Đặc điểm lâm sàng cơ bản

Một phần của tài liệu Chăm sóc người bệnh cắt túi mật nội soi tại bệnh viện đa khoa xanh pôn (Trang 39 - 40)

- Bệnh lý sỏi mật có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ thấp nhất là 24 tuổi và cao nhất là 88 tuổi. Tuổi trung bình là 60,6%. Nghĩa là tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc các bệnh lý về sỏi mật càng lớn. Việc này liên quan trực tiếp đến thói quen ăn uống sinh hoạt tích tụ theo thời gian và thói quen tập luyện hàng ngày. Càng cao tuổi việc chuyển hóa cũng gặp nhiều vấn đề hơn. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của accs tác giả [1][4][13]

- Tỷ lệ mắc ở nữ nhiều hơn nam (nữ gấp 3 lần nam), có thể lý giải như sau:Hormone estrogen kích thích gan loại bỏ cholesterol từ máu chuyển vào mật. Nồng độ cao cholesterol là một trong những nguyên nhân hình thành sỏi túi mật. Nồng độ estrogen cao hơn ở nữ giới nên nguy cơ mắc bệnh hơn nam giới. Bên cạnh đó, phụ nữ còn trải qua thời kì mãn kinh – giai đoạn có sự biến đổi tâm sinh lý, nội tiết, nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm đột ngột hormone nội tiết tố nữ. Do vậy thường sử dụng liệu pháp hormone thay thể (HRT) để cải thiện các triệu chứng ở thời kì này. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng: HRT tăng gấp 2 hoặc 3 lần nguy cơ mắc sỏi túi mật, sỏi đường mật, sỏi gan hoặc phẫu thuật túi mật. Mang thai cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật do tình trạng rối loạn nội tiết, tuy nhiên sỏi nhỏ có thể biến mất sau khi sinh. Trong trường hợp kích thước sỏi lớn thì chỉ nên can thiệp ngoại khoa sau sinh hoặc phẫu thuật nội soi là biện pháp an toàn nhất. Ngoài ra, phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai cũng có nguy cơ cao bị sỏi mật.Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả [16][3][1].

- Nghiên cứu của chúng tôi thấy bệnh nhân nằm trong nhóm nghề làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả [16]

- Đau DSP là triệu chứng thường gặp, đây cũng là lí do kiến bệnh nhân đến viện.Theo nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng này gặp ở 100% các bệnh nhân. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả [1][3]

Một phần của tài liệu Chăm sóc người bệnh cắt túi mật nội soi tại bệnh viện đa khoa xanh pôn (Trang 39 - 40)