Bài học kinh nghiệm vận dụng với Việt Nam

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 42 - 97)

1.4.2.1. Việc thành lập cơ quan chuyên biệt quản lý nợ xấu trực thuộc Ngân hàng Nhà nước

Nhu kinh nghiệm của các quốc gia, việc thành lập cơ quan xử lý nợ xấu chuyên biệt trực thuộc Chính phủ (có thể ủy quyền cho NHNN quản lý) là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ xử lý một phần nợ xấu của các NHTM. Cụ thể, cơ quan này nên tập trung vào xử lý nợ xấu của các tập đoàn, DNNN tại các NHTM. Việc xử lý có thể thực hiện theo một trong những phuơng thức sau:

Một là, Xóa nợ thông qua việc thay thế bằng các trái phiếu do Chính phủ phát hành. Theo mô hình của Hungary, NHNN có thể cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Cơ quan chuyên biệt xử lý nợ của Chính phủ sẽ dùng trái phiếu Chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu đuợc coi là các khoản nợ lớn và quan trọng. Cơ quan này có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.

34

NHTM cho vay (gồm cả các NHTM Cổ phần và NHTM có vốn Nhà nước chi phối) thành vốn cổ phần. Theo đó, sở hữu Nhà nước sẽ gia tăng trong một số NHTM (gồm cả NHTM cổ phần). Điều này tuy tốn chi phí nhưng sẽ tạo thuận lợi cho NHNN trong chỉ đạo việc hợp nhất, sáp nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Nguồn vốn của cơ quan quản lý nợ xấu chuyên biệt trên nên hình thành từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Trên thực tế, hoạt động của NHTM Việt Nam nếu được tái cấu trúc thành công và kinh doanh trong một môi trường thuận lợi thì sẽ tạo lượng lợi nhuận rất lớn (điều này đã được chứng minh trong giai đoạn từ 2005 đến 2009), tăng tính khả thi trong việc hoàn trả các khoản nợ trái phiếu được bảo lãnh bởi Chính phủ.

1.4.2.2. Việc xử lý nợ xấu thông qua các cơ quan quản lý tài sản của các Ngân hàng thương mại

Theo tính toán, đến nay các NHTM đã trích lập dự phòng tín dụng 70.000 tỷ, trong đó 84% nợ xấu có tài sản đảm bảo với giá trị tài sản đảm bảo tương đương 130% giá trị các khoản nợ và đa phần là bảo đảm bằng bất động sản. Như vậy, các NHTM hoàn toàn có thể chủ động xử lý các khoản nợ xấu của mình (với điều kiện là có tài sản bảo đảm). Vấn đề là phải xây dựng cơ chế hợp lý. Cơ chế phải đảm bảo được 5 nguyên tắc: (1) Hỗ trợ các NHTM thu hồi được vốn đã đầu tư vào nợ xấu nhanh chóng nhưng không gây ra tổn thất quá lớn cho các NHTM; (2) việc thu hồi nợ xấu không làm trầm trọng thêm tình hình thị trường bất động sản; (3) giảm thiểu tối đa thiệt hại của các nhà đầu tư; (4) giảm thiểu tối đa chi phí của Chính phủ; (5) tách biệt hoạt động xử lý nợ xấu và hoạt động kinh doanh của NHTM. Căn cứ theo kinh nghiệm của 3 quốc gia được nghiên cứ trên, nên thực hiện cơ chế như sau:

Thứ nhất, các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà không có tài sản bảo đảm

hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp.

Thứ hai, tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM.

Thứ ba, các NHTM sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một dạng của phương thức chứng khoán hóa các khoản vay có bảo đảm). Chẳng hạn, AMC có thể chia trái phiếu thành 3 hạng ứng với 3 nhóm nợ là nhóm 3, 4 và 5. Mỗi loại này sẽ có mức lãi suất khác nhau nhưng tối thiểu phải cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. Số tiền thu hồi này sẽ được chuyển cho NHTM để phục vụ việc cho vay các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Thứ tư, Chính phủ nên thực hiện bảo lãnh với các trái phiếu trên đồng thời thành lập cơ quan quản lý bất động sản trực thuộc Chính phủ để quản lý các bất động sản trong trường hợp Chính phủ phải thực hiện chi trả bảo lãnh cho các trái phiếu. Chỉ với sự bảo lãnh của Chính phủ thì các nhà đầu tư trong nước và quốc tế mới thấy được sự hấp dẫn từ các loại trái phiếu trên. Hơn thế, sự trầm lắng của bất động sản cũng như hoạt động tín dụng bất động sản chỉ là tạm thời ở Việt Nam nếu nhìn toàn bộ chu kỳ phát triển của thị trường này tại Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Khi thị trường phục hồi thì mọi thứ sẽ trở lại quỹ đạo tích cực. Vấn đề là cơ chế phải tạo điều kiện cho các NHTM và thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Thứ năm, Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho NHNN trong việc ban hành quy chế về hoạt động AMC cũng như hoạt động chứng khoán hóa. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc giám sát hoạt động

36

trên, tránh tối đa các NHTM sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa trên để làm gia tăng rủi ro hệ thống (giống trường hợp của Mỹ giai đoạn 2007-2009).

Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là (1) kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; (2) hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn; (3) xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho Chính phủ và bản thân các NHTM. Với 2 nhóm khuyến nghị xử lý nợ xấu trên, hy vọng việc áp dụng các kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc và Hungary sẽ đảm bảo xử lý nợ xấu phù hợp với 3 yêu cầu đặc thù của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Như vậy trong chương 1 tác giả đề cập đến khái niệm về NHTM, các hoạt

động chủ yếu của các NHTM và vai trò NHTM tại Việt Nam, khái quát về tín dụng và đặc trưng của tín dụng. Nội dung chủ yếu là tập trung vào việc phân tích

nợ xấu và xử lý nợ xấu trong các NHTM. Cuối cùng đưa và phân tích các yếu tố

khách quan, yếu tố chủ quan trong đó bao gồm các nhân tố ảnh hưởng như tình

hình kinh tế xã hội, sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân và chính sách

quản lý của Nhà nước, các yếu tố lãi suất, sản phẩm huy động, các hoạt động truyền thông, cơ sở vật chất và uy tín của Ngân hàng đồng thời chất lượng dịch

vụ của đội ngũ nhân viên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trong quá trình

hoạt động kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng tới công tác xử lý nợ xấu. Đưa ra

những giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu của một số nước và bài học kinh nghiệm rú ra cho Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

TỈNH NAM ĐỊNH

2.1. KHÁI QUÁT CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG TÌNH NAM ĐỊNH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định (NHCTNĐ) ra đời trên cơ sở ngân hàng nhà nước tỉnh Nam Định. Trước khi Ngân hàng Công thương Việt Nam tiến hành cổ phần hóa thì NHCTNĐ có tên là NHCT tỉnh Nam Định.

Trước nghị định 53/HĐBT về đổi mới hoạt động Ngân hàng thì nghiệp vụ chủ yếu của NHCT tỉnh Nam Định vừa là phục vụ vừa là thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng và thanh toán trên địa bàn, ngân hàng hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp của nhà nước. Sau nghị định 53/HĐBT, hệ thống ngân hàng chuyển từ hệ thống ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngân hàng 2 cấp và từ đây NHCT tỉnh Hà Nam Ninh ra đời, sau đó do sự chia tách về địa lý đổi thành NHCT tỉnh Nam Định là một chi nhánh NHTM trực thuộc NHCTVN.

Trong những năm từ 1988 đến 1990 đây là thời kỳ chuyển đổi đầy khó khăn của hệ thống ngân hàng nói chung và của NHCT tỉnh Nam Định nói riêng,

đây cũng là thời kỳ hệ thống ngân hàng bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường có

sự quản lý của nhà nước. Trong giai đoạn này có nhiều tổ chức tín dụng vỡ nợ, còn các ngân hàng khác nợ quá hạn và nợ khó đòi tăng cao. Sự kiện này không do bản thân hoạt động của ngân hàng mà đây là "vòng xoáy" của quá trình chuyển đổi nền kinh tế qua hoạt động của mình. Nguyên nhân chính là do sự yếu

38

kém của cơ chế quản lý tập trung quan liêu và những khuyết tật của nó giờ đây mới có dịp bung ra. NHCT không tránh khỏi tình trạng chung của hệ thống ngân

hàng, hoạt động của ngân hàng thời kỳ này vừa tập trung bao cấp, nhung có hoạt

động kinh doanh một mặt nhà nuớc giao kế hoạch, mặt khác nhà nuớc chua quan tâm củng cố hoạt động quản lý và kiểm soát nên kinh doanh của ngân hàng

chua đạt hiệu quả nhu mong muốn.

Sau một thời gian hoạt động NHCT tỉnh Nam Định tự đổi mới, hoàn thiện và phát triển trên cơ chế thị truờng. Từ khi thành lập chi nhánh NHCT tỉnh Nam định (tiền thân là NHCT tỉnh Hà Nam Ninh) đã trải qua nhiều biến cố với những thử thách khó khăn to lớn.Ba lần tách ngân hàng:

+ Năm 1993 tách đổi thành NHCT tỉnh Nam Hà + Năm 1996 tách đổi thành NHCT tỉnh Nam Định.

+ Tháng 7/2011 thực hiện chuơng trình hiện đại hoá của NHCT do đó chi nhánh NHCT TP Nam Định đuợc nâng cấp thành chi nhánh cấp I trực thuộc NHCTVN và tách ra khỏi NHCT tỉnh Nam Định.

Năm 2014 NHCT Việt Nam đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam, NHCT tỉnh Nam Định đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam - Chi nhánh Nam Định.

NHCTNĐ nằm trên địa bàn thành phố Nam Định là trung tâm văn hoá, kinh tế xã hội của toàn tỉnh, ở đó tập trung nhiều loại hình kinh tế nên khách hàng giao dịch với Ngân hàng rất đa dạng và phong phú. Mặt khác, NHCTNĐ là một trong những đơn vị có đội ngũ lãnh đạo đoàn kết thống nhất, thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng cấp trên giao phó với mục tiêu: "Kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý”.

Thực hiện theo phuơng châm "Nâng giá trị cuộc sống.

". Điều đó đã tạo điều kiện cho NHCTNĐ mở rộng quy mô khối luợng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân hàng.

Cơ cấu tổ chức của NHCTNĐ đã cơ bản ổn định. Toàn chi nhánh có 15 phòng ban, trong đó có 07 phòng giao dịch và 01 phòng kiểm tra nội bộ của NHTMCPCT Việt Nam đóng tại chi nhánh với tổng số 124 cán bộ.Trụ sở chính đóng tại 119 Quang Trung thành phố Nam Định :

Chức năng của các phòng ban tại NHCTNĐ:

m Chỉ tiêu

2012 2013 2014

Số

tiền so 2011+/- % tiềnSố so 2012+/-% tiềnSố so 2013+/-%

I Phân theo đồng tiền 2.430 +10 2.588 6.5% 2.715 4.9%

1 Nguồn vốn VND 2.078 14% 2.230 7.3% 2.359 5.8%

40

- Phòng tổ chức hành chính: quản lý cán bộ - đào tạo, hành chính, phân bổ cán bộ trong cơ quan dưới sự chỉ đạo của giám đốc.

- Phòng kế toán: Thực hiện thanh toán trong toàn quốc và quốc tế cho khách hàng với các hình thức thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ qua NHNN, chi trả kiều hối, quản lý tài sản của khách hàng, hạch toán chi tiêu nội bộ, hạch toán kết quả kinh doanh của ngân hàng sau từng thời kỳ.

- 03 phòng khách hàng:

Các phòng khách hàng với các chức năng chính sau:

+ Cho vay các tổ chức kinh tế, tư nhân cá thể và hộ gia đình.

+ Thực hiện các nghiệp vụ mua - bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, mua - bán ngoại tệ cho khách hàng, thanh toán, mở L/C (TTQT) thu các khoản phí dịch vụ.

+ Huy động vốn: huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để phục vụ cho các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng .

- Phòng kế hoạch tổng hợp: làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và lập kế hoạch giúp cho ban Giám đốc hoạch định các chiến lược kinh doanh của ngân hàng, kết hợp công tác điện toán

- Phòng ngân quỹ: Thu chi tiền mặt, đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.

- Các phòng giao dịch: Phòng giao dịch Hạ Long, Phòng giao dịch Nam phong, Phòng giao dịch Mỹ Tân, Phòng giao dịch Năng Tĩnh, Phòng giao dịch Nghĩa Hưng, Phòng giao dịch Xuân Trường, Phòng giao dịch Trực Ninh ( Bảy phòng giao dịch này gần như thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng) .

41

2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam qua các năm 2011 - 2014

2.1.2.1. Huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những mặt mạnh của Chi nhánh, đặc biệt là trong thời gian gần đây, mặc dù đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn, nhưng tổng nguồn huy động vẫn không ngừng tăng trưởng. Chi nhánh luôn xác định huy động vốn là công tác quan trọng thường xuyên và lâu dài, khẳng định thế mạnh của chi nhánh. Bên cạnh việc tích cực duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ, chi nhánh còn không ngừng mở rộng thu hút thêm những khách hàng mới.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn

VND___________________ Tỷ trọng (%) 414 14% 13% II Theo hình thức 2.430 2.58 8 2.715 1 Doanh nghiệp 440 378 402 Tỷ trọng (%) 18% 15% 15% 2 Dân cư 1.667 16% 1.837 2.043 Tỷ trọng (%) 68.6 71% 75% 3 Khác ---- 321 372 268.8 Tỷ trọng (%) 13% 14% 10%

m Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền +/- % Số +/- % Số +/- % I Theo đồng tiền 2.460 5 2.389 -2.9% 2.505 4.8% 1 VND 2.154 1% 2.064 2.154 ɪ Tỷ trọng (%) 88% 86% 86%

2 Ngoại tệ quy đổi ~3Õ5 -11% 125 151

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn tại chi nhánh trong các năm qua có sự tăng truởng rõ rệt, tổng nguồn vốn trong năm 2014 đạt 2.715 tỷ đồng, tăng 127 tỷ so với năm 2013, mức tăng là 4.9%. Qua số liệu huy động vốn của chi nhánh trong năm 2014 cho thấy, mặc dù trong năm 2014 lãi suất huy động trên thị truờng luôn có xu huớng biến động giảm, chi nhánh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ về thị phần khách hàng từ các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, một số phòng ban chi nhánh đã làm tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động tăng truởng cao so với năm 2013

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Truớc những diễn biến phức tạp của của tình hình kinh tế trong và ngoài nuớc, tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng bị ảnh huởng và đang có những thay đổi.

Tỷ trọng (%) 12% 14% 14%

II Theo thời hạn cho 2.460 2.389 2.505

1 Ngan hạn 2.134 "9% 2.078 2.250 Tỷ trọng (%) 77% 87% 90% 2 Trung dài hạn 126 -16% 1Ĩ1 155 Tỷ trọng (%) 13% 13% 10% III Theo thành phần 2.460 2.389 2.505 1 Tổ chức kinh tế 1.608 5.7% 1.567 1.655

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 42 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w