Sự hài lòng của nhân viên đối với công ty bia huế: * Mô tả mẫu:

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần long thọ - huế (Trang 36 - 42)

- Tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng theo đúng chức năng của Công ty,

b. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

2.2.2 Sự hài lòng của nhân viên đối với công ty bia huế: * Mô tả mẫu:

* Mô tả mẫu:

 Khung lấy mẫu: Tổng số nhân viên hiện tại của công ty Long Thọ là 439 người. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng tỷ lệ, trước hết tiến hành phân chia tổng thể theo các bộ phận phòng ban, sau đó tiến hành chọn mẫu theo tỷ lệ mà số nhân viên bộ phận phòng ban đó chiếm trong tổng thể. Tổng số mẫu dự kiến thu về là 150 mẫu.

Bảng 2: Phân phối chọn mẫu dự kiến thu được

STT Bộ phận Số nhân viên

(người)

Quy mô mẫu (người)

1 Sản xuất 203 94

2 Sales & Marketing 98 22

3 Hành chính nhân sự & Logistic 60 19 4 Kỹ thuật 69 11 5 Quản lý 9 4 Tổng 439 150

Tổng số phiếu điều tra phát ra là 150 phiếu, thu về 137 phiếu, 137 phiếu hợp lệ sẽ được hiệu chỉnh trước khi đưa vào xử lý và phân tích dữ liệu. Kết quả thống kê mô tả mẫu như sau:

Bảng 3: Phân bố mẫu theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, bộ phận chuyên môn

Tần suất Tỷ lệ % % có giá trị

Giới tính Nam 96 70.1 70.1

Độ tuổi <25 35 25.5 25.5 25-<35 56 40.9 40.9 35-<45 29 21.2 21.2 >45 17 12.4 12.4 Trình độ học vấn THCS,THPH 32 23.4 23.4 Trung cấp 29 21.2 21.2 Cao đẳng 16 11.7 11.7 Đại học 57 41.6 41.6 Sau đại học 3 2.2 2.2 Bộ phận chuyên môn Hành chính nhân sự & Logistic 13 9.5 9.5

Sales & Marketing 21 15.3 15.3

Sản xuất 87 63.5 63.5

Kỹ thuật 12 8.8 8.8

Quản lý dự án 4 2.9 2.9

Tổng 137 100 100

Giới tính

Kết quả thống kê mô tả cho thấy, số lượng mẫu thu được theo giới tính là 96 nam và 41 nữ. Nam chiếm 70.1% còn nữ chỉ chiếm 29.9%, điều này được giải thích bởi vì nhà máy sản xuất bia, nên đa số nhân viên công ty làm bên bộ phận sản xuất là nam, còn lại nữ giới chỉ đảm nhận những công việc ở các bộ phận như hành chính nhân sự hay sales & marketing, ngoài ra cũng có một bộ phận không lớn là nữ làm bên phòng thí nghiệm, kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng.

Độ tuổi

Qua bảng thống kê, lao động có độ tuổi từ 25-< 35 chiếm đa số với 40.9% . Nguyên nhân có thể là do bản chất công việc đòi hỏi cần một lực lượng lớn lao động trẻ tuổi, có sức khỏe tốt, đặc biệt phần lớn là lao động làm bên bộ phận sản xuất. Có sự chênh lệch về tỷ lệ lao động giữa các độ tuổi do sự mở rộng về quy mô nên lực lượng lao động ở khâu sản xuất và kỹ thuật đòi hỏi tăng lên, đặc biệt là lao động trẻ tuổi từ 25-< 35. Lao động có độ tuổi < 25 và từ 35-< 45 chiếm tỷ lệ tương đương nhau, tương ứng với 25,5% và 21,2%. Độ tuổi gần ngoài lao động chiếm tỷ lệ thấp nhất chiếm tỷ lệ 12.4%.

Trình độ học vấn

Theo bảng tần số và đồ thị ta thấy trình độ học vấn ở bậc đại học chiếm tỉ lệ lớn

nhất là 57 người tương ứng với 41.6%. Trình độ học vấn ở bậc sau đại học chỉ chiếm 3 người, tương ứng với 2.2%. Trình độ học vấn ở các bậc THCS, THPT, Trung cấp, Cao đẳng tương ứng là 23.4%; 21.2%; 11.7%. Nhìn chung, mặt bằng trình độ đại học chiếm tỉ lệ lớn nhất trong toàn bộ công ty vì ở đây cần trình độ chuyên môn cao ở các bộ phận, như các bộ phận hành chính nhân sự và logistic, bộ phận Sales & marketing…đặc biệt là bộ phận kĩ thuật.

Bộ phận chuyên môn

Thông qua bảng số liệu, thì trong 150 mẫu được chọn để phỏng vấn, bộ phận trực tiếp sản xuất chiếm số lượng lớn nhất với 87 người, tương ứng với 63.5%. Đây là bộ phận có số lượng lao động lớn nhất, điều này cũng dễ hiểu vì công ty Long Thọ là một doanh nghiệp sản xuất. Bộ phận Quản lý chiếm tỉ lệ nhỏ nhất với 4 nhân viên, tương ứng với 2.9%. Các bộ phận Hành chính nhân sự & Logistic, Sale & Marketing, kĩ thuật chiếm tỉ lệ gần như tương đương nhau với các tỉ lệ tương ứng là 9.5%; 15.3%; 8.8%.

Bảng 4: Thống kê mô tả Bộ phận chuyên môn theo trình độ học vấn

Bộ phận chuyên môn

Trình độ học vấn

THCS,THPH Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

Hành chính nhân sự

& Logistic 1 3 8 1

Sales & Marketing 2 4 13 2

Sản xuất 31 24 7 25

Kỹ thuật 1 2 2 7

Quản lý dự án 4

Dựa vào bảng trên ta thấy, nhân viên ở các bộ phận có trình độ học vấn dàn trải từ bậc THCS, THPT đến bậc sau đại học, trong đó bậc đại học chiếm tỷ lệ lớn 41,6%. Riêng bộ phận sản xuất, với bản chất công việc đòi hỏi chủ yếu là tay nghề và kinh nghiệm cao nên lao động phổ thông chiếm một tỷ trọng lớn, cụ thể số công nhân ở bậc THCS, THPT chiếm tỷ lệ cao nhất: 35,63% tương ứng 31 người. Bên cạnh đó, ở bộ phận quản lý dự án thì 100% nhân viên ở bậc đại học để đáp ứng được yêu cầu công việc cần trình độ chuyên môn cao.

Bảng 5: Thu nhập trung bình hằng tháng theo trình độ học vấn

Thu nhập TB Trình độ học vấn THCS, THPT Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học < 2 triệu 3 1 2 -< 5 triệu 28 25 9 9 5 -< 10 triệu 1 2 4 34

> 10 triệu 1 3 14 3 Qua bảng tần số kết hợp cho thấy, thu nhập trung bình hằng tháng của công ty nhìn chung ở mức cao, và nó có xu hướng phụ thuộc vào trình độ học vấn. Tuy nhiên có nhiều nhân viên trình độ học vấn tuy không cao nhưng vẫn được hưởng mức lương cao. Chẳng hạn như có 28 người trình độ học vấn ở mức THCS, THPT nhưng đạt mức lương từ 2-< 5 triệu. Hay có nhiều nhân viên trình độ học vấn mới chỉ ở cao đẳng hoặc đại học nhưng mức lương đã đạt trên 10 triệu một tháng. Điều này cho thấy ngoài trình độ học vấn, mức lương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như kinh nghiệm, thời gian làm việc… Tuy nhiên nhìn chung vẫn có mối quan hệ giữa thu nhập hằng tháng và trình độ học vấn, ở các mức lương cao thì trình độ học vấn chủ yếu tập trung ở bậc cao đẳng và đại học.

Bảng 6: Thu nhập trung bình hằng tháng theo thời gian làm việc

Thu nhập TB

Thời gian làm việc tại công ty (năm)

< 1 năm 1 -< 2 năm 2 -< 5 năm 5 -< 10 năm > 10 năm

< 2 triệu 3 1

2 -< 5 triệu 3 18 26 23 1

5 -< 10 triệu 2 21 14 4

> 10 triệu 1 9 5 6

Nhìn chung, đa số công nhân viên ở công ty có thâm niên làm việc khá cao. Dựa vào bảng ta cũng thấy được mối quan hệ giữa thời gian làm việc tại công ty và thu nhập hằng tháng của nhân viên, đa số nhân viên nào làm việc ở công ty từ 1 năm trở lên mức lương hầu hết nằm ở ngưỡng trên 2 triệu đồng. Theo đó có thể nói thời gian làm việc càng cao thì thu nhập càng tăng, điều này chứng tỏ thời gian làm việc tại công ty là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc trả lương cho công nhân của công ty. Tuy nhiên có một số người mặc dù làm việc ở công ty được khoảng 10 năm rồi nhưng mức lương không cao lắm ( khoảng tầm trên 5 triệu), điều nay có thể là do số công nhân

này làm ở bộ phận chiết thuộc khu sản xuất hoặc các bộ phận kỹ thuật. Cũng theo kết quả điều tra thì theo một số nhân viên hiện nay họ chỉ làm việc theo hợp đồng, và đa sô là hợp đồng dài hạn, một số ít ngắn hạn và có thể sẽ chuyển sang công ty khác nếu có mức lương cao hơn.

2.2.3 Xét trên khía cạnh Năng xuất lao động:

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2011/201 0(%) 2010/200 9(%) Doanh thu sản phẩm dịch vụ (D) Tỷ Đồng 138.695 154.984 134.334 (13.32) 11.74 Lợi nhuận (P) t Tỷ Đồng 26.293 28.141 20.384 (27.56) 7.02 Tổng số lao động (T) Người 402 418 439 5.02 3.98 Năng suất lao động

tính bằng giá trị (W) 0.345 0.37 0.306 (17.4) 7.46 Mức sinh lời của một

lao động (PL) 0.065 0.067 0.046 (31.02) 2.93

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy năng suất lao động tính theo giá trị có sự biến đổi qua các năm: năm 2010/2009 chỉ số này tăng 7.46% từ 345 triệu đồng một lao động lên 370 triệu đồng, nhưng qua năm 2011/2010 thì chỉ số này giảm 17,4 % từ con sốa 370 triệu đồng xuống còn 306 triệu đồng. Bên cạnh đó mức sinh lời của một lao động cũng có xu hướng tương tự; năm 2010/2009 chỉ số mức sinh lời tăng 2.93% từ 65 triệu đồng lên 67 triệu đồng, còn trong nănm 2011/2010 chỉ số này giảm mạnh tớí 31,02% từ 67 triệu đồng xuống còn 46 triệu đồng.Kết quả này nói lên được việc sử dụng lao động trong năm 2009-2010 có hiệu quả hơn năm 2010-2011, đó là nhờ trong gia đoạn 2009- 2010 doanh thu sản phẩm dịch vụ, lợi nhuận tăng mạnh lần lượt là 11.74% và 7.02% trong khi đó tổng số lao động chỉ tăng nhẹ 3,98%. Còn trong giai đoạn 2010-2011 doanh thu, lợi nhuận lại giảm mạnh lần lượt 13.32% và 27.26% trong khi đó tổng số lao động tăng nhẹ 5,02%. Mức sinh lời PL phản ánh lên được hiệu quả sử dụng lao động trên khía cạnh năng xuất lao động của công ty Long Thọ là tương đối cao, bình quân một lao động của công ty tạo ra được 65 triệu đồng vào năm 2009, 67 triệu đồng vào năm 2010 và 46 triệu đồng vào năm 2011.

Cùng với chính sách tuyển dụng, bố trí lao động, xây dựng quy trình sản xuất hợp lí công ty Long Thọ đã có một đầu tư mở rộng sản xuất đã đem lại cho công ty doanh thu va lợi nhuận tăng đáng kể trong năm 2010, bước qua năm 2011 cùng với khó khăn chung của nền kinh tế cũng như thị trường vật liệu xây dựng, công ty cũng chịu sự ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện rỏ ở doanh thu và lợi nhuận giảm 13.32% và 27.56%. Nhưng xét về hiệu quả sử dụng lao động công ty đã có những

thành công bước đầu, thấy được sự cố gắng, quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên công ty từ ban giám đốc, hội đồng quản trị đến công nhân công ty Long Thọ trông nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực cũng như hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

2.3.4 Xét trên khía cạnh chi phí lao động:

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2011/201 0 (%) 2010/200 9 (%) Lợi nhuận (P) Tỷ đồng 26.293 28.141 20.384 (27.56) 7.02 Quỹ lương (F) Tỷ đồng 2.152 2.683 3.648 35.96 24.67 Tổng chi phí (TC) Tỷ đồng 7.927 9.049 8.18 (9.6) 14.15 Mức sinh lời của chi

phí tiền lương (PF) 12.217 10.488 5.587 (46.72) (14.15) Tỷ trọng tiền lương

trong tổng chi phí (TTF)

27.147 29.649 44.596 50.4 9.2

Tiền lương bình quân

(X) Tỷ đồng 0.053 0.064 0.083 29.46 19.9

Qua bảng phân tích này ta nhận thấy được các chỉ tiêu đánh giá chi phí lao động cố xu hướng biến động qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2011. Về mức sinh lời của chi phí tiên lương giảm trong 3 năm qua từ 12,217 tỷ đồng xuống còn 5,587 tỷ đồng tính từ năm 2009 đến năm 2011 trong đó năm 2010 so với 2009 thì chỉ số này giảm 14,15% nhưng đặt biệt năm 2011 so với 2010 thì chỉ số này giảm tới 46,72%. Ngoài ra thì tỷ trọng tiền lương trong tổng chi phí lại tăng, nếu trong năm 2009 nó chỉ chiếm 27.147% thì đến năm 2011 nó chiếm 44,596% trong tổng chi phí, đều này có nghĩa là tổng quỹ lương tăng, thu nhập của người lao động tăng lên, giúp người lao động gắn bó với công ty hơn, Nhưng bên cạnh đó thi lợi nhuận của doanh nghiệp lại giảm,đây là một phần tác động của việc tăng lương người lao động.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu qủ sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Long Thọ.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần long thọ - huế (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w