phù hợp với từng khoản vay. Cần quản lý tài chính chặt chẽ với các khách hàng có nợ xấu, đặc biệt là các khách hàng lớn.

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động và nhận thấy khách hàng có khả năng

phục hồi, thì cần tạo điều kiện để họ duy trì hoạt động bình thường.

Biện pháp đôn đốc thu hồi nợ là biện pháp đầu tiên mà đa số các ngân hàng đều áp dụng khi phát sinh nợ xấu, nhưng biện pháp này chỉ nên thực hiện trong một thời gian nhất định, nếu nhận thấy không có kết quả thì ngân hàng cần vận dụng kết hợp với một số biện pháp khác.

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

Biện pháp này được áp dụng đối với những khoản nợ có khả năng thu hồi khi ngân hàng nhận thấy doanh nghiệp vẫn có khả năng trả nợ nếu tiếp tục hoạt động. Sau khi thương lượng với khách hàng về giải pháp thực thi cũng như yêu cầu cam kết của khách hàng, Ngân hàng có thể áp dụng các phương pháp sau:

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.

hạn trả nợ và/ hoặc gia hạn nợ. Trong đó:

Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Là việc khách hàng được thay đổi thời gian trả từng phần của khoản nợ hoặc thay đổi số tiền từng kỳ trả nợ đã thỏa thuận ban đầu nhưng không làm thay đổi tổng số tiền phải trả và thời hạn trả hết nợ cuối cùng.

Gia hạn nợ: Là việc khách hàng được phép kéo dài thêm thời hạn trả nợ cuối cùng. Đây là phương án giúp khách hàng giảm bớt được áp lực thanh toán nợ trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó có thể phục hồi hoạt động kinh doanh cũng như thu xếp vốn để trả nợ ngân hàng.

- Cơ cấu lại doanh nghiệp:

Được áp dụng khi ngân hàng nhận định khách hàng gặp khó khăn, nhưng có khả năng phục hồi. Cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua việc cấp thêm vốn cho khách hàng và chứng khoán các khoản nợ.

+ Cấp thêm vốn cho khách hàng: Ngân hàng thực hiện cấp thêm vốn cho khách hàng khi khách hàng chứng minh được kế hoạch kinh doanh là khả thi, có thể giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Việc áp dụng biện pháp này có tính mạo hiểm vì nếu không thu hồi được nợ thì khoản nợ xấu sẽ tăng lên, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng nên cần được cân nhắc và kiểm soát chặt chẽ.

+ Chứng khoán hóa các khoản nợ: Ngân hàng có thể chuyển các khoản nợ xấu thành cổ phần đối với các doanh nghiệp cổ phần.

- Khoanh nợ.

Áp dụng đối với khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ nhưng vẫn có thiện chí trong việc trả nợ và ngân hàng muốn hỗ trợ một phần cho khách hàng.

Ngân hàng tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và lãi) của khách hàng trong thời gian nhất định và không tính lãi tiền vay phát sinh

18

đối với số nợ vay chưa thu trong thời gian được khoanh nợ. Thời gian khoanh nợ không tính vào thời gian vay vốn.

- Xử lý tài sản đảm bảo, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:

Áp dụng đối với các khoản nợ xấu không thể cơ cấu, khách hàng chây ỳ không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo và/hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

+ Thanh lý tài sản đảm bảo cho khoản cấp tín dụng, khách hàng cần có tài sản đảm bảo nhất định để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ xem xét áp dụng biện pháp xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Tài sản sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý để bàn giao cho ngân hàng, ngân hàng có thể tự bán công khai tài sản hoặc qua trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc bán cho công ty mua bán nợ.

+ Quản lý, khai thác tài sản: Ngân hàng có thể tiếp nhận tài sản, quản lý, khai thác tài sản để thu hồi nợ.

+ Yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Trong trường hợp việc thanh toán nợ của khách hàng gặp khó khăn, ngân hàng có thể yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dưới hình thức thanh toán nợ trực tiếp hoặc xử lý tài sản bảo đảm của người bảo lãnh.

- Sử dụng công cụ pháp lý để đòi nợ:

Biện pháp này áp dụng đối với khách hàng không có thiện chí trả nợ, không có khả năng trả nợ.

Để áp dụng biện pháp này đạt hiệu quả, ngân hàng cần bảo đảm hồ sơ các khoản tín dụng đầy đủ và phù hợp về mặt pháp lý. Ngân hàng thực hiện kiện khách hàng ra tòa án để đòi nợ. Phán quyết của tòa án sẽ buộc khách hàng trả nợ hoặc chuyển giao tài sản bảo đảm để ngân hàng xử lý thu hồi nợ.

Trường hợp khách hàng là các doanh nghiệp không trả được nợ, ngân hàng với tư cách là chủ nợ chính có thể làm đơn xin mở thủ tục phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản.

Tuy nhiên biện pháp này thường không mang lại nhiều kết quả do thủ tục rắc rối, mất nhiều thời gian và chế tài giám sát việc thi hành quyết định của tòa án chưa thực sự phát huy hiệu quả.

- Bán nợ:

Biện pháp này áp dụng khi ngân hàng gặp nhiều khó khăn và muốn giảm áp lực xử lý nợ xấu.

Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ đối với khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.

Việc bán các khoản nợ xấu (hay quyền đòi nợ) cho một tổ chức khác sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được nợ xấu. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này ngân hàng thường phải chấp nhận bán lại các khoản nợ với giá trị thấp hơn quyền đòi nợ hiện tại, từ đó gây ra những tổn thất nhất định đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

b. Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

- Sử dụng dự phòng rủi ro:

Biện pháp này áp dụng đối với những khoản nợ xấu khó có khả năng thu hồi trong thời gian dài và gần như được coi là không có khả năng thu hồi. Tổ chức tín dụng hạch toán chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đã ký, cam kết đã thỏa thuận với khách hàng.

- Xóa nợ:

Biện pháp này được áp dụng với các khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi dù ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp.

20

Trong trường hợp ngân hàng đã sử dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ mà không đạt kết quả thì ngân hàng tiến hành thực hiện biện pháp này.

Ngân hàng không thu một phần hoặc toàn bộ nợ lãi và/hoặc gốc của khách hàng. Việc xóa nợ này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên đây thường là biện pháp cuối cùng mà ngân hàng thường nghĩ đến.

1.3.5.2. Nhân tố ảnh hưởng tới công tác xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại

a. Nhân tố chủ quan.

- Chính sách, quy định của ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng. Ngân hàng luôn có chính sách khách hàng, chính sách cấp tín dụng áp dụng cho tất cả các khách hàng. Với một số khách hàng đã có quan hệ, có mức độ tín nhiệm nhất định, các ngân hàng thường cấp tín dụng không dựa nhiều vào tài sản đảm bảo mà dựa vào phương án kinh doanh, vào uy tín của bản thân khách hàng. Tuy nhiên khi rủi ro xảy ra thì công tác xử lý rủi ro của ngân hàng gặp khó khăn khi phần cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo khó có khả năng thu hồi.

- Năng lực thẩm định hồ sơ khách hàng của cán bộ ngân hàng.

Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng.

Hồ sơ khách hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ cấp tín dụng, hồ sơ tài sản đảm bảo.

Trong nhiều trường hợp do năng lực cán bộ thẩm định khách hàng còn hạn chế, dẫn đến nhận hồ sơ pháp lý của khách hàng không đầy đủ, sai lệch với thực tế. Hồ sơ tài sản đảm bảo còn nhiều thiếu sót. Những điều này sẽ trở nên bất lợi cho ngân hàng khi thực hiện khởi kiện khách hàng để thu hồi nợ, tác động tiêu cực làm công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

- Công tác trích lập dự phòng rủi ro.

Công tác trích lập DPRR phụ thuộc vào định hướng của ngân hàng như muốn mức trích lập DPRR như thế nào, muốn che dấu thực trạng nợ xấu hay không...hay cũng phụ thuộc vào công tác phân loại nợ của cán bộ ngân hàng...

Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác xử lý rủi ro. Nếu ngân hàng thực hiện công tác trích lập DPRR tốt, sát thực thì sẽ chủ động nguồn để xử lý rủi ro nợ xấu nếu phát sinh và ngược lại.

b. Nhân tố khách quan.

- Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý có vai trò tiên quyết với ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu. Môi trường pháp lý minh bạch, không chồng chéo, ổn định, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các chủ nợ thực thi tốt nhất quyền năng của mình sẽ làm công tác xử lý nợ xấu dễ dàng hơn và ngược lại.

Với các thủ tục liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thông qua khởi kiện, thủ tục mua bán nợ cũng ảnh hưởng lớn đến công tác thu hồi nợ xấu của ngân hàng. Nếu thủ tục phức tạp, qua nhiều khâu...thì việc xử lý nợ xấu sẽ mất nhiều thời gian, ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn và ngược lại.

- Các ban, ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu.

Xử lý nợ xấu là vấn đề rất khó khăn đối với các ngân hàng hiện nay, ngoài yếu tố môi trường pháp lý, thì thái độ hợp tác của các ban, ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu rất quan trọng.

Trong khâu xử lý nợ xấu, ngân hàng cần có sự phối hợp với các ban ngành khác như Tòa án, cơ quan thi hành án, trung tâm bán đấu giá, chính quyền

địa phương.

Trong quá trình xử lý nợ xấu, nếu ách tắc ở một khâu nào sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình xử lý, và ngân hàng sẽ là người chịu thiệt hại đầu

Tl

tiên. Nên chỉ cần các ban, ngành không hợp tác hoặc không nhiệt tình trong vấn đề xử lý nợ xấu, ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ.

- Thiện chí của khách hàng trong vấn đề xử lý nợ xấu

Sự phối hợp, thiện chí của khách hàng với ngân hàng là yếu tố tiên quyết trong vấn đề xử lý nợ xấu.

Nếu khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhung có khả năng trả nợ thì sẽ phối hợp để ngân hàng thực hiện cơ cấu nợ, cơ cấu lại doanh nghiệp. Truờng hợp khách hàng không có khả năng trả nợ nhung có thiện chí với ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu thì công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng sẽ dễ dàng hơn nhiều nhu qua việc phối hợp để bán tài sản trả nợ...

Còn nguợc lại, nếu khách hàng không có thiện chí trả nợ, chây ỳ, không hợp tác với ngân hàng, thì ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí và mất nhiều thời gian cho việc tìm các biện pháp để xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w