Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá hối đoái tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tỷ GIÁ hối đoái TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU của CÔNG TY cổ PHẨN NAM VIỆT (Trang 33 - 40)

3 Doanh thu hoạt động tà

2.2.1 Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá hối đoái tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Tuy nhiên, cũng có những rủi ro mà công ty phải đối mặt khi áp dụng phương thức thanh toán này. Khi lãi suất, tỷ giá thay đổi, sự biến động của giá cả hàng hóa diễn ra một cách thường xuyên. Khi giá tăng công ty phải chấp nhận giá cao hơn hoặc phải tìm kiếm những nguồn hàng khác thay thế dẫn đến phát sinh nhiều chi phí và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

2.1.5.3 Phương thức nhờ thu

Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế mà công ty sử dụng, trong đó được sử dụng trong hoạt động nhập khẩu. Sau khi giao hàng thì công ty ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình mà ở đây là Vietcombank xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên nhập khẩu để được thanh toán.

Tại công ty do đặc điểm hoạt động xuất khẩu còn rất hạn chế, phương thức thanh toán quốc tế này được sử dụng không nhiều. Công ty chỉ thực hiện nhờ thu kèm chứng từ bởi nhờ thu phiếu trơn không đảm bảo quyền lợi cho công ty (bên xuất khẩu). Việc áp dụng nhờ thu kèm chứng từ chỉ được thực hiện đối với các bạn hàng không có quan hệ mật thiết hay chủ yếu mua hàng theo tính chất thời vụ.

2.2 Thực trạng tình hình rủi ro tỷ giá hối đoái và công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ phần Nam Việt rủi ro tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ phần Nam Việt

2.2.1 Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá hối đoái tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp doanh nghiệp

Năm 2013, tiếp đà của việc duy trì sự ổn định tỷ giá được thiết lập

trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì mục tiêu tỷ giá trong biên độ không quá 2 – 3% nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VND. Tuy nhiên, tại một số thời điểm trong năm 2013, áp lực tỷ giá tăng nhẹ theo diễn biến trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế, cộng với việc một số Ngân hàng thương mại đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép, thậm chí tăng giá mua bằng giá bán lên kịch trần ở mức USD/VND = 21.036, đẩy giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320 VND gây rất nhiều ảnh hưởng cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Để chấm dứt áp lực lên tỷ giá, ngày 27/6/2013, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% lên mức 21.036 VND/USD, sau gần 18 tháng ổn định ở mức 20.828 VND. Sau thời gian đó, nhu cầu USD tại các NHTM bắt đầu hạ nhiệt, gây tác động lan tỏa sang thị trường tự do. Trong những ngày cuối năm 2013, giá USD tại các NHTM quanh mức 21.140 VND. Trên thị trường tự do, giá USD phổ biến ở mức 21.180-21.200 VND. Bên cạnh đó, tỷ lệ “đô la hóa” (tiền gửi ngoại tệ trong tổng phương tiện thanh toán) giảm xuống 13.2% từ mức 15.8% vào cuối năm 2011.

Đến năm 2014, ngay từ đầu năm, NHNN đề ra mục tiêu tỷ giá trong

biên độ không quá ±2%.

Đây cũng là năm mà tín dụng VND tăng chậm, theo đó, NHNN đã nới lỏng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của NHTM. Với lãi suất thấp hơn 4-5%/năm so với vay vốn VND, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tín dụng giá rẻ. Các công ty hoạt động xuất nhập khẩu cũng vì thế mà được hưởng lợi.

Do tín dụng ngoại tệ tăng cao, giá mua bán USD được duy trì ở mức cao, cùng với tâm lý kỳ vọng về khả năng NHNN sẽ sớm điều chỉnh tăng tỷ giá sau những thông điệp của Thống đốc và định hướng chính sách tỉ giá trong năm 2014, NHNN đã quyết định nâng tỉ giá chính thức thêm 1% lên mức 1USD = 21.246VND, có hiệu lực từ ngày 19/6/2014. Đây là lần điều chỉnh tỉ giá đầu tiên trong vòng một năm và là lần thứ 2 trong gần 3 năm 2011-2014.

Năm 2015, được coi là một năm đầy biến động, nhiều thách thức trong

chính sách tiền tệ và chính sách tỉ giá trước bối cảnh USD liên tục lên giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam.

Ở trong nước, việc huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) để bù đắp thâm hụt ngân sách không thành công đã đẩy lãi suất TPCP tăng cao, tạo áp lực kép lên thị trường tiền tệ. Dư thừa thanh khoản trong ngắn hạn trong khi lãi suất tăng cao trong dài hạn, qua đó gián tiếp cản trở mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn định tỷ giá.

Trước tình hình đó, ngay sau khi NH Trung ương Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ vào ngày 11/8, ngày 12/8, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỉ giá giữa VND và USD tăng từ +/-1% lên +/-2%.

Tiếp đó, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Fed tăng lãi suất và biến động của thị trường tài chính thế giới, ngày 19/8, NHNN đã điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD thêm 1%, đồng thời mở rộng biên độ tỉ giá từ +/-2% lên +/-3%.

Như vậy, tính chung trong năm 2015, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỉ

năm này, biến động tỷ giá xảy ra rất mạnh và các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chịu rất nhiều ảnh hưởng từ tỷ giá đến kết quả kinh doanh.

Bắt đầu từ năm 2016, thay vì công bố một mức tỷ giá cố định trong

thời gian dài như trước đây, hàng ngày, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm theo cả hai chiều lên xuống. 3 tháng đầu năm, thị trường ngoại tệ diễn biến ổn định, thanh khoản của thị trường tốt, tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ giảm mạnh.

Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích tài chính lại cho rằng chính sách tỷ giá duy trì ổn định trong ba tháng đầu năm nhờ sự thuận lợi về diễn biến thị trường đến từ trong và ngoài nước. Song, diễn biến tỷ giá trong năm nay vẫn rất khó lường và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy việc điều hành tỷ giá của NHNN chắc chắn sẽ còn có những biến động phức tạp, kéo theo sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới tỷ giá hối đoái và hoạt động của các công ty, như trường hợp của công ty cổ phần Nam Việt.

2.2.1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá hối đoái

Theo dõi tình hình biến động tỷ giá hối đoái của các đồng tiền trên thế giới so với đồng Việt Nam, có thể nhận thấy, đồng Việt Nam đang ngày càng mất giá so với các đồng tiền mạnh, chủ chốt trong thanh toán quốc tế và hoạt động ngoại thương.

Những thay đổi này có sức ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, cũng nhưng toàn bộ nền kinh tế nói chung. Muốn giảm thiểu được những tác động tiêu cực của nó chúng ta cùng xem xét các nguyên nhân gây ra biến động tỷ giá hối đoái:

- Do mất cân đối về cung cầu ngoại tệ: Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên nhu cầu Nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, nguyên – nhiên liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa mà trong nước chưa sản xuất được là rất lớn. Vì thế nhu cầu về ngoại tệ là rất lớn, trong khi đó xuất khẩu đang còn rất hạn chế nên chưa tạo được nguồn thu ngoại tệ tương xứng và ổn định.

- Chính sách của Chính phủ, mà trực tiếp là NHNN. Việc điều hành của NHNN chưa tuân theo sát quy luật thị trường, các phản ứng của NHNN còn chậm và trong nhiều trường hợp mang tính hành chính

- Chưa có các chương trình quản lý rủi ro hoặc quản lý rủi ro còn chưa hiệu quả. Không sử dụng các công cụ phái sinh, công cụ tài chính hoặc có sử dụng nhưng không thích hợp.

- Thị trường các công cụ tài chính và các công cụ phái sinh ở Việt Nam còn chưa phát triền, chính sách triển khai áp dụng còn nhiều hạn chế, bất caaph thiếu thông tin, … gây ra khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái cho Doanh nghiệp.

- Đầu cơ trên thị trường ngoại hối gây ra sự thiếu hụt nguồn cung ngoại tệ làm cho tỷ giá hối đoái thay đổi.

- Ngoài ra, còn các nhân tố thị trường như lãi suất, lạm phát và triển vọng của nền kinh tế cũng là các nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá hối đoái.

Nguyên nhân bên ngoài:

- Do nền kinh tế thế giới biến động không ngừng ảnh hưởng tới sức mua của các đồng tiền nên gây ra rủi ro tỷ giá hối đoái.

- Do quá trình hội nhập hóa sâu rộng, hợp tác quốc tế, đầu tư quốc tế và tín dụng quốc tế phát triển nên việc phải đối mặt với nhiều đồng tiền hơn là điều khó tránh khỏi. Điều này làm cho rủi ro tỷ giá ngày càng tăng cao.

Tóm lại, hầu hết các doanh nghiệp đều chịu sự tác động của tỷ giá hối đoái. Là một doanh nghiệp kinh doanh mà hoạt động nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng mạnh đến kết quả sản xuất kinh doanh thì rủi ro tỷ giá lại càng hiện hữu rõ nét hơn. Mức độ rủi ro tỷ giá phụ thuộc vào mức độ biến động tỷ giá lớn hay nhỏ và giá trị của các khoản thu chi ngoại tệ của doanh nghiệp.

2.2.1.3 Tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái tới kết quả kinh doanh của Công ty cổ phẩn Nam Việt

Trước hết, xin đưa ra Bảng tính lãi/lỗ từ tỷ giá qua một số thương vụ nhập khẩu của công ty trong năm 2015 như sau.

Bảng 2.4: Bảng tính lãi/lỗ từ tỷ giá hối đoái qua một số thương vụ nhập khẩu của công ty cổ phần Nam Việt năm 2015.

Ngày Diễn giải Tỷ giá thanh toán Tỷ giá giao ngay thời điểm ký hợp đồng Số tiền thanh toán (USD) Lãi/lỗ 12/01/2015

Mua USD thanh toán LC số

:D50LU54776 (610 162.70$ x 21 395) 21 395 21 246 610162.67 - 90 914 238

13/01/2015

Vay NH thanh toán NT số

222281400045 (99,507.75*21,365) 209.49tấn hạt Đậu tơng Scoular 209.49tấn hạt Đậu tơng Scoular

company 21 365 21 246 99507.75 - 11 841 422

13/01/2015

Mua USD thanh toán nhờ thu số: 2222814000046 -Rainbow Inter'l Fzco (117,720.00$*21,365) lô cám mì

540Mt 20cont40' 21 365 21 246 117720.00 - 14 008 680

16/01/2015

Vay NH thanh toán LC:

141113D50LA55711 (993 828.36$ x

21 350) 21 350 21 410 993828.36 59 629 702

23/01/2015

Vay NH thanh toán LC số

222101400041 ($205,527.50*21.370)

Lô Ngô 950t 21 370 21 420 205527.50 10 276 375

09/02/2015

Vay NH thanh toán LC số: 2221014000040

(1,578,514.79$*21.345) Lô Ngô

7,495.427 MTS 21 345 21 375 1578514.79 47 355 444

24/02/2015

Vay NH thanh toán LC: D50LU55111 (997 021,2$ x 21 375)-SOJITZ ASIA

PTE LTD 21 375 21 350 997021.20 - 24 925 530

16/03/2015

Vay NH thanh toán LC:

222101400045 (710 557,17$*21.427) -

217110005679755 21 427 21 367 710557.17 - 42 633 430

19/03/2015

Vay NH thanh toán LC:

222101500003 (765 190,96$*21.488) -

217110005600066 21 488 21 450 765190.96 - 29 077 256

27/03/2015

Vay NH thanh toán LC: 222101400035 (1 185

728,25$*21.545) - 217110005711734 21 545 21 500 1185728.25 - 53 357 771

16/04/2015

Vay NH thanh toán LC:

222101400038 (1 185 728,25$ x 21

612) 21 612 21 545 1185728.25 - 79 443 793

06/05/2015

Vay NH thanh toán nhờ thu:

222281500016 (64 927,66$ x 21 673) 21 673 21 380 64927.66 - 19 023 804

07/05/2015

Vay NH thanh toán điện chuyển tiền

(48 840$ x 21 715) 21 715 21 545 48840.00 - 8 302 800

18/05/2015

Mua USD thanh toán nhờ thu:

222281500022 (88 000$ x 21 812) 21 812 21 545 88000.00 - 23 496 000

20/05/2015

Vay NH thanh toán LC:

222101400043 (939 772,25$ x 21 830) 21 830 21 367 939772.25 - 435 114 552

20/05/2015

Vay NH thanh toán nhờ thu:

20/05/2015

Quyết toán ký quỹ Ngô 5000MT (54.950,75$*21.367) LC:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tỷ GIÁ hối đoái TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU của CÔNG TY cổ PHẨN NAM VIỆT (Trang 33 - 40)