Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu CD_11120239_đàm quỳnh anh_thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm vật nuôi tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 49 - 51)

16. Bồi thường tại Xã:

2.2.6.1. Kết quả đạt được

Việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của Ban chỉ đạo tỉnh được Ban chỉ đạo huyện triển khai kịp thời, đúng quy định, làm tốt công tác tuyên truyền, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo các xã, cơ quan chuyên môn thực hiện theo kế hoạch đề ra.

Từ một huyện chưa từng được triển khai sản phẩm bảo hiểm vật nuôi, số hộ nông dân biết đến sự có mặt của sản phẩm trên thị trường bảo hiểm là rất nhỏ, gần như bằng không, sau chương trình thí điểm thì hầu như tất cả các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện đã được tiếp cận và nắm bắt thông tin về sản phẩm bảo hiểm, đã có những hộ chăn nuôi tham gia vào chương trình thí điểm. Qua các năm đều có sự tăng lên về số lượng hộ tham gia (với ba xã triển khai từ 2011 là Gia Đông, Ninh Xá, Đại Đồng Thành thì từ năm 2012 Phòng Bảo việt Thuận Thành đã ký được 61 hợp đồng bảo hiểm gồm 47 hộ nghèo, 9 hộ cận nghèo, 5 hộ không thuộc diện nghèo, cận nghèo sang năm 2013 ký thêm được 8 hợp đồng bảo hiểm, trong đó có 7 hộ nghèo và 1 hộ thường).

Sau 3 năm triển khai thí điểm thì kết quả đạt được tại huyện Thuận Thành khi thực hiện thí điểm bảo hiểm vật nuôi là rất đáng ghi nhận, tổng số phí bảo hiểm 181,748 triệu đồng, doanh thu phí bảo hiểm gốc là 141,205 triệu đồng. Trong khi đó phòng Bảo Việt huyện Thuận Thành thực hiện bồi thường bảo hiểm trong quá trình thực hiện thí điểm bảo hiểm vật nuôi là 14 hợp đồng tại 14 hộ với số tiền bồi thường bảo hiểm 44,82 triệu đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có thể linh hoạt trong quá trình chi trả, số chi cũng không vượt quá số thu như kết quả triển khai trên các địa phương khác. Hơn nữa, trong quá trình triển khai không phát hiện trường hợp trục lợi nào.

Qua thực tế triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã cho phép các cơ quan trung ương, địa phương, các cơ quan chức năng (Sở, ban, ngành), các doanh nghiệp bảo hiểm và người dân có kinh nghiệm tốt về chính sách này; đặc biệt là nhận thức về sự cần thiết của bảo hiểm vật nuôi; thiết kế chính sách cũng như sản phẩm nghiệp vụ và kinh nghiệm trong việc chỉ đạo điều hành.

Chương trình thực hiện thí điểm đã có sự liên kết công tư, đây là tiền đề quan trọng để thiết lập hệ thống Bảo hiểm nông nghiệp khả thi và bền vững. Nhà nước đã có sự hỗ trợ mạnh mẽ hỗ trợ phí bảo hiểm cho hộ nghèo 100%, hộ cận nghèo 90% giúp hộ nghèo, cận nghèo yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp vươn lên thoát nghèo.

Thực hiện thí điểm bảo hiểm vật nuôi đã giúp nông dân hạn chế được những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra cho gia súc và gia cầm, hạn chế được tổn thất kinh tế to lớn mà hàng năm các hộ chăn nuôi vẫn phải gánh chịu, giúp nông dân yên tâm chăn nuôi, sớm ổn định sản xuất và nâng cao thu nhập hộ gia đình.

Trong chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm vật nuôi đã có sự đổi mới về sản phẩm bảo hiểm bằng việc áp dụng bảo hiểm theo chỉ số thay cho bảo hiểm đa rủi ro, đơn vị bảo hiểm là cấp xã thay thế cho bảo hiểm tới từng hộ nông dân. Với cách lựa chọn sản phẩm bảo hiểm này sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm tránh được việc bồi thường các rủi ro nhỏ lẻ để tập trung bồi thường cho những tổn thất lớn, mang tính thảm họa và hạn chế được trục lợi bảo hiểm.

Quá trình thực hiện thí điểm bảo hiểm vật nuôi đã có sự chỉ đạo sát sao, sự tham gia tích cực của các bộ, ngành và các cấp chính quyền: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thi hành, quy định rõ nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Thông tư hướng dẫn của các bộ đều quy định rõ sự tham gia khá sâu rộng của các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã và vai trò của các tổ chức đoàn thể (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân…).; sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương tại huyện Thuận Thành và cụ thể tại các xã nơi trực tiếp triển khai Chương trình thí điểm.

Xét tổng thể thực tiễn triển khai hoạt động thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm vật nuôi chứng minh chủ trương của Đảng, Nhà nước là hết sức đúng đắn. Đây là chính sách nhằm ổn định sản xuất và đời sống người dân, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu CD_11120239_đàm quỳnh anh_thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm vật nuôi tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w