Tiêu chí 6: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế Đánh giá tổng quát tiêu chí 6:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Năm 2019 (Trang 92 - 96)

Đánh giá tổng quát tiêu chí 6:

Mở đầu: Trường có chính sách và thực hiện chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và chuyển giao công nghệ thể hiện trong Quy chế dân chủ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo. Năm 2019, nhà trường đều có 9 đề tài từ cấp trường, 02 đề tài đạt giải cấp thành phố Hà Nội (01 giải Nhất, 01 giải Khuyến khích), 01 đề tài tham gia cấp Quốc gia và đạt giải Nhất tại hội thi qua đó phục vụ rất thiết thực cho công tác nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

Năm 2019, trường có một số bài báo, ấn phẩm của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động đăng trên các báo, tạp chí khoa học trong nước.

* Những điểm mạnh:

- Nhà trường có chính sách và biện pháp khuyến khích cán bộ, giáo viên nghiên cứu khoa học.

Trường có nhiều đề tài NCKH được triển khai thực hiện. Kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và ứng dụng vào thực tiễn.

* Những tồn tại: Không có

Tiêu chuẩn 6.1: Trường có chính sách và thực hiện các chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo.

Nhà trường có chủ trương và cơ chế chính sách khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới trong quản lý và giảng dạy, cơ chế chính sách khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới trong quản lý và giảng dạy được thể hiện tại các văn bản: Quy chế hoạt động khoa học &công nghệ, quy định về chế độ công tác của giảng viên- giáo viên (MC 1.3.05 - Quy chế dân chủ - Quy chế hoạt động khoa học và công nghệ, trang 96). Trong văn bản này quy định:

- Chủ nhiệm đề tài được tính tối thiểu 50% giờ định mức NCKH (giờ dành cho hoạt động học tập, bồi dưỡng, NCKH), các thành viên còn lại hưởng 50% còn lại.

- Về kinh phí hoạt động nghiên cứu khoa học (chương V) được lấy từ nguồn kinh phí hoạt động của Nhà trường.

- Được xem xét khen thưởng bằng danh hiệu thi đua (chương VI) hàng năm. Năm 2019, Nhà trường đã chi 298.000.000 đ(Hai trăm chín mươi tám triệu) cho công tác nghiên cứu khoa học và khen thưởng cho nhiều cá nhân, tập thể vì có thành tích nghiên cứu khoa học trong công tác và học tập (MC 6.1.01 - Các quyết định khen thưởng các chủ nhiệm đề tài). Cuối mỗi năm học, phòng Đảm báo chất lượng và Quản lý khoa học đều có báo cáo đánh giá kết quả việc chuyển giao các đề tài nghiên cứu ứng dụng trong công tác dạy và học của nhà trường (MC 6.1.02 - Báo báo tổng kết cuối năm của phòng Đảm bảo chất lượng và Quản lý khoa học)

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 6.2: Hằng năm, trường có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến từ cấp trường trở lên phục vụ thiết thực công tác đào tạo của trường (ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường trung cấp, ít nhất 02 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường cao đẳng).

Hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường được thực hiện thường xuyên và đã có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và ứng dụng vào thực tiễn. Việc thực hiện các sáng kiến, đề tài của Trường tuân thủ từ việc đăng ký đề tài kèm theo đề cương chi tiết, quyết định giao đề tài, hội đồng nghiệm thu. Năm 2019, nhà trường đều có 9 đề tài từ cấp trường, 02 đề tài đạt giải cấp thành phố Hà Nội (01 giải Nhất, 01 giải Khuyến khích), 01 đề tài tham gia cấp Quốc gia và đạt giải Nhất tại hội thi (MC 6.2.01 – Bộ hồ sơ nghiên cứu khoa học: 1. Phiếu đăng ký đề tài, 2. Đề cương chi tiết, 3. Hồ sơ thuyết minh, 4. Biên bản nghiệm thu đề tài).

Các đề tài phần lớn tập trung vào nghiên cứu quản lý đào tạo, ứng dụng kiến thức khoa học, công nghệ, đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng đào tạo được Nhà trường và các cơ quan, tổ chức công nhận và tặng bằng khen (MC 6.2.02 - Quyết định công nhận kết quả đề tài nghiên cứu khoa học của trường).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 6.3: Hằng năm, trường có các bài báo, ấn phẩm của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động đăng trên các báo, tạp chí khoa học ở trong nước hoặc quốc tế.

Năm 2019 trường đã có 03 bài báo được đăng tải trên một số tạp chí, ấn phẩm khoa học ở trong nước (MC 6.3.01 - Các bài báo được đăng trên các tạp chí, ấn phẩm chuyên ngành hàng năm)

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 6.4: Các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của trường được ứng dụng thực tiễn.

Năm 2019, nhà trường đều có 9 đề tài từ cấp trường, 02 đề tài đạt giải cấp thành phố Hà Nội (01 giải Nhất, 01 giải Khuyến khích), 01 đề tài tham gia cấp Quốc gia và đạt giải Nhất tại hội thi 09 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đã được Ban Giám hiệu nhà trường bàn giao về các đơn vị triển khai ứng dụng vào năm học 2019 -2020 và bước đầu đã thu được kết quả tích cực đặc biệt từ phía HSSV, tạo hứng thú cho HSSV trong quá trình học tập(MC 6.4.01 - Hồ sơ bài giảng có ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm của các đề tài, Báo cáo khảo sát người học)

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 6.5: Có liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế; các hoạt động hợp tác quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

Trong những năm gần đây, trước xu thế hội nhập quốc tế cũng như yêu cầu phát triển của Nhà trường, Trường đã có chủ trương và kế hoạch để thực hiện liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài, các tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên của trường. Với mục đích học tập kinh nghiệm, để xây dựng nhà trường trở thành trường nghề chất lượng cao trong thời gian ngắn nhất, cụ thể là Trường đã xây dựng mối quan hệ hợp tác với Trường Kỹ Chuyên môn Công nghiệp Kumamoto Nhật bản, các trường Trung học kỹ thuật tỉnh Chiba Nhật Bản, trường Đại học Osan Hàn Quốc với mục đích giao lưu kỹ thuật, giao lưu học sinh và những hoạt động giao lưu văn hóa – xã hội giữa 2 nước (MC 6.5.01 - Hiệp ước giao lưu; 6.5.02 - Biên bản ghi nhớ giữa nhà trường và trường Đại học OSAN Hàn Quốc).

Trong những năm qua, việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế của nhà trường đã thu được những kết quả tốt đẹp, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, phát triển nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường (MC 6.5.03 – Báo cáo hoạt động hợp tác quốc tế năm 2019; 6.5.04 - Các Quyết định và Danh sách cán bộ, giáo viên đi tham quan, học tập tại nước ngoài năm 2019; 6.5.05 – Kế hoạch hoạt động của các đoàn khách quốc tế thăm quan và làm việc với nhà trường năm 2019)

Các hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà trường đã có tác động tích cực trong việc nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ giáo viên.

Thông qua các dự án hợp tác quốc tế, một số hạng mục cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, lắp đặt đã củng cố năng lực đào tạo cho một số ngành nghề của nhà trường.

Trong những năm qua, thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, Nhà trường đã cử nhiều lượt cán bộ, giáo viên đi học tập, tham quan kinh nghiệm ở nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, CHLB Đức, Séc, Malaysia, Thái Lan v.v… (MC 6.5.04– Các Quyết định và Danh sách cán bộ, giáo viên đi tham quan, học tập tại nước ngoài năm 2019). Trường đã có một số dự án hợp tác về đào tạo bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất với cơ quan đào tạo nghề và xã hội Châu Âu (EBG) - Cộng Hòa Liên Bang Đức, các dự án với Tập đoàn Hyundai, tổ chức Plan, Samsung, Trường tham gia dự án Đào tạo kỹ thuật nghề Việt Nam – Đan Mạch cho chuyên ngành thiết kế Đồ hoạ của Trường (năm 2017-2019), dự án với Phần Lan về mời chuyên gia đào tạo nghề Công nghệ Thông tin và Thiết kế đồ hoạ, Dự án với Đức về đào tạo thí điểm chuyển giao công nghệ nghề Công nghệ ô tô..., dự án với học viện Chisholm Úc về đào tạo 2 nghề Cơ điện tử và Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí, dự án với Hội đồng Anh và trường Cymoedd xứ Wales... . Chương trình hợp tác với Hội đồng Anh về xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. (MC 6.5.06 - Hình ảnh hoạt động quốc tế tại trường)

Bằng việc hợp tác Quốc tế với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc, nhiều lượt cán bộ nhà trường được cử đi học thạc sỹ, học tập, thăm quan tại các cơ sở đào tạo nghề tại Hàn Quốc, Đan Mạch, Đức, Úc... năm 2019 Cử 04 Giảng viên tham gia đào tạo nâng cao 04 tháng tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (MC 6.5.04 – Các Quyết định và Danh sách cán bộ, giáo viên đi tham quan, học tập tại nước ngoài năm 2019).

Ngoài ra, Nhà trường đã đón tiếp nhiều lượt chuyên gia của các trường và tổ chức quốc tế đến thăm và làm việc với trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Phần Lan, Đức... (MC 6.5.07 - Một số hình ảnh chuyên gia nước ngoài đến thăm và làm việc tại Trường năm 2019; 6.5.08 - Thống kê các đoàn quốc tế đến thăm và làm việc tại trường 2019).

Năm học 2019 – 2020, Nhà trường đang tiếp tục và bắt đầu thực hiện đào tạo các ngành nghề hợp tác với các trường thuộc các nước Úc, Đức, Đan Mạch cho các nghề Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí, Cơ điện tử, Công nghệ ô tô, Thiết kế đồ họa (6.5.09 – Chương trình đào tạo các nghề Úc, Đức, Đan mạch)

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Năm 2019 (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w