Hoạt động thanh toán quốc tế của công ty

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tỷ GIÁ hối đoái TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU của CÔNG TY cổ PHẨN NAM VIỆT (Trang 30 - 33)

3 Doanh thu hoạt động tà

2.1.5 Hoạt động thanh toán quốc tế của công ty

Quá trình thanh toán hàng nhập khẩu tai công ty được tiến hành dựa trên các phương thức thanh toán là chuyển tiền, nhờ thu và thư tín dụng. Với các đơn hàng có giá trị thấp hoặc hợp đồng với những bạn hàng thân thiết, công ty thường áp dụng thanh toán bằng phương thức chuyển tiền nhờ sự thuận tiện, nhanh chóng. Với đơn hàng có giá trị lớn, hoặc đối với đối tác mới, thời gian giao hàng dài, công ty sử dụng phương thức L/C nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro. Phương thức nhờ thu được công ty sử dụng tùy vào từng trường hợp và điều kiện cụ thể.

2.1.5.1 Phương thức thanh toán quốc tế chuyển tiền (TT)

Phương thức thanh toán quốc tế chuyển tiền là phương thúc thanh toán mà nhà nhập khẩu ủy nhiệm cho ngân hàng thanh toán trích từ tiền gửi của công ty ở ngân hàng một số tiền nhất định chuyển cho nhà nhập khẩu ở một địa diểm nhất định vào một thời gian xác định.

Theo phương thức này, khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ do bên xuất khẩu xuất trình, nhà nhập khẩu là công ty sẽ phải ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản ngoại tệ theo hợp đồng quy định để thanh toán cho nhà xuất khẩu; hoặc sẽ ủy nhiệm cho ngân hàng trích tài khoản Việt Nam đồng của mình tại ngân hàng để mua số ngoại tệ cần thiết theo tỷ giá trao ngay áp dụng tại ngân hàng để thanh toán cho bên xuất khẩu.

Tuy nhiên có một thực tế đó là, tính thời điểm hiện nay, công ty có tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng song số dư tài khoản theo chính sách của công ty thì duy trì ở mức rất thấp và gần như không thể hiện nhiều tác dụng trong

thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, khi thực hiện thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, công ty thường phải ủy nhiệm cho ngân hàng trích tài khoản Việt Nam đồng của mình để mua số ngoại tệ cần thiết theo tỷ giá giao ngay trên thị trường lúc đó. Trong trường hợp thiếu tiền bằng Việt Nam đồng để mua ngoại tệ, công ty vay trực tiếp ngân hàng phục vụ số Việt Nam đồng cần thiết. Quy trình được thực hiện như sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán bằng phương thức chuyển tiền. Trong đó:

(1) Giao dịch thương mại trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau.

(2) Viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc bằng điện) cùng với uỷ nhiệm chi.

(3) Chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng. (4) Chuyển tiền cho người thụ hưởng.

Qua cách thức thanh toán nêu trên, có thể thấy rằng, công ty luôn nắm chắc chắn sẽ phải trả bao nhiêu ngoại tệ (cho hợp đồng nhập khẩu) hoặc thu

về bao nhiêu ngoại tệ (với hợp đồng xuất khẩu), trong khi số Việt Nam đồng cần để quy đổi lại không chắc chắn vì tỷ giá luôn có sự biến động. Như vậy, từ thời điểm hợp đồng ngoại thương được ký kết cho đến thời điểm thanh toán hợp đồng, công ty có thể phải gánh chịu rủi ro hối đoái.

2.1.5.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trả ngay (L/C at sight).

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trả ngay là phương thức thanh toán quốc tế mà trong đó nhà nhập khẩu ủy thác ngân hàng phục vụ mình mở một thư tín dụng hứa trả toàn bộ giá trị hợp đồng cho nhà xuất khẩu ngay sau khi hộ đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hoàn hảo cho nhà nhập khẩu.Phương thức này quy định việc thanh toán được thực hiện ngay khi chứng từ được chuyển tới ngân hàng phát hành L/C.

Thời gian thanh toán thông thường đối với công ty là 3 tháng sau ngày ký kết hợp đồng. Như vậy ta có thể thấy khoảng thời gian 3 tháng là khoảng thời gian rủi ro hối đoái có thể xảy ra và có sự biến động, chính vì thế công ty cần có biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái. Việc thực hiện thanh toán bằng hình thức L/C được công ty thực hiện thông qua ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.

 Lợi ích của việc sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C

 Công ty sẽ nhận được các chứng từ về hàng hóa do mình quy định như NHPH ghi rõ trong L/C, đồng thời NHPH giúp kiểm tra bộ chứng từ với chuyên môn và trách nhiệm cao nhất.

 Công ty được bảo đảm rằng sẽ chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/C khi tất cả các chỉ thị trong L/C được thực hiện đúng.

 Công ty có khả năng bảo tồn được vốn vì không phải ứng trước tiền. Tận dụng được tín dụng của ngân hàng: Theo từng giai đoạn nhập hàng, nếu được ngân hàng cho phép miễn ký quỹ một phần hay tồn bộ trị giá L/C thì

khơng khác gì ngân hàng đã cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu.

 Vì có sự bảo đảm về thanh toán, công ty có thể thương lượng đạt được giá cả tốt hơn mà mở rộng được quan hệ khách hàng cũng như quy mô kinh doanh.

Tuy nhiên, cũng có những rủi ro mà công ty phải đối mặt khi áp dụng phương thức thanh toán này. Khi lãi suất, tỷ giá thay đổi, sự biến động của giá cả hàng hóa diễn ra một cách thường xuyên. Khi giá tăng công ty phải chấp nhận giá cao hơn hoặc phải tìm kiếm những nguồn hàng khác thay thế dẫn đến phát sinh nhiều chi phí và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

2.1.5.3 Phương thức nhờ thu

Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế mà công ty sử dụng, trong đó được sử dụng trong hoạt động nhập khẩu. Sau khi giao hàng thì công ty ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình mà ở đây là Vietcombank xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên nhập khẩu để được thanh toán.

Tại công ty do đặc điểm hoạt động xuất khẩu còn rất hạn chế, phương thức thanh toán quốc tế này được sử dụng không nhiều. Công ty chỉ thực hiện nhờ thu kèm chứng từ bởi nhờ thu phiếu trơn không đảm bảo quyền lợi cho công ty (bên xuất khẩu). Việc áp dụng nhờ thu kèm chứng từ chỉ được thực hiện đối với các bạn hàng không có quan hệ mật thiết hay chủ yếu mua hàng theo tính chất thời vụ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tỷ GIÁ hối đoái TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU của CÔNG TY cổ PHẨN NAM VIỆT (Trang 30 - 33)