Thực trạng chămsóc bệnh nhân sauphẫu thuật nội soi cắt túi mật

Một phần của tài liệu Chăm sóc người bệnh cắt túi mật nội soi tại bệnh viện đa khoa xanh pôn (Trang 34 - 39)

Khoa Ngoại tiêu hóa – Bệnh viện Xanh Pôn là cơ sở trực thuộc Bệnh viện Xanh Pôn ở Hà Nội.Khoa Ngoại tiêu hóa – Bệnh viện Xanh Pôn là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp các dịch vụ Ngoại Tiêu hoá – Gan mật khu vực Hà Nội.Khoa Phẫu thuật tổng hợp được thành lập từ những ngày đầu thành lập Bệnh viện năm 1970.Đến năm 1980, Khoa Phẫu thuật tiêu hóa B được tách ra từ Khoa Phẫu thuật tổng hợp.Năm 1983 Khoa Phẫu thuật tiêu hóa M được thành lập. Do nhu cầu phát triển của bệnh viện, đến ngày 6/11/2014, hai Khoa Phẫu thuật tiêu hóa B và Khoa Phẫu thuật tiêu hóa M sáp nhập thành Khoa Ngoại tiêu hóa. Trong quá trình phát triển, nhiều bác sĩ của khoa đã trở thành lãnh đạo chủ chốt của các bệnh viện trong ngành y tế Thủ đô.

Nhân sự gồm có: + 38 nhân viên

+ 22 Điều dưỡng: 5 cử nhân đại học, 9 điều dưỡng cao đẳng, 8 điều dưỡng trung cấp

+ 02 Hộ lý

Trải qua các thời kỳ phát triển khoa đã đạt được những thành công đáng ghi nhận.Số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị nội trú và phẫu thuật ngày càng tăng. Các bệnh lý được điều trị tại khoa bao gồm từ các bệnh về ung thư đường tiêu hóa, thực quản, dạ dày, đại trực tràng, bệnh lý vùng hậu môn, bệnh lý gan - mật - tụy, bệnh lý phụ khoa…Những kỹ thuật mũi nhọn của khoa là phẫu thuật nội soi (PTNS) đặc biệt là PTNS hoàn toàn cắt dạ dày kèm nạo vét hạch trong ung thư dạ dày - ung thư đại trực tràng, nội soi tán sỏi đường mật bằng Laser, phẫu thuật cắt u thực quản nội soi, cắt khối tá tụy.Hàng năm khoa Phẫu thuật Tiêu hóa thường xuyên có các bài báo cáo trong các Hội nghị Ngoại khoa của toàn quốc.Nhiều chuyên gia nước ngoài đã đến khoa Phẫu thuật Tiêu hóa Bệnh viện Xanh Pôn để làm việc.Khoa tham gia công tác giảng dạy, chỉ đạo tuyến.Nhiều lượt sinh viên, bác sỹ, các viện, trường đã đến khoa thực tập.

Hàng ngày, điều dưỡng được chia thành các nhóm nhỏ để chăm sóc người bệnh. Các nhóm chịu trách nhiệm về thực hiện y lệnh thuốc, y lệnh cận lâm sàng cũng như chăm sóc về tinh thần hay thể chất khác. Hàng ngày các

bác sỹ sẽ đi buồng vào buổi sáng để đánh giá tình trạng người bệnh, ra y lệnh thuốc, y lệnh cận lâm sàng, y lệnh chăm sóc vệ sinh và điều dưỡng thực hiện y lệnh của bác sỹ.

Bệnh lý sỏi mật không hiếm gặp và được tiếp nhận, điều trị hiệu quả tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn, trong thời gian tiến hành khảo sát từ 15/6-15/8/2021 có 46 trường hợp bệnh nhân đến và điều trị cắt túi mật tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn.

Tại bệnh viện đã có quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật, tuy nhiên chưa có đánh gái nào về việc tuân thủ thực hành chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật của điều dưỡng khoa Ngoại tiêu hóa. Để đánh giá được thực trạng chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi cắt túi mật tôi sử dụng quy trình đã được ban hành toàn viện và hồ sơ bệnh án của người bệnh được chọn vào nhóm khảo sát.

2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật 2.2.1.1 Tuổi

Tỷ lệ nhóm tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 40 tuổi là 13,04%; từ 41-60 tuổi là 34,78%; từ trên 60 tuổi là 52,18%

2.2.1.2 Giới

Tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam. Nữ/nam=3/1 2.2.1.3. Nghề nghiệp

Tỷ lệ phân bố theo nghề nghiệp: nhóm cán bộ, học sinh sinh viên, cán bộ nhà nước chiếm 26,09%; làm ruộng chiếm 43,48%; nghề khác 30,43%.

2.2.1.4 Tiền sử bệnh

Tỷ lệ bệnh nhân không có tiền sử phẫu thuật cao nhất (52,17%), : tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật khác như ổ bụng,.. chiếm thấp nhất 10,87%; Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử mổ mật lần 1:26,09%; lần 2: 6,52%; lần 3: 6,52%

2.2.1.5 Triệu chứng và cận lâm sàng

Tất cả bệnh nhân đến khám đều có triệu chứng đau bụng DSP; Triệu chứng to gan:15,22%; Sốt:28,26%; vàng da:43,48%; túi mật to 21,74%; phản ứn DSP: 15,22%

2.2.1.6. Kết quả xét nghiệm huyết học Hồng cầu nhỏ hơn 3,5:27,27%

Bạch cầu lớn hơn hoặc bằng 10: 72,73% 2.2.1.7. Xét nghiệm sinh hóa

Tỷ lệ các chỉ số xét nghiệm sinh hóa tăng: Men gan và Bilirubin TP (>=19): 73,91% SGOT (>=40):82,61% SGPT(>=40): 82,61% Glucose(>=6,4): 32,61% Creatimin(>=115): 21,74% Ure(>=8,3):21,71% 2.2.1.8 Hình ảnh siêu âm

Tỷ lệ sỏi OMC và sỏi trong gan: 34,78% Tỷ lệ sỏi OMC đơn thuần: 26,09%

Tỷ lệ sỏi OMC kết hợp sỏi túi mật: 39,13% 2.2.1.9 Phương pháp phẫu thuật

Mở OMC lấy sỏi: 60,87%

Mở OMC lấy sỏi, mở túi mật lấy sỏi dẫn lưu túi mật: 4,35% Mở OMC, kết hợp cắt túi mật: 34,78%

2.2.1.10. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật Thời gian nằm viện <=7 ngày: 15,21% Thời gian nằm viện từ 8-10 ngày: 76,09% Thời gian nằm viện >=11 ngày: 8,7%

2.2.1.11 . Số lượng dịch dẫn lưu Kehr

Lượng dịch dẫn lưu Kehr giảm dần theo thời gian, nhiều ở những ngày đầu. 24 giờ đầu: 427(+-34,5)ml 24-72 giờ: 355(+-39,8)ml Sau 72 giờ: 322(+-47,6)ml 2.2.1.12. Số lần thay băng vết mổ Từ 1-2 lần: 78,26% Từ 3-4 lần: 13,04% Trên 4 lần: 8,7%

2.2.1.13. Số lần bơm rửa Kehr

Chỉ có 10 bệnh nhân cần bơm rửa Kehr: Từ 1-2 lần: 20%

Từ 3-4 lần:50% Trên 4 lần: 30%

Trong số 10 bệnh nhân cần rửa Kehr thì có 8 bệnh nhân hết sỏi, số bệnh hân xòn sót sỏi sau bơm rửa Kehr lần 2 chiếm 4,35%.

2.2.1.14 Đánh giá kết quả Tốt: 78,26%

Trung bình: 17,39% Kém :4,35%

CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Chăm sóc người bệnh cắt túi mật nội soi tại bệnh viện đa khoa xanh pôn (Trang 34 - 39)