Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng chính:

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhận thức của điều dưỡng viên trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 42 - 43)

- Hướng dẫn BN tập luyện các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày:

4.2.1.Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng chính:

Tốt Đạt Chƣa đạt

4.2.1.Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng chính:

- Triệu chứng chính của đợt cấp COPD gồm: ho, tăng tiết đờm, khó thở tăng.

- Trong 90 đối tượng nghiên cứu thì hầu hết BN có các triệu chứng trên. Điều này cho thấy các triệu chứng trên là dấu hiệu chính trong đợt cấp COPD.

- Các triệu chứng ho tăng, khạc đờm tăng, khó thở… là triệu chứng cơ bản của đợt cấp COPD, các triệu chứng này chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 86% trở lên, điều này cho thấy, BN vì có đợt cấp của bệnh nên mới phải nhập viện.

- Sốt, thay đổi mầu sắc của đờm cũng là triệu chứng thường gặp. BN thường là sốt nhẹ và sốt vừa, có tỷ lệ ít sốt cao. Điều này cũng phù hợp vì đặc điểm khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, ngoài ra BN tuổi cao dễ bị nhiễm lạnh nên dễ bị nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn khiến cho BN đang ổn định chuyển thành đợt cấp. Một yếu tố khác cũng cho thấy BN thường chủ quan, khi sốt mới đi khám, còn các biểu hiện khác BN thường tự dùng thuốc tại nhà.

- Khám thấy ran ở phổi gặp tỷ lệ cao, điều này cho thấy phản ứng viêm ở các nhánh phế quản nhỏ cũng như ở phế nang là biểu hiện quan trọng của đợt cấp COPD.

- Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất ở BN mắc COPD, vì vậy vai trò của ĐD viên không những xử trí khẩn trương tình trạng khó thở cho BN như nằm đầu cao, thở oxy, hút đờm khi cần, mà còn phải động viên BN vì BN thiếu oxy đôi khi như "chết đuối trên cạn" nên hốt hoảng lo sợ, vỗ rung cho BN, hướng dẫn BN các phương pháp phục hồi chức năng hô hấp.

- Sốt là triệu chứng thường gặp. Vai trò của ĐD viên đối với BN có yếu tố nhiễm trùng là rất quan trọng, ĐD viên phải luôn theo dõi nhiệt độ, chủ động xử trí hạ nhiệt bằng biện pháp đơn giản trước khi báo cho bác sỹ. Ngoài ra, theo dõi dấu hiệu mất nước và điện giải bằng cách đo mạch, huyết áp, khô da hay không, lượng nước tiểu.... Sốt có thể làm khó thở tăng lên, ý thức xấu đi...nhất là BN cao tuổi, vì vậy cần theo dõi sát và luôn sẵn sàng giúp đỡ BN.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhận thức của điều dưỡng viên trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 42 - 43)