Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thời gian qua vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới, đó là:
- Trong công nghiệp - xây dựng, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; có quá ít dự án về cơ sở hạ tầng; tỷ trọng dự án trong nông - lâm - ngư nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm dần trong khi đây là những ngành Việt Nam có thế mạnh.
- Trong dịch vụ, các dự án bất động sản quy mô lớn còn cao song nhiều trong số dự án này chậm triển khai, gây lãng phí về đất đai, vay vốn trong nước. FDI vào các dịch vụ trung gian, dịch vụ giá trị gia tang cao, giáo dục đào tạo, y tê, chăm sóc sức khỏe, môi trường…còn hạn chế.
- FDI hiện tập trung chủ yếu tại địa bàn có điều kiện thuận lợi về cở sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm gây mất cân đối vùng miền, không đặt được mục tiêu hướng FDI vào địa bàn khó khăn.
- Đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Dài Loan, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc…, ít đối tác tiềm năng đến từ các nước như Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Nga, Canada, Mỹ…Tỷ lệ vốn thực hiện tấp hơn so với vốn đăng kí.
- Chưa bền vững trong việc định hướng và lựa chọn đối tác đầu tư cũng như trong cơ cấu xuất nhập khẩu.
- Mục tiêu thu hút thu hút công nghệ (công nghệ cao, công nghệ nguồn) chuyển giao công nghệ đối với FDI chưa đạt yêu cầu.
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường do một số doanh nghiệp FDI từ Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan,…
Nguyên nhân:
- Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán; các điều kiện đảm bảo cho khu vực FDI liên kết và vận hành hiệu quả như kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, sự phát triển của các khu vữ kinh tế trong nước, các ngành hỗ trợ, dịch vụ trung gian chưa đáp
ứng nhu cầu dẫn đến khả năng hấp thụ vốn không cao, giảm hiệu quả hoạt động và đóng góp của khu vực kinh tế FDI.
- Công tác quy hoạch làm chưa tốt, thiếu một quy hoạch tổng thể, một chiến lược hiệu quả, một tầm nhìn dài hạn đối với nền kinh tế nói chung và khu vực FDI nói riêng.
- Sự thiếu hiệu quả của các công cụ chính sách trong lựa chọn và quản lí FDI dẫn tới tồn tại nhiều dự án chất lượng kém gây lãng phí nguồn lực, ô nhiễm môi trường.
- Nhiều liên doanh cũng chuyển đổi thành 100% vốn nước ngoài đã kéo theo vấn đề thao túng, lũng đoạn thị trường, chuyển giá, trốn thuế, làm thất bại mục tiêu tiếp cận, học tập và làm chủ các công nghệ chuyển giao, nâng cao năng lực của doanh nghiệp Việt Nam.
- Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa bộ, ban, ngành, địa phương. Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM 2018 - 2020