Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu CD_11120239_đàm quỳnh anh_thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm vật nuôi tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 51)

16. Bồi thường tại Xã:

2.2.6.2.Hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù bảo hiểm vật nuôi có nhiều ưu việt, chương trình thí điểm lại được Nhà nước hỗ trợ rất lớn về phí song kết quả triển khai không những chưa đáp ứng được sự kỳ vọng. Vẫn tồn tại những hạn chế do Bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm vật nuôi là loại hình bảo hiểm mới, rất phức tạp, lần đầu tiên làm thí điểm nên chưa có nhiều kinh nghiệm, cơ chế chính sách sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế; nền sản xuất chăn nuôi nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá sản phẩm chăn nuôi xuất chuồng thấp trong

trong những năm 2012, 2013 nên người chăn nuôi lãi thấp, thập chí thua lỗ nên người chăn nuôi chưa quan tâm đến bảo hiểm; một số hộ chăn nuôi tham gia mang tính thăm dò, tham gia ít.

Tại huyện Thuận Thành do số hộ chăn nuôi tham gia quá ít, dẫn đến sau chương trình thí điểm phòng Bảo Việt huyện Thuận Thành thu không đủ bù chi và ghi nhận số lỗ là 136,259 triệu đồng. Qua quá trình triển khai đã xuất hiện những hạn chế về phía người dân, phía doanh nghiệp bảo hiểm, phía địa phương, phía Nhà nước như sau:

2.2.6.2.1. Về phía người dân

Phần lớn người dân vẫn còn thờ ơ với bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm vật nuôi nói riêng, tỷ lệ hộ thường tham gia là rất thấp trong khi ở hộ thường lại có quy mô dàn vật nuôi lớn. Kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm vật nuôi đạt được còn hạn chế, số hộ chăn nuôi tham gia bảo hiểm còn thấp (267 hộ/9 xã ứng với tỷ lệ 2,2%), chủ yếu các hộ tham gia bảo hiểm thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (trong 267 hộ tham gia có 55,1% hộ nghèo, 18,3% hộ cận nghèo, 26,6% hộ không thuộc diện nghèo, cận nghèo) do có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước lần lượt là 100% và 90% về phí bảo hiểm nên họ không ngần ngại tham gia. Còn lại các hộ khác cũng được Nhà nước hỗ trợ đến 60% phí bảo hiểm nhưng vẫn là 1 mức phí cao khiến họ phải cân nhắc tham gia. Với phần lớn hộ chăn nuôi theo tập quán chăn nuôi truyền thống, sản xuất theo kinh nghiệm, không có quy trình cụ thể, cách chăn nuôi vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, do đó nhận thức về các rủi ro và quản trị rủi ro còn rất thấp dẫn đến nhận thức của người dân về bảo hiểm nông nghiệp còn hạn chế.

Các hộ dân, tổ chức chăn nuôi tham gia mang tính chất thăm dò (tham gia ít hoặc không tham gia) hoặc lựa chọn các đối tượng được bảo hiểm có rủi ro cao để tham gia. Điều đó gây khó khăn cho công tác thí điểm với nguyên tắc lấy số đông bù số ít.

Một số quy định về bảo hiểm của Trung ương ban hành như: Các loại thiên tai, dịch bệnh được bảo hiểm; tỷ lệ gia súc, gia cầm tham gia bảo hiểm; tỷ lệ vật nuôi chết được xem xét bồi thường; mức phí bảo hiểm… chưa kịp thời, chưa phù hợp với thực tế và cũng chưa hấp dẫn đối với các hộ chăn nuôi. Hiện tại, nuôi 1 con lợn

thịt (số tiền bảo hiểm 6 triệu đồng), tính trung bình cũng chỉ lãi 500.000-600.000 đồng/lứa (3-4 tháng). Nếu tham gia Bảo hiểm vật nuôi, người chăn nuôi phải đóng 40% mức phí, tức là với mỗi lứa họ phải bỏ ra khoảng 60.000 đồng. Đây là số tiền không quá lớn song so với lợi nhuận thu được từ 1 con lợn chắc chắn nhiều người sẽ không chịu. Đó là còn chưa kể tới, khi rủi ro xảy ra, họ phải chờ các đơn vị đánh giá mức độ thiệt hại, nguyên nhân dịch bệnh...rất phức tạp, trong khi nếu xảy ra dịch bệnh phải tiêu huỷ họ vẫn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước.

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm (cúm gia cầm, tai xanh…) trong những năm gần đây có diễn biến phức tạp ảnh hưởng đển kết quả thực hiện chương trình thí điểm, thêm vào đó giá thực phẩm thì phụ thuộc vào thị trường, mà gần đây thị trường thực phẩm Việt Nam du nhập rất nhiều loại thực phẩm giá rẻ đến từ Trung Quốc, làm cho giá bán gia súc, gia cầm không ổn định, ở mức thấp, nhiều thời điểm người chăn nuôi bị thua lỗ nên các hộ chăn nuôi vẫn chưa quan tâm đến bảo hiểm vật nuôi, họ không muốn tham gia vì không muốn bỏ thêm một khoản chi phí nào nữa.

Những yêu cầu của các hộ chăn nuôi không phù hợp với nguyên tắc của bảo hiểm, nhưng do không được đáp ứng nên họ lại quay ra không sử dụng Bảo hiểm vật nuôi. Đơn cử, người dân mong muốn bảo hiểm tất cả các loại thiên tai, dịch bệnh, tất cả những tổn thất dù có phải do rủi ro hay không. Điều này vô hình chung đã vi phạm nguyên tắc của bảo hiểm là chỉ bảo hiểm rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn. Hay trong nguyên tắc trung thực tuyệt đối, các hộ chăn nuôi vẫn không muốn thực hiện, họ không cung cấp thông tin chính xác và các chứng từ cần thiết dù các thủ tục đã được giảm đi khá nhiều.

Do tâm lý chủ quan của người dân, chưa có dịch, không có thiên tai nên “chẳng tham gia làm gì”, chỉ khi rủi ro xảy ra mới thấy tiếc vì không tham gia bảo hiểm, một phần vì bảo hiểm là sản phẩm vô hình nên rất khó thu hút được sự tham gia của người dân. Hơn nữa đối với người dân, Bảo hiểm nông nghiệp còn chưa tạo được sự tin tưởng và họ chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích, vai trò của bảo hiểm trong việc duy trì ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh,…Điều này một phần cũng xuất phát từ việc tuyên truyền chưa hiệu quả.

2.2.6.2.2. Về phía Doanh nghiệp bảo

Phòng Bảo Việt Thuận Thành đã gặp phải khá nhiều khó khăn và phức tạp trong quá trình triển khai thí điểm bảo hiểm vật nuôi tại huyện Thuận Thành do nghiệp vụ triển khai còn khá mới, lực lượng cán bộ còn khá mỏng, chưa có kinh nghiệp trong nghiệp vụ (chủ yếu các cán bộ đều được tuyển mới và từ các nghiệp vụ bộ phận khác chuyển sang) và việc thực hiện vẫn chỉ dừng lại ở tỉnh – huyện, còn tại các xã nơi trực tiếp tham gia thì do các đại lý đều mới được đào tạo và thời gian đào tạo ngắn để kịp thời đáp ứng nhu cầu triển khai thí đểm nên còn nhiều bỡ ngỡ, lung túng trong việc xử lý các tình huống, công tác bồi thường còn chậm.

Tỷ lệ bồi thường thí điểm bảo hiểm vật nuôi tại huyện Thuận Thành có xu hướng tăng cao, từ 17,56% năm 2012 lên 33,95% vào năm 2013. Hơn nữa, số lượng tham gia ít, nên phòng Bảo Việt Thuận Thành phải hứng chịu một khoản lỗ lớn gấp nhiều lần số phí thu được. Dẫn đến doanh nghiệp bảo hiểm không mấy mặn mà với bảo hiểm vật nuôi. Từ đó đã phải đưa ra quyết định ngừng ký kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm vật nuôi nói riêng sau quá trình thí điểm.

Những rủi ro bắt nguồn từ thiên tai, lũ lụt … đều là những rủi ro không thể lường trước và thường để lại hậu quả nghiêm trọng về tài sản. Theo đánh giá của các chuyên gia, kinh doanh Bảo hiểm nông nghiệp có độ rủi ro gấp 20 lần so với kinh doanh những loại bảo hiểm khác. Chình vì vậy, Doanh nghiệp bảo hiểm đặc biệt lo lắng về vấn đề “vốn đền bù”.

Doanh nghiệp bảo hiểm gặp phải khó khăn khi xác định rủi ro và quản lý rủi ro. Việc giám định tổn thất phức tạp, cần phải xác định rõ nguyên nhân, những trường hợp là do không tuân thủ hay cố ý không tiến hành theo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác mà gây ra tổn thất thì thuộc về trường hợp B loại trừ (Ví dụ: trâu bò chết do cạn kiệt sức, tiêm thuốc không đúng hoặc quá liều, suy dinh dưỡng, hay ký sinh trùng,...) Do đó việc phòng trống trục lợi và kiểm soát rủi ro còn khá khó khăn.

Ngoài ra các doanh nghiệp bảo hiểm gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giám định tổn thất trong tất cả các khâu từ khâu kiểm tra, xác định, đánh giá đối tượng được bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm, đến việc giám sát đối tượng được bảo hiểm,

giám sát việc tuân thủ các quy trình tiêu chuẩn sản xuất, chăn nuôi...Việc giám định tổn thất, xác định loại dịch bệnh, xác nhận dịch bệnh, xác định thiệt hại,...ảnh hưởng rất lớn đến việc gia quyết định bảo hiểm (chấp nhận bảo hiểm hay không, chấp nhận yêu cầu bồi thường hay không).

Chưa có công cụ quản lý nghiệp vụ, chưa có công cụ quản lý số liệu hoá. Toàn bộ các công việc trong hệ thống vẫn được thực hiện và xử lý thủ công trong khi lượng số liệu là rất lớn, dẫn đến mất thời gian thực hiện và khó tránh khỏi sai sót.

Do phạm vi đối tượng, địa bàn bảo hiểm rộng và các quy định sửa đổi, điều chỉnh bổ sung còn chậm đã gây khó khăn cho việc tuyên truyền, phổ biến tới các hộ chăn nuôi

Bảo hiểm vật nuôi là bảo hiểm được tiến hành trên cơ thể vật nuôi sống nên rủi ro cao, hơn nữa do quản lý khó nên phí khá cao, doanh nghiệp bảo hiểm đứng trước khó khăn về việc xác định phí, tăng phí thì người dân không tham gia, mà giảm phí lại dẫn đến nguy cơ bị lỗ.

Doanh nghiệp Tái bảo hiểm Vinare gặp khó khăn trong việc thực hiện thu xếp các hợp đồng tái bảo hiểm do trên thị trường Quốc tế Bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm vật nuôi nói riêng rất khó thu xếp do rất hạn chế các nhà nhận tái bảo hiểm, hơn nữa Bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam cả trước và trong giai đoạn thí điểm đều không có tính hấp dẫn, do: độ rủi ro cao, thiếu sự minh bạch trong số liệu, tồn tại khá nhiều trường hợp trục lợi bảo hiểm (các trường hợp trục lợi trong bảo hiểm thuỷ sản là rất nhiều), nhiều vấn đề còn tồn tại trong công tác giám định tổn thất và giải quyết bồi thường,...Trong thời gian tiến hành thí điểm kết quả kinh doanh Bảo hiểm nông nghiệp trong các năm đều có kết quả rất xấu, riêng về ngành thuỷ sản có những lúc doanh nghiệp phải tạm dừng ký kết hợp đồng do số lỗ là quá lớn, tình trạng trục lợi quá nhiều, nhưng trong kế hoạch các năm 2011-2013 thì thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số phí bảo hiểm. Điều này khiến cho việc thu hút nhà nhận tái nước ngoài càng trở nên khó khăn.

2.2.6.2.3. Về phía địa phương

Mặc dù ban chỉ đạo huyện Thuận Thành đã sớm triển khai, xây dựng công tác thí điểm bảo hiểm vật nuôi giai đoạn 2011 - 2013, nhưng tiến độ triển khai còn

chậm so với kế hoạch đề ra, kết quả đạt được còn thấp. Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai, nhất là ở cấp huyện, xã chưa chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả...

Một phần do cán bộ địa phương chưa nắm rõ về loại hình bảo hiểm, mặt khác còn chưa chủ động tham gia kết hợp với doanh nghiệp bảo hiểm tại địa phương để đào tạo các đại lý và cán bộ thực hiện công tác thí điểm hiểu rõ về nghiệp vụ. Hơn nữa, một số cơ sở chưa tập trung quyết liệt trong chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình thí điểm. Chính vì vậy đã dẫn đến sự thiếu hiểu biết của người dân về Bảo hiểm vật nuôi và lợi ích mà Bảo hiểm vật nuôi đem lại.

Đến nay vẫn còn một bộ phận khá lớn hộ chăn nuôi chưa có thông tin đầy đủ về bảo hiểm vật nuôi nên họ chưa hăng hái tham gia. Bảo hiểm hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm vật nuôi nói riêng là loại hình bảo hiểm mới, rất phức tạp, lần đầu được đưa vào thí điểm, kinh nghiệm thực tế là rất hạn chế. Nhận thức của người dân về loại hình bảo hiểm này thì gần như bằng không do vậy cần có chính sách hỗ trợ mạnh hơn cho công tác thông tin tuyên truyền về bảo hiểm nông nghiệp bằng việc hỗ trợ kinh phí nghiên cứu giản lược các văn bản pháp luật các chính sách liên quan .

Một số cán bộ, đảng viên tham gia chăn nuôi tại các xã thí điểm chưa làm gương trong việc thực hiện, phần nào làm giảm lòng tin của người dân với sản phẩm bảo hiểm. Nhận thức về bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm vật nuôi nói riêng của một số cán bộ lãnh đạo các cấp còn hạn chế dẫn đến lúng túng trong thực hiện công việc, giải quyết bồi thường, chưa có sự nhịp nhàng trong việc xử lý một số trường hợp phát sinh các vẫn đề bảo hiểm.

Ban chỉ đạo huyện, thành phố giải thích chính sách chế độ mới, nắm sát tình hình thực tiễn ở các xã, các khó khăn, vướng mắc, kịp thời kiến nghị để sửa đổi cơ chế chính sách và đưa ra các biện pháp giải quyết, đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

Hơn nữa, trong khi triển khai chính sách Bảo hiểm nông nghiệp lại trùng với chính sách của tỉnh về hỗ trợ vùng có dịch nên người chăn nuôi không tham gia bảo hiểm nhưng nằm trong vùng dịch vẫn được hỗ trợ khi phải tiêu hủy vật nuôi. Tuy

việc hỗ trợ này không được như Bảo hiểm nông nghiệp nhưng điều này dễ gây tâm lý chủ quan cho người chăn nuôi.

2.2.6.2.4. Về phía Nhà nước

Sản phẩm bảo hiểm chưa hoàn thiện, chưa thực sự hấp dẫn với người dân, nhiều quy định còn chưa hợp lý. Những quy định đưa ra về yêu cầu chuồng trại, diện tích và điều kiện ánh sáng, chế độ chăm sóc và quy trình chăn nuôi,..là một khó khăn đối với người nông dân. Mức phí được đưa ra cũng chưa hợp lý dẫn đến việc hỗ trợ của Nhà nước cũng chưa thực sự hiệu quả. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ quá trình triển khai thí điểm, dù Nhà nước có hỗ trợ rất lớn nhưng với những thiết sót trên cũn khó có thể khiến người dân tham gia đầy đủ và tích cực. Hơn nữa, Bảo hiểm hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm vật nuôi nói riêng là loại hình bảo hiểm mới, rất phức tạp, lần đầu được đưa vào thí điểm, kinh nghiệm thực tế là rất hạn chế. Nhận thức của người dân về loại hình bảo hiểm này thì gần như bằng không, vì vậy công tác tuyên truyền trực tiếp có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhưng vẫn chưa được tiến hành một cách hiệu quả.

Quy tắc bảo hiểm không hợp lý vì theo như quy định thì chủ chăn nuôi phải tham gia bảo hiểm toàn bộ số lợn của hộ mình, tuy nhiên một số hộ lại có các đàn lợn ở nhiều lứa tuổi khác nhau, có những đàn chuẩn bị xuất chuồng (xuất chuồng trong khoảng 10-20 ngày tới) họ sẽ không tham gia bảo hiểm được cho đàn lợn này, nhưng dù muốn cũng không tham gia bảo hiểm cho những đàn còn lại do vướng quy định trên. Nhưng quy tắc này cũng được áp dụng ở bò sữa, nên lại dễ dàng nảy sinh vấn đề trục lợi do bò sữa được người nông dân khai thác là chính nên họ có thể sẽ tham gia cho cả bò già, bò kém chất lượng và bò sắp bị loại thải,...

Quy định về bồi thường là chỉ khi nào có quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố dịch thì người sản xuất mới được chi trả bảo hiểm. Tuy nhiên, việc chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định công bố dịch phải tuân thủ các hướng dẫn của các văn bản pháp luật hiện hành khác. Điều này dẫn đến sự bất cập lớn: Nếu, trâu, bò, lợn có chết hàng trăm con mà chưa có quyết định công bố dịch thì người sản xuất vẫn không được chi trả bảo hiểm.

Quy trình sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung và ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm khiến cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm băn khoăn.

Một phần của tài liệu CD_11120239_đàm quỳnh anh_thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm vật nuôi tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 51)