Những nguồn thuBHXH

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : Tình hình quản lý bảo hiểm từ sau Cách mạng Tháng Tám đến năm 1945 docx (Trang 64 - 65)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU CHI BHXH.

1.2.Những nguồn thuBHXH

3. Một số kiến nghị khác

1.2.Những nguồn thuBHXH

Thông thường, quỹ BHXH được hình thành từ những nguồn sau:

- Thu từ đóng góp của những người tham gia BHXH là nguồn thu chủ

yếu, quan trọng nhất cho bất cứ quỹ BHXH của bất kỳ quốc gia nào, nó là cơ

sở chủ yếu để hình thành nên quỹ BHXH và tạo ra nguồn tài chính để thực

hiện những chế độ BHXH; nhưng trong quá trình quản lý sự đóng góp của người tham gia BHXH cũng phức tạp và khó khăn nhất.

Nguồn thu này có tầm quan trọng đặc biệt, nó là nền tảng để có thể thực

hiện được chính sách BHXH. Thông thường, nguồn thu này được hình thành

như sau:

+ Người lao động tham gia BHXH đóng góp vào quỹ BHXH trên cơ sở

tiền lương: tuỳ theo điều kiện của mỗi quốc gia mà phần đóng góp của người lao động có khác nhau, nhưng đều dựa trên cơ sở là tiền lương của người lao động làm căn cứ để tính toán số tiền người lao động phải đóng góp vào quỹ

BHXH. Hiện nay ở Việt Nam, Điều lệ BHXH hiện hành quy định người lao động phải đóng góp bằng 5% tiền lương tháng (điều 36, khoản 2 - Điều lệ

BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP của Chính phủ).

+ Người sử dụng lao động tham gia đóng BHXH cho những người lao động trong đơn vị của mình: thông thường phần đóng góp của người sử dụng lao động dựa trên tổng quỹ lương. Hiện nay ở Việt Nam, điều lệ BHXH hiện hành quy định người sử dụng lao động phải đóng góp bằng 15% tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị.

- Thu từ việc hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước chủ yếu là để đảm bảo

cho các hoạt động BHXH diễn ra được đều đặn, bình thường, tránh những xáo động lớn trong việc thực hiện BHXH. Nguồn thu từ việc hỗ trợ của ngân sách Nhà nước cho quỹ BHXH đôi khi là khá lớn, việc hỗ trợ cho hoạt động

BHXH của Nhà nước là hoạt động thường xuyên và liên tục để đảm bảo thực

- Thu từ lãi đầu tư của hoạt động đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ được hình thành từ công việc đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi vào các chương

trình kinh tế - xã hội, những hoạt động đầu tư khác đem lại hiệu quả. Từ

nguồn quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư, quỹ BHXH thu được phần lãi đầu tư để

bổ xung vào nguồn quỹ BHXH.

- Ngoài những nguồn thu trên thì quỹ BHXH còn có một số nguồn thu khác để bổ sung vào quỹ BHXH; nói chung, những nguồn thu này không lớn,

không ổn định. Chủ yếu là những nguồn thu từ việc nhận sự hỗ trợ của các tổ

chức nước ngoài, từ những hoạt động từ thiện, từ hoạt động thanh lý nhượng

bán tài sản cố định… Nguồn thu này thường chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong

tổng số thu của quỹ BHXH.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : Tình hình quản lý bảo hiểm từ sau Cách mạng Tháng Tám đến năm 1945 docx (Trang 64 - 65)