Quản lý mô hình chi trả và phương thức chi trả cho các chế độ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : Tình hình quản lý bảo hiểm từ sau Cách mạng Tháng Tám đến năm 1945 docx (Trang 74 - 76)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU CHI BHXH.

2.4.2.Quản lý mô hình chi trả và phương thức chi trả cho các chế độ

3. Một số kiến nghị khác

2.4.2.Quản lý mô hình chi trả và phương thức chi trả cho các chế độ

BHXH

Đối tượng chi trả của BHXH rất phức tạp và đa dạng, vì vậy cần phải

có một phương thức chi trả hợp lý, cũng do đó đòi hỏi phải có những mô hình chi trả phù hợp sao cho đảm bảo được nguyên tắc chi trả: đúng đối tượng, đúng chế độ, đầy đủ, kịp thời, chính xác và an toàn. Chính vì vậy, đòi hỏi

ngành BHXH phải quản lý tốt phương thức chi trả và mô hình chi trả BHXH.

Hiện nay, BHXH Việt Nam thực hiện những mô hình chi trả BHXH như sau:

- Mô hình chi trả trực tiếp: cán bộ BHXH trực tiếp quản lý đối tượng được chi trả BHXH và trực tiếp chi trả tiền trợ cấp BHXH cho các đối tượng được hưởng BHXH. Mô hình này đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chi trả

BHXH phải đủ mạnh để có thể đảm bảo nguyên tắc chi trả đã đề ra; bên cạnh

nắm vững tình hình của đối tượng được hưởng BHXH, quản lý tốt đối tượng hưởng BHXH, tránh được tình trạng vi phạm các quy định trong công tác chi

trả BHXH), mô hình vẫn có những nhược điểm của nó (đòi hỏi công tác lập

kế hoạch chi trả phải thật khoa học, chính xác; cán bộ chi trả phải có đủ số lượng cần thiết và có nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của công việc để có thể đảm bảo tính kịp thời trong chi trả; đối với vùng sâu, vùng xa thì mô hình này gặp phải rất nhiều khó khăn).

- Mô hình chi trả gián tiếp: chi trả tiền trợ cấp cho các đối tượng hưởng

BHXH dài hạn thông qua hệ thống các đại lý chi trả ở các xã, phường, thị trấn và đối tượng hưởng các chế độ ngắn hạn thông qua đơn vị sử dụng lao động.

Mô hình chi trả BHXH này có một số ưu điểm như: trong một thời gian

ngắn có thể chi trả cho một số đối tượng tương đối lớn và rộng khắp; cán bộ

chi trả là những người của địa phương, do đó có thể đi sâu, đi sát nắm vững

tình hình của đối tượng được chi trả; tạo mối quan hệ tốt giữa các cơ quan

BHXH và chính quyền địa phương; tiết kiệm được chi phí, biên chế trong

công tác chi trả BHXH. Tuy vậy, mô hình chi trả gián tiếp này cũng có một số nhược điểm cần khắc phục như: cơ quan BHXH không tiếp xúc trực tiếp được đối tượng được chi trả, do đó cũng có những khó khăn nhất định trong việc

nắm vững được tâm tư, nguyện vọng của những đối tượng được hưởng

BHXH; lệ phí chi trả thấp do đó mà các đại lý chi trả nhiều khi không nhiệt

tình trong công tác chi trả BHXH; nhiều đại lý chi trả còn chưa đáp ứng được

những yêu cầu về công tác quản lý tài chính của ngành BHXH; thời gian chi

trả từ các đại lý chi trả cho các đối tượng được hưởng BHXH khó có thể đảm

bảo được về mặt thời gian.

- Một số mô hình chi trả BHXH khác: ngoài hai mô hình chi trả BHXH đã được nêu ở trên, hiện nay vẫn thực hiện theo một số mô hình BHXH khác

như:

+ Mô hình chi trả BHXH trực tiếp tại cơ quan BHXH ở một số địa phương có điều kiện giao thông, đi lại khó khăn. Hiện nay,ở một số tỉnh có điều kiện giao thông đi lại khó khăn, đối tượng hưởng BHXH ít phân tán,

không thể lập được các đại lý chi trả do đó xuất hiện mô hình này để chi trả

cho từng đối tượng hay một đại diện cho những đối tượng được hưởng BHXH ở địa phương, chi trả ở đây không phải là hàng tháng, hàng quý mà tuỳ theo

nhu cầu của đối tượng được hưởng BHXH (ví dụ như phù hợp với thời gian đi chợ phiên ở các vùng cao…)

+ Mô hình chi trả BHXH một lần cho những đối tượng hưởng trợ cấp

BHXH một lần.

Đặc điểm chính cần quan tâm trong công tác chi trả hiện nay là hầu hết

việc chi trả các chế độ BHXH cho người được hưởng các chế độ BHXH đều

là bằng tiền mặt, khối lượng tiền mặt chi trả hàng tháng là tương đối lớn (theo

thống kê toàn quốc trong năm 2000, khối lượng tiền mặt phải chi trả cho các đối tượng là khoảng 7.500 tỷ đồng), địa bàn chi trả BHXH lại tương đối rộng

lớn, thời gian chi trả lại tương đối ngắn (thường từ 1 đến 5 ngày trong tháng). Vấn đề quản lý mô hình chi trả và phương thức chi trả đặt ra ở đây là phải lựa chọn mô hình, phương thức chi trả nào cho thật phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của địa phương nhưng lại phải đảm bảo những nguyên tắc chi trả BHXH đã đặt ra, mô hình chi trả và phương thức chi trả có tác động rất lớn

tới hiệu quả của công tác chi trả BHXH.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : Tình hình quản lý bảo hiểm từ sau Cách mạng Tháng Tám đến năm 1945 docx (Trang 74 - 76)