Quản lý kinh phí chi trả BHXH

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : Tình hình quản lý bảo hiểm từ sau Cách mạng Tháng Tám đến năm 1945 docx (Trang 76 - 77)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU CHI BHXH.

3. Một số kiến nghị khác

2.4.3. Quản lý kinh phí chi trả BHXH

Trong hoàn cảnh chi trả BHXH đều được thực hiện bằng tiền mặt, khối lượng tiền mặt chi trả BHXH là tương đối lớn, đối tượng chi trả và địa bàn chi trả khá phức tạp và thường là rất phân tán; do đó vấn đề quan trọng không

kém trong công tác chi trả BHXH là phải quản lý nguồn kinh phí chi trả

BHXH sao cho chặt chẽ, thực hiện tốt công tác chi trả để tránh sự thất thoát

Để đạt được mục tiêu chi trả kịp thời, đầy đủ cho các đối tượng hưởng

chế độ BHXH; một yêu cầu đề ra là phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí và nguồn kinh phí này phải được phân bổ và điều hành một cách khoa học, do đó

công tác lập kế hoạch chi trả phải được đặt lên hàng đầu, kế hoạch chi trả phải

phù hợp với nhu cầu chi tiêu của từng đối tượng hưởng trợ cấp ở các địa phương, vừa đảm bảo nhu cầu của người được hưởng trợ cấp ở các địa phương, vừa đảm bảo nhu cầu của người được hưởng BHXH và tránh những

thất thoát không đáng có của nguồn kinh phí chi trả BHXH. Để thực hiện

công tác quản lý kinh phí chi trả BHXH thì các đơn vị tiến hành công tác chi trả đưọc mở tài một tài khoản chuyên chi BHXH ở hệ thống Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, các đơn vị này chỉ được rút tiền từ các tài khoản trên để

chi trả cho các chế độ BHXH, ngoài ra thì không được phép rút tiền để chi trả

cho bất cứ công tác chi nào khác, nhờ đó mà các đơn vị cấp trên có thể quản

lý và kiểm tra được số kinh phí đã sử dụng và số kinh phí còn dư trên tài

khoản của các đơn vị cấp dưới được dễ dàng và thuận lợi.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : Tình hình quản lý bảo hiểm từ sau Cách mạng Tháng Tám đến năm 1945 docx (Trang 76 - 77)