Có thể thấy, giai đoạn 2010 - 2020 Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thu hút vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù có được kết quả đầu tư FDI ấn tượng, nhưng Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất khu vực ASEAN. Thực tế cho thấy, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã chọn Thái Lan, Malaysia, Indonesia... để đầu tư vì có môi trường đầu tư cạnh tranh nhất ASEAN và có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI. Vì vậy, Việt Nam cần thay đổi chiến lược về chính sách để duy trì khả năng cạnh tranh trong ASEAN, bảo đảm sự bền vững của luồng vốn FDI tiếp nhận được và đẩy mạnh thu hút vốn FDI có giá trị gia tăng cao hơn. Điều này nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện được điều đó, Chính Phú cần chú trọng tới các chính sách sau:
Thứ nhất, cần hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư nước ngoài đảm bảo môi trường và điều kiện thông thoáng hơn cho nhà đầu tư, nhưng vẫn phải phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ cho các dự án đầu tư nước ngoài. Phải thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư để vừa khuyến khích các nhà đầu tư vừa đảm bảo phù hợp với các quy định chung của Nhà nước. Các thủ tục hành chính cần công khai hoá, minh bạch hoá và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo thông tin đến với các nhà đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi nhất.
Thứ ba, cần chú trọng và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật làm tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ nhu cầu các doanh nghiệp FDI. Việt Nam cần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao, cung cấp nhân lực cho các dự án FDI.
Thứ năm, đẩy mạnh thu hút FDI thế hệ mới, hướng tới lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Việt Nam cần chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu tư nước ngoài và công nghệ phù hợp, đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, dành các ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các loại dự án này. Bên cạnh đó, hạn chế cấp phép cho các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Cuối cùng, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm, để phát huy tối đa tác động lan tỏa của các dự án FDI, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI.
PHẦN KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
Giai đoạn 2018-2020 là khoảng thời gian mà Việt Nam đạt được những thành tựu trong việc thu hút vốn đầu tư FDI để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy kết quả đầu tư FDI khả quan nhưng với nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam chưa phải là sự lựa chọn hấp dẫn khi so với các quốc gia cùng khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,... bởi tính cạnh tranh và ngành công nghiệp hỗ trợ phù hợp cho sự phát triển của những doanh nghiệp FDI. Song đó bùng nổ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Vì hai quốc gia này là bạn hàng lớn của Việt Nam nên nhu cầu cho hàng Việt Nam xuất khẩu bị giảm đáng kể và dòng vốn FDI cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều này mang lại những thách thức và cơ hội cho Việt Nam trong việc xuất-nhập khẩu hàng hóa ra-vào Mỹ và Trung Quốc. Đặc biệt chính là làn sóng vốn FDI đang dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam là quốc gia có vị trí đắc địa để đón làn sóng này. Vì vậy, Việt Nam cần thay đổi những chính sách về thủ tục hành chính và pháp lý, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để đảm bảo năng lực cạnh tranh trong ASEAN và ổn định luồng vốn FDI nhận được và đẩy mạnh thu hút FDI thế hệ mới nhằm tiến tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, dưới những tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam cần có những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô như điều chình tỷ giá, đẩy mạnh đầu tư của các thành phần kinh tế tư nhân và tận dụng cơ hội để hội nhập với các nền kinh tế trong CPTPP, EVFTA,... Kết hợp với các giải pháp thu hút FDI để tăng tính chủ động trong xúc tiến đầu tư, cải thiện chất lượng của FDI và tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư về các dự án công nghệ cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Minh Trường (18/8/2021), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Cách phân loại FDI”, Luật Minh Khuê, được truy cập tại địa chỉ sau vào ngày 24/11/2021 https://luatminhkhue.vn/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-la-gi-dac-diem-cach-phan-loai- fdi.aspx
Wikipedia “Đầu tư trực tiếp nước ngoài”, được truy cập tại địa chỉ sau ngày 24/11/2021
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A7u_t%C6%B0_tr%E1%BB %B1c_ti%E1%BA%BFp_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i
Nguyễn Quỳnh Thơ (2017), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. được truy cập tại địa chỉ sau vào ngày 24/11/2021
https://ditiep.com/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-khai-niem-va-dac-diem/
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (27/12/2019), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2019”, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được truy cập tại địa chỉ sau vào ngày 24/11/2021
https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=44963&idcm=208
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (24/12/2018), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018”, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được truy cập tại địa chỉ sau vào ngày 24/11/2021
https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=41920&idcm=208
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (28/12/2020), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2020”, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được truy cập tại địa chỉ sau vào ngày 24/11/2021
Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam, “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và thu hút FDI tại Việt Nam, được truy cập tại địa chỉ sau vào ngày 24/11/2021
https://ipcs.mpi.gov.vn/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-va-fdi-vietnam/
VOV (25/12/2018), “35,46 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam năm 2018”, Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, được truy cập tại địa chỉ sau vào ngày 24/11/2021 https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/3546-ty-usd-von-fdi-vao-viet-nam-nam-2018- 856161.vov
Việt Dũng (26/12/2019), “Tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam năm 2019 cao nhất trong vòng 10 năm”, Tạp chí Tài chính Online, được truy cập tại địa chỉ sau vào ngày 24/11/2021
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tong-von-fdi-do-vao-viet-nam-nam- 2019-cao-nhat-trong-vong-10-nam-317054.html
Bộ Công thương (29/12/2020), “Năm 2020, Việt Nam thu hút gần 29 tỷ USD vốn FDI”, Báo điện tử Công thương, kinh tế, chính trị, xã hội” được truy cập tại địa chỉ sau vào ngày 24/11/2021
https://congthuong.vn/nam-2020-viet-nam-hut-gan-29-ty-usd-von-fdi-150172.html
Thành viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, “Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Việt Nam quý 4 – 2020”, được truy cập tại địa chỉ sau vào ngày 24/11/2021 https://www.kas.de/documents/267709/11704235/B%C3%A1o+C%C3%A1o+Kinh+T %E1%BA%BF+Qu%C3%BD+IV_2020+-+Nghi%C3%AAn+C%E1%BB%A9u+c %E1%BB%A7a+Vi%E1%BB%87n+Nghi%C3%AAn+C%E1%BB%A9u+Kinh+T %E1%BA%BF+v%C3%A0+Ch%C3%ADnh+S%C3%A1ch+%28VEPR
%29.pdf/b51513f0-0bb3-b2b2-9d84-5123762f06c3?version=1.1&t=1613637389509
Luật VN, “Lợi ích của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Luật Việt Nam, được truy cập tại địa chỉ sau vào ngày 26/11/2021
https://luatvn.vn/loi-ich-cua-thu-hut-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-fdi/
Vũ Thị Yến (15/04/2021), “Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”, Tạp chí công thương, Số 5.
Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đỗ Năng Thắng (2018), “Thu hút FDI vào Việt Nam – Cơ hội và thách thức”, Tạp chí Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Số 5.
Dương Thái Hậu, Đinh Mạnh Tuấn (12/10/2021), “Thực thi EVIPA: Cơ hội và thách thức đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam”,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-
ngoai1/-/2018/824162/thuc-thi-evipa--co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-viec-thu-hut-von- dau-tu-truc-tiep-tu-lien-minh-chau-au-vao-viet-nam.aspx#
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tam-quan-trong-cua-khu-vuc-fdi-doi-voi- phat-trien-kinh-te-xa-hoi-viet-nam