Điều trị đợt cấp COPD tại các khoa của Bệnh viện:

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhận thức của điều dưỡng viên trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 44 - 45)

- Hướng dẫn BN tập luyện các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày:

4.3.2.Điều trị đợt cấp COPD tại các khoa của Bệnh viện:

Tốt Đạt Chƣa đạt

4.3.2.Điều trị đợt cấp COPD tại các khoa của Bệnh viện:

- Dùng thuốc giãn phế quản:

100% BN được dùng thuốc giãn phế quản, tùy theo mức độ mà sử dụng các dạng thuốc uống, hít, xông khí dung. Tiêm, truyền thường được sử dụng cho BN nặng và vừa.

Điều này được áp dụng đúng theo khuyến cáo của GOLD 2011, một lần nữa nhấn mạnh vai trò của thuốc giãn phế quản là thuốc cơ bản khuyên được dùng.

- Thuốc nhóm Glucocorticosteroids:

Đa số BN được sử dụng Corticoids, dạng hít phối hợp được sử dụng phổ biến. Với 1 số trường hợp được sử dụng dạng uống và dạng tiêm truyền.

Điều này cũng phù hợp với GOLD 2011. Ngoài ra, nhiều BN có điều kiện nên đã mua thuốc dạng xịt và hít có hiệu quả. Tuy nhiên việc điều trị lâu dài với Glucocorticosteroids dạng uống không được áp dụng rộng rãi.

- Thuốc kháng sinh:

Đa số các BN nhập viện vì đợt cấp COPD có yếu tố nhiễm trùng hô hấp. Vì vậy tất cả 90 BN đều được dùng kháng sinh.

Nhóm kháng sinh chính được sử dụng là Doxycycline, Cephalosporin. Trường hợp nặng thường phối hợp với nhóm Quinolone.

Điều này cũng phù hợp với khuyến cáo của GOLD 2011. - Thuốc long đờm:

Tuy lợi ích không nhiều, song với những BN có đờm đặc, sức yếu, khả năng ho khạc kém, chúng tôi vẫn sử dụng rộng rãi.

Thuốc chủ yếu là Acetylcystein. Ngoài ra dùng dạng xông khí dung. - Thuốc giảm ho và thuốc kích thích hô hấp hầu như không dùng.

Từ đặc điểm điều trị COPD, ĐD viên cần phải thực hiện đúng và đầy đủ, kịp thời mệnh lệnh của bác sỹ, đồng thời phải theo dõi sát các tác dụng phụ của thuốc, đánh giá diễn biến của BN sau khi dùng thuốc để chủ động xử trí và báo cáo với bác sỹ khi cần.

- Các phương pháp không dùng thuốc gồm:

+ Oxy liệu pháp thường áp dụng cho BN vừa và nặng, có 70% BN được sử dụng oxy, đa số thở với lưu lượng thấp và ngắt quãng.

Đây được coi là xử trí đầu tiên của điều dưỡng sau khi đánh giá BN. Mặt khác tại Bệnh viện TWQĐ108 có hệ thống oxy trung tâm, ngoài ra có nhiều bình oxy cơ động. Bệnh nhân COPD thường được bố trí nằm tại buồng cấp cứu và buồng có oxy đầu giường.

+ Các biện pháp hướng dẫn hoạt động thể lực, PHCN hô hấp tối thiểu là: tập thể dục, tư vấn dinh dưỡng, giáo dục... chưa được triển khai thường xuyên và bài bản. Thực tế, đây là biện pháp cực kỳ quan trọng và cần được hướng dẫn BN ngay tại bệnh viện để BN có hiểu biết và tiếp tục áp dụng khi về gia đình.

+ Can thiệp phẫu thuật chưa có chỉ định trên nhóm BN nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhận thức của điều dưỡng viên trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 44 - 45)