5.1 thời gian nằm viện
Trong nghiên cứu của chúng tôi, Thời gian nằm viện trung bình 9,25 ngày, ngắn nhất là 6 ngày, dài nhất là 12 ngày. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả [16][23]
5.2. Lượng dịch dẫn lưu sau mổ
Bình thường một ngày gan tiết ra khoảng 1500ml dịch mật.Lượng dịch này một phần được cô đặc lại ở túi mật. Khi thức ăn đi qua sẽ kích thích túi mật co bóp đưa dịch mật xuống tá tràng giúp tiêu hóa thức ăn. Theo dõi lượng dịch chảy qua dẫn lưu Kehr hàng ngày sẽ giúp phát hiện sớm biến chứng sau mổ. Ngoài ra cần theo dõi màu sắc của dịch mật, bình thường dịch mật có màu vàng, nếu có máu hoặc có bùn mật thì cần bơm rửa đến khi dihcj mật trong thì thôi.
5.3 Số lần bơm rửa đường mật qua Kehr
Trong số 10 bệnh nhân phải bơm rửa đường mật qua Kehr do dịch mật đục, nhiều bùn thì có tới 8 bệnh nhân sau rửa đạt kết quả tốt, đường mật thông, hết sỏi trên gan. Điều này khẳng định sự ưu việt của loại dẫn lưu này trên thực tế
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 46 bệnh nhân cắt túi mật nội soi tại khoa ngoại tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Xanh- Pôn từ 15/1/2021-15/8/2021, tôi rút ra kết luận như sau: 1. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh
Chăm sóc người bệnh sauphẫu thuật mổ nội soi cắt túi mật tại khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn được thực hiện đúng theo quy trình của Bộ Y tế và của Bệnh viện.
Người bệnh sau phẫu thuật mổ nội soi cắt túi mật tại khoa Ngoại Tiêu hóađược theo dõi sát diễn biến, dấu hiệu sinh tồn, chăm sóc tốt vết mổ, tư vấn hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động, chế độ vệ sinh tương đối đầy đủ.
Thực hiện đầy đủ y lệnh thuốc cho người bệnh.
Cơ sở vật chất, phương tiện dụng cụ phục vụ cho chăm sóc người bệnh tại khoa được trang bị đầy đủ.
Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn luôn đảm bảo tốt, không có trường hợp sau mổ bị nhiễm trùng vết mổ.
2. Một số vấn đề còn tồn tại
Chưa có thang điểm cụ thể để đánh giá mức độ đau của người bệnh sau phẫu thuật mổ nội soi cắt túi mật.
Người bệnh trong giai đoạn chăm sóc cấp 1 (24 giờ đầu sau mổ) chưa được chăm sóc toàn diện bao gồm vận động và vệ sinh cá nhân.
Điều dưỡng hay bỏ sót các bước vệ sinh tay trong khi thực hiện quy trình thay băng cho người bệnh.
Chưa chăm sóc chu đáo đến chế độ dinh dưỡng của người bệnh, 100% người bệnh sau phẫu thuật ngày thứ 3 trở đi là do người nhà chăm sóc dinh dưỡng.
Việc tập luyện phục hồi chức năng cho người bệnh chủ yếu do người nhà hỗ trợ, điều dưỡng chưa thực sự quan tâm đến việc hướng dẫn phương pháp tập luyện cho người bệnh.
KHUYẾN NGHỊ
1. Phía bệnh viện
- Cải tiến mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc, bổ sung phần đánh giá kết quả chăm sóc. Xây dựng mẫu phiếu theo dõi và chăm sóc trong 24h đầu sau phẫu thuật
- Tập huấn, giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, kiểm soát tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh. Ghi chép và theo dõi người bệnh theo phân cấp chăm sóc, đánh giá đau…
- Đồng thời cần tiếp tục tiến hành các nghiên cứu sau khi xây dựng và cải tiến lại mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc để đánh giá chính xác hiệu quả về công tác chămsóc của điều dưỡng.
2. Phía khoa phòng
- Tạo điều kiện cho điều dưỡng thực hành nhiều hơn để trau dồi kinh nghiệm, nângcao tay nghề
- Tổ chức các cuộc họp nhằm trao đổi chuyên môn, nâng cao tinh thần đoàn kếtgiúp đỡ, bổ sung kĩ năng làm việc cũng như cho điều dưỡng
- Bản thân người điều dưỡng cần có tính chủ động, tích cực học tập, làm việc, thực hàng để nâng cao tay nghề chuyên môn của mình.
3. Phía bệnh nhân và người nhà bệnh nhân - Giữ thái độ, tinh thần hợp tác, lạc quan
- Chủ động học tập các kiến thức cần thiết để chăm sóc, phòng tránh tổn thươngsau phẫu thuật
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Các tác giả (2012), “Kết quả nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi”, Y học thành phố Hồ Chí Minh. Tập 16, số 4, tr. 14-20.
2. Các tác giả (2012), “Liên quan giữa mô bệnh học và diễn tiến lâm sàng ở bệnh nhân c t túi mật nội soi do sỏi”, Y học thành phố Hồ Chí Minh. Tập 16, số 4, tr. 21-27.106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Tấn Cường, Trần Văn Phơi (2005), “Phẫu thuật nội soi cắt túi mật. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trịsớm bệnh sỏi mật”, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, tr. 136 – 169.
2. Nguyễn Văn Dũng và cs (2004), “Kết quả điều tra tình hình sỏi mật tại tỉnh Khánh Hòa”, Đề tài nghiên cứu khoa học của bệnh viện tỉnh Khánh Hòa. 3. Nguyễn Văn Hoàng Đạo (2002), “Bước đầu nghiên cứu dịch tễ học lâm
sàng bệnh sỏi túi mật đơn thuần ở tỉnh Cần Thơ có đối chứng bằng phẫu thuật”, Luận án tiến sĩ Học viện Quân Y.
4. Lương Tất Đồng, Võ Văn Quý, Lê Hải Quy (1998), “Phẫu thuật c t túi mật nội soi tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương từ 10/ 1996 đến 4/ 2004”, Tạp chí Ngoại khoa, tr. 549 – 551.
5. Nguyễn Đình Hối (1997), “Bệnh sỏi đường mật ở Việt Nam”, Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 105 – 116.
6. Nguyễn Đình Hối (2000), “Bệnh sỏi đường mật ở Việt Nam: Những vấn đề đang đặt ra”, Ngoại khoa 2, tr. 1 – 14.
7. Nguyễn Đình Hối và cs (2005), “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị sớm bệnh sỏi mật”, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, tr. 26 – 28.
8. Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh (2012), “Siêu âm trong bệnh sỏi đường mật. Sỏi đường mật”, Nhà xuất bản Y học, tr. 215 – 229.
9. Nguyễn Thanh Long, Lê Văn Nghĩa (2005), “Dịch tễ học bệnh sỏi mật. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị sớm bệnh sỏi mật”, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, tr. 8 – 31.
10. Lê Văn Nghĩa và cs (1999), “Điều tra tỷ lệ sạn mật tại TP. Hồ Chí Minh. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật y dược chào mừng 300 năm Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh”, Báo cáo khoa học Đại hội ngoại khoa Việt Nam lần thứ X, tr.155 – 166.
11. Nguyễn Thụ (2006), “Bài giảng gây mê hồi sức. Gây mê trong mổ nội soi ổ bụng”, Nhà xuất bản Y Học, 2, tr. 311 – 318.
12. Nguyễn Hoàng Bắc, Lê Quang Tuấn Anh (2004) “phẫu thuật nội soi điều trị sỏi đường mật chính” ngoại khoa(6), tr15.18
13. Nguyễn Ngọc Bích(2006), “sỏi ống mật chủ và các biến chứng cấp tính”, bệnh hoc ngoại khoa tập 1, nhà xuất bản y học, tr225-231
14. Vương Hùng, Trần Thị Thuận (1997), Điều dưỡng ngoại khoa, nhà xuất bản y học
15. Nguyễn Duy Huề (2005). “Chẩn đoán siêu âm sỏi mật” phẫu thauaajtt gan mật, nhà xuất bản y học, tr75-86
16. Nguyễn Quang Quyền (1990), Bài giải phẫu học tập 2, Nhà xuất bản Y học tr105-110