Tiêu chí 7: Quản lý tài chính Đánh giá tổng quát tiêu chí 7:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Năm 2019 (Trang 96 - 101)

Đánh giá tổng quát tiêu chí 7:

Mở đầu: Nguồn tài chính của trường bao gồm các nguồn sau:

Nguồn ngân sách nhà nước do UBND Thành phố cấp cho trường hàng năm chiếm 80% trên tổng số kinh phí hoạt động của trường; Nguồn thu sự nghiệp ( Học phí, lệ phí …. theo quy định của nhà nước) chiếm 20% tổng kinh phí hoạt động. Các nguồn thu này được nhà trường quản lý và sử dụng hiệu quả dưới sự kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, cơ quan chủ quản và Sở Tài chính Hà Nội.

Ngoài ra, trường còn có nguồn thu nhập khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ liên kết đào tạo với các công ty, các trường đại học khác. Nguồn thu này được sử dụng một phần nộp nghĩa vụ thuế với Nhà nước, còn lại bổ sung nguồn kinh phí hoạt động tại trường.

Công tác quản lý tài chính của nhà trường được thực hiện theo đúng các quy định của Pháp luật và Quy chế quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ của trường. Hàng năm đều được sửa đổi, bổ sung vào các kỳ Hội nghị CNVC. Các nguồn kinh phí luôn được sử dụng ưu tiên cho các hoạt động đào tạo và nâng cao thu nhập cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Các kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm được lập phù hợp đúng mục đích và mục tiêu phát triển của nhà trường.

Công tác lập kế hoạch tài chính của trường đạt chuẩn theo hướng dẫn, đáp ứng được yêu cầu về quản lý tài chính của trường.

Công tác quản lý tài chính đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch.

* Những điểm mạnh: Trường có hệ thống báo cáo tài chính, sổ sách rõ ràng, chính xác, đầy đủ đúng quy định của nhà nước; cơ chế quản lý tài chính thống nhất trong toàn trường thông qua quy chế quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ.

Nhà trường đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ, luôn có sự bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện quy chế, tạo quyền chủ động quản lý và chi tiêu tài chính cho thủ trưởng cơ quan. Đã được công khai đến toàn thể cán bộ viên chức tạo quyền chủ động cho cán bộ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, quy chế chi tiêu nội bộ quy định cụ thể các chế độ và sử dụng tài sản công đúng mục đích, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu nhất là các chi phí hành chính nhằm tăng thu nhập cho cán bộ viên chức. Tạo tính dân chủ và cùng nhau phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhà trường thực hiện quản lý tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, các nguồn được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả.

Các nguồn kinh phí luôn được sử dụng ưu tiên cho các hoạt động đào tạo và nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo viên, nhân viên; đầu tư kinh phí để nâng cao trình độ của cán bộ giáo viên hàng năm, vì vậy số cán bộ giáo viên đạt trình độ cao ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính cho mục tiêu đào tạo, có sự giám sát chặt chẽ về chi tiêu của toàn thể cán bộ, giáo viên trong trường.

* Những tồn tại: Do sự biến động liên tục của thị trường nên chưa dự toán chính xác về tình hình giá cả, mặt khác nhu cầu dự toán thường cao hơn thực tế chi tiêu do phụ thuộc vào kinh phí của ngân sách nhà nước cấp.

* Kế hoạch nâng cao chất lượng: Tiếp tục triển khai và phát triển các hoạt động liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nhằm tăng nguồn thu từ các hoạt động này. Liên kết với các địa phương, các công ty, doanh nghiệp để đào tạo theo nhu cầu.

Thường xuyên cân đối nguồn tài chính nhằm đảm bảo việc sử dụng phù hợp nguồn kinh phí cho các bộ phận, ưu tiên kinh phí cho vật tư thực tập, trang thiết bị cho các khoa.

Tiêu chuẩn 7.1: Trường có quy định về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán về tài chính theo quy định và công bố công khai.

Công tác quản lý tài chính và sử dụng kinh phí của Trường được thực hiện đúng quy định của Nhà nước và theo quy chế Quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ. Các Quy chế được xây dựng theo đúng hướng dẫn tại các nghị định, thông tư của Chính phủ và Bộ Tài chính, như: điều luật số 83/2015/QH13 quy định luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22/05/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ;Thông tư số113/2007/TT-BT ngày 24/9/2017 sửa đổi bổ sung thông tư số 71/2006/TT-BTC NGÀY 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thự hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế,tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (MC 7.1.01 - Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ). Việc phân bổ tài chính được nhà trường đánh giá hợp lý, công bằng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của các đơn vị và các hoạt động chung của nhà trường thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm (MC 7.1.02- Báo cáo quyết toán tài chính; MC 7.1.03- Biên bản xét duyệt quyết toán).

Quy trình ban hành cũng được thảo luận và tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi thông qua Hội nghị cán bộ quản lý và thông qua Hội nghị viên chức đóng góp ý kiến hàng năm (MC 7.1.04 - Biên bản và nghị quyết hội nghị cán bộ viên chức; MC 7.1.05 – Sổ họp giao ban hàng tháng của Trường).

Trong Hội nghị cán bộ CNVC hàng năm, tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều được tham gia đóng góp ý kiến đánh giá kết quả hoạt động và kế hoạch tài chính của Nhà trường theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch (MC 7.1.02 - Báo cáo quyết toán tài chính; MC MC 7.1.06 - Báo cáo công khai tài chính; MC 7.1.07 - Biên bản hội nghị cán bộ viên chức; MC 7.1.05 – Sổ họp giao ban hàng tháng của trường).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 7.2: Quản lý, sử dụng các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo; tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúng theo quy định.

Để quản lý, sử dụng các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo; tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trường có đầy đủ hệ thống hồ sơ, sổ sách về quản lý tài chính theo quy định.

Ngoài các nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên, kinh phí chương trình mục tiêu, nhà trường còn có các nguồn thu hợp pháp từ học phí và lệ phí, liên kết đào tạo, dịch vụ nhà ăn, dịch vụ xưởng ô tô và các khoản thu khác (MC 7.2.01- Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh; MC 7.2.02- Các hơp đồng liên kết đào tạo)

Nhà trường đã thực hiện đúng các văn bản của Nhà nước quy định về mức thu phí, lệ phí, học phí, như nghị định số 86/015/NĐ-CPquy định về cơ chế thu học phí, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020- 2021(MC 7.2.03 - Các văn bản áp dụng mức thu học phí; Quyết định của Hiệu trưởng về thu học phí; MC 7.2.04 – Sổ chi tiết các khoản thu học phí; MC 7.2.05 Biên lai thu phí, lệ phí; MC7.2.06 – Báo cáo tình hình thu học phí).

Hàng năm, Nhà trường đều tiến hành thực hiện quyết toán tài chính về mức thu phí, lệ phí và điều chỉnh mức thu học phí theo đúng quy định (MC 7.1.02- Báo cáo quyết toán tài chính; MC 7.2.07- Thông báo xét duyệt quyết toán tài chính; MC 7.1.03- Các biên bản xét duyệt quyết toán tài chính; MC 7.2.08 - Báo cáo dự toán ).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 7.3: Trường có các nguồn lực về tài chính đảm bảo đủ kinh phí phục vụ các hoạt động của trường.

Trường được cơ quan chủ quản phân bổ kinh phí chi cho đào tạo và các hoạt động khác. Là đơn vị Hành chính sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, được UBND Thành phố và Sở Tài chính Hà Nội giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính ổn định năm 2017(MC 7.3.01 – Báo cáo thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ - CP; 7.3.02 - Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho Trường).

Trường đã chủ động xây dựng dự toán chi tiết trình UBND Thành phố và Sở Tài chính Hà Nội chấp thuận giao dự toán chi tiết để tổ chức thực hiện (MC 7.3.03 - Các Quyết định giao dự toán ngân sách). Trên cơ sở cấp kinh phí hàng năm và số liệu HSSV qua báo cáo của Phòng Đào tạo và quản lý HSSV trong năm 2018, phòng Tài chính kế toán đã xây dựng định mức kinh phí đào tạo chi cho 1 học sinh/ năm (MC 7.3.04 – Định mức chi cho 1 học sinh theo các nghề và trình độ đào tạo). Cụ thể như sau:

- Hệ Cao đẳng: 8.900.000đ/học sinh

- Hệ TC học tại trường: 7.120.000đ/học sinh

Phân tích báo cáo tài chính hàng năm và số liệu học sinh thực tế qua báo cáo của phòng Đào tạo và quản lý HSSV trong năm gần nhất cho thấy nhà trường đã đảm

bảo định mức kinh phí chi cho đào tạo(MC 7.3.05- Báo cáo tài chính trong hội nghị CBVC 2019;MC 7.3.06 - Bảng tổng hợp học phí HSSV năm 2019)

Hàng năm, Nhà trường đều tiến hành thực hiện quyết toán tài chính theo đúng quy định (MC 7.1.02- Báo cáo quyết toán tài chính; MC 7.1.03 - Biên bản xét duyệt quyết toán tài chính)

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 7.4: Thực hiện việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán đúng quy định.

Tất cả mọi hoạt động thu chi tài chính của Trường đều được quản lý và phân bổ chi tiêu đúng mục đích, đúng quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm (MC 7.1.01 - Quy chế chi tiêu nội bộ - Quy chế dân chủ ).VD:

- Chi quà mừng sinh nhật cho cán bộ viên chức đương chức và hợp đồng lao động được tổ chức theo hình thức tập thể, mức chi tối thiểu 200.000đ/người (Nhà trường chi mua hoa, bánh kẹo cho buổi gặp mặt liên hoan hàng tháng)

- Tặng quà cho nữ cán bộ, viên chức sinh con (theo đúng quy định Nhà nước): 500.000/người

Phòng Tài chính kế toán nhận thấy các nguồn tài chính của Trường được phân bổ cho hoạt động đào tạo, hoạt động thường xuyên, hoạt động không thường xuyên đều được báo cáo đơn vị chủ quản đúng mục đích, đúng quy định của Bộ tài chính và đã được kiểm toán, kiểm tra, đánh giá không có vi phạm (MC 7.1.02 - Báo cáo quyết toán tài chính; MC 7.1.03 – Biên bản xét duyệt quyết toán tài chính; MC 7.4.01 – Biên bản kiểm toán, thanh tra tài chính)

Các nguồn kinh phí của trường được theo dõi và quản lý chặt chẽ tại kho bạc nhà nước quận Đống Đa. Trường đã có biên lai đầy đủ đối với các khoản thu học phí; đã nộp đầy đủ học phí đã thu và thuế vào kho bạc Nhà nước kiểm soát chi theo quy định, các khoản thu chi đều được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ. Trường đã sử dụng phần mềm kế toán MISA và theo dõi trên sổ thống kê của kế toán. Hệ thống hồ sơ sổ sách quản lý, phần mềm kế toán theo đúng mẫu và quy định của Bộ tài chính (MC 7.4. 02– Danh mục Hệ thống sổ sách kế toán; MC 7.4.03 - Phần mềm kế toán MISA; MC 7.4.04- Các giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, các tờ khai thu nộp phí, lệ phí).

Kế hoạch tài chính hàng năm được xây dựng trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện kinh phí năm trước, xác định nhu cầu kinh phí đáp ứng các nhiệm vụ đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong năm kế hoạch, dự toán các nguồn thu hợp pháp và sử dụng các nguồn kinh phí theo đúng quy định và đúng quy chế quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ của nhà trường (MC 7.4.05- Quy trình xây dựng dự toán các nguồn kinh phí).Trường luôn xác định nhu cầu và quy mô đào tạo để xây dựng kế hoạch nguồn kinh phí và kế hoạch chi tiêu hàng năm (MC 7.4.06– Kế hoạch mua sắm vật tư thiết bị hàng năm của các đơn vị; (MC 7.4.07- Dự toán thực hiện chi của toàn trường theo năm ;MC 7.4.08- Kế hoạch tiền lương; MC 7.2.08- Dự toán tài chính hàng năm).

Sau khi tổng hợp dự trù kinh phí mua sắm vật tư, trang thiết bị của các đơn vị, Nhà trường lập dự toán và công khai đến tất cả cán bộ, giáo viên, CNV trong trường (MC 7.2.08- Dự toán kinh phí). Trên cơ sở đó UBND Thành phố Hà Nội giao dự toán thu chi ngân sách hàng năm (MC 7.4.09- Các quyết định giao dự toán ngân sách Nhà nước; MC 7.4.10 – Quyết định phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản).

Khi có quyết định giao dự toán và thông báo duyệt quyết toán năm, phòng Tài chính kế toán gửi về các đơn vị và có niêm yết công khai trên bảng tin của nhà trường

(MC 7.1.03- Biên bản xét duyệt quyết toán).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 7.5: Thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán; thực hiện kiểm toán theo quy định; xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề còn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài chính khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền; thực hiện công khai tài chính theo quy định.

Nhà trường thực hiện nghiêm túc công tác tự kiểm tra tài chính theo đúng quy định của Nhà nước tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành “ Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước”. Định kỳ hàng năm, Nhà trường thực hiện Kế hoạch của thanh tra Sở tài chính xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra, trong đó có kế hoạch kiểm tra công tác tài chính (MC 7.5.01 – Kế hoạch kiểm tra công tác tài chính). Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra, Trường thành lập tổ kiểm tra tài chính kế toán nội bộ gồm các thành phần: Hiệu trưởng, Ban thanh tra nhân dân, đại diện BCHCĐ và phòng Tài chính Kế toán , tổ kiểm tra tiến hành kiểm tra công tác tài chính theo đúng kế hoạch

Nhà trường được UBND Thành phố Hà Nội giao dự toán ngân sách vào đầu mỗi năm đảm bảo một phần hoạt động chi thường xuyên trong năm (MC 7.3.03 - Các Quyết định giao dự toán ngân sách Nhà nước).Trên cơ sở đó, Trường giao cho phòng Tài chính kế toán lập bản dự toán tài chính gửi Kho bạc Nhà nước Đống Đa - Thành phố Hà Nội để thực hiện việc kiểm soát chi (MC 7.4.08 - Kế hoạch tiền lương; MC 7.5.02– Dự toán các nguồn kinh phí năm).

Nhà trường được Bộ chủ quản giao dự toán ngân sách trong năm. Trường lập dự toán tài chính và thực hiện thu chi theo quy định, báo cáo quyết toán được lập đầy đủ, kịp thời theo đúng hệ thống biểu mẫu quy định; sổ sách kế toán mở đầy đủ, rõ ràng, có tổng hợp và thuyết minh các chỉ tiêu về tình hình hoạt động thu, chi ngân sách tài chính của đơn vị. Báo cáo tài chính được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán có thuyết minh cụ thể, rõ ràng; thời hạn nộp báo cáo

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Năm 2019 (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w