Bài học rút ra cho Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trung tâm dịch vụ công ích thành phố biên hòa luận văn thạc sĩ (Trang 39)

Hòa

Về công tác tuyển dụng phải dựa trên nhu cầu thực tế của công việc Công tác tuyển dụng phải khách quan, công bằng, dựa trên năng lực thực tế của ứng viên

Cần bố trí, sắp xếp lao động: hợp lý, đúng người đúng việc, không để xảy ra tình trạng lao động dôi dư

Hoạt động đào tạo phải gắn với nhu cầu đào tạo và việc sử dụng nhân lực sau đào tạo, hướng đến việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp Đào tạo phải đúng người, đúng việc

Cần quan tâm đến an toàn, bảo hộ lao động: do đặc thù hoạt động của ngành mà Trung tâm phải luôn được chú trọng đến công tác an toàn, bảo hộ lao động, hạn chế tối đa các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để người lao động yên tâm công tác

Thực hiện việc khen thưởng, kỉ luật: đúng người, đúng việc, đúng lúc Về văn hóa doanh nghiệp cần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh, tạo sự gắn bó giữa các cá nhân với nhau và giữa cá nhân với Trung tâm

Từ những kinh nghiệm trên, Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa cần rút ra bài học cho mình, có những thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế để làm tốt công tác nhân sự tại Trung tâm mình và xây dựng được đội ngũ nhân sự đủ mạnh cả về lượng và chất phục vụ mục tiêu phát triển bền vững

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1, luận văn đã hoàn thiện một số nội dung mang tính lý luận cơ bản về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp theo các nội dung và tiêu chí khác nhau Xác định rõ trong các nguồn lực thì nguồn lực con người luôn là nguồn lực quan trong nhất

Luận văn chỉ rõ các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: tuyển dụng nhân lực và thu hút nhân tài, đào tạo và bồi dưỡng, đãi ngộ nhân lực, giữ chân nhân tài, kỷ luật lao động và văn hóa doanh nghiệp

Luận văn cũng đưa ra những kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa:

Từ những kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp, luận văn đã rút ra bài học kinh nghiệm vừa khoa học, vừa thực tế và phù hợp với điều kiện để Trung tâm có thể vận dụng trong công tác phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ CÔNG ÍCH THÀNH PHỐ BIÊN HÒA 2 1 Khái quát chung về Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa

2 1 1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Dịch vụ Công ích thành phố Biên Hòa theo tinh thần Nghị quyết 19 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Trung tâm dịch Dịch vụ công ích được thành lập trên cơ sở hợp nhất các đơn vị Trung tâm phát triển Cụm Công nghiệp, Dịch vụ công ích thành phố Biên Hòa và Ban quản lý các chợ Biên Hòa, chợ Hóa An, chợ Tân Phong, chợ Tân Hiệp và chợ Sặt, có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc Trung tâm dịch Dịch vụ công ích thành phố Biên Hòa là đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên theo quy định của pháp luật, trực thuộc và chịu sự quản lý tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa Trung tâm có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc và con dấu riêng Được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật

Sau khi thành lập, Trung tâm có nhiệm thực hiện công tác chuyên môn trên các lĩnh vực quản lý các chợ, vệ sinh môi trường, thoát nước, chăm sóc cây xanh đô thị

Tên: Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa Mã số thuế: 3603378541

Địa chỉ: số 290, đường 30/4, Phường Thanh Bình, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

Người đại diện: Huỳnh Tấn Lộc Ngày hoạt động: 09/05/2016

Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Biên Hòa - Vĩnh Cửu Loại hình DN: Đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

2 1 2 Chức năng và phạm vi hoạt động 2 1 2 1 Chức năng

Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa chịu sự chỉ đạo toàn diện và quản lý trực tiếp của UBND thành phố Biên Hòa, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Công Thương, Sở xây dựng, Phòng kinh tế và quản lý đô thị Thành phố, thực hiện chức năng của đơn vị quản lý và kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp và dịch vụ công ích thành phố gồm: hệ thống chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu giao thông, hạ tầng kỹ thuật giao thông và thoát nước đô thị; Quản lý chăm sóc công viên, chăm sóc cây xanh đường phố, cây xanh vòng xoay, dãy phân cách; Quét rác (quét đường, vỉa hè); Duy trì bảo dưỡng dãy phân cách; Thu gom, xúc, vận chuyển và xử lý rác thải (chỉ được hoạt động khi đảm bảo các điều kiện theo quy định)

2 1 2 2 Phạm vi hoạt động

Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa quản lý dự án hạ tầng và kinh doanh các dịch vụ công ích trong các cụm công nghiệp, trên địa bàn thành phố Biên Hòa, do UBND thành phố Biên Hòa chủ trương đầu tư

Thực hiện cung cấp chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu giao thông đối với các tuyến đường trên địa bàn thành phố và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2 1 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy

Giám đốc

Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Phòng Hành chính – Tổng hợp Phòng phát triển cụm CN Đội chiếu sáng Đội quản lý CV – xây xanh Đội duy tu và thoát nước Nhà máy xử lý nước thải

(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa)

Sơ đồ 2 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa

2 1 4 Đặc điểm nguồn nhân lực của Trung tâm

Bảng 2 1 Cơ cấu lao động theo chức năng, bộ phận tại Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa qua các năm 2017 – 2019

ĐVT: Người, %

(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp)

Số lượng nhân viên của Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa năm 2017 là 108 người, năm 2018 tăng lên 126 người tương ứng với mức tăng 18 người, ứng với tỷ lệ tăng 16,67% so với năm 2018 Và năm 2019 cán bộ nhân viên của Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa tăng lên 133 người tương ứng với tỷ lệ tăng 5,56% so với năm 2018 Nguyên nhân cán bộ nhân viên của Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa tăng qua các năm là hoạt động kinh doanh của Trung tâm mở rộng, cần một số lượng lớn công nhân viên để đáp ứng yêu cầu công việc

Công nhân tập trung ở các đội, tổ chiếm tỷ trọng cao nhất Trong đó: Nhà máy xử lý nước thải với tỷ trọng lần lượt là 21,30%; 25,40% và 23,31% Đội quản lý CV – xây xanh với tỷ trọng lần lượt là 19,44%; 19,05% và 18,80% Đội duy tu và thoát nước với tỷ trọng lần lượt là 17,59%; 19,84% và 21,80% Đội chiếu sáng với tỷ trọng lần lượt là 13,89%; 11,90% và 11,28% Phòng phát triển cụm CN với tỷ trọng là 8,33%; 7,14% và 8,27% Lãnh đạo với Giám đốc, Phó giám đốc, đội trưởng, đội phó có 16 nhân sự chiếm tỷ trọng lần lượt là: 14,81%; 12,70% và 12,03% Thấp nhất là cán bộ nhân viên làm việc tại Phòng phát triển cụm công

Chỉ tiêu SốNăm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng +/- % +/- % Bộ phận Lãnh đạo 16 14,81 16 12,70 16 12,03 - - - - Phòng Hành chính – Tổng hợp 5 4,63 5 3,97 6 4,51 - - 1 20 00 Phòng phát triển cụm CN 9 8,33 9 7,14 11 8,27 - - 2 22 22 Đội chiếu sáng 15 13,89 15 11,90 15 11,28 - - - - Đội quản lý CV – xây xanh 21 19,44 24 19,05 25 18,80 3 14,29 1 4 17 Đội duy tu và thoát nước 19 17,59 25 19,84 29 21,80 6 31,58 4 16 00 Nhà máy xử lý nước thải 23 21,30 32 25,40 31 23,31 9 39,13 (1) (3 13) Tổng cộng 108 100,00 126 100,00 133 100,00 18 16,67 7 5,56

nghiệp với tỷ trọng lần lượt là: 4,63%; 3,97% và 4,51% trong giai đoạn 2017 - 2019 Với việc phân bổ lao động như trên là phù hợp với tình hình kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa hiện nay để đáp ứng yêu cầu công việc của Trung tâm

2 2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Trung tâm dịch vụ công íchThành phố Biên Hòa Thành phố Biên Hòa

2 2 1 Thể lực

2 2 1 1 Về cơ cấu giới tính và độ tuổi

Bảng 2 2 Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi tại Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa qua các năm 2017 – 2019

ĐVT: Người, %

(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp)

Về giới tính: Đa số nhân viên làm việc tại Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa chủ yếu là nhân viên nam chiếm tỷ trọng cao lần lượt là 85,19%; 83,33% và 82,71% trong năm 2017 – 2019 Lao động nữ chiếm thấp hơn với tỷ trọng lần lượt là 14,81%; 16,67% và 17,29% Cơ cấu lao động của Trung tâm như trên là phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh của Trung tâm Lao động nữ chủ yếu làm việc ở bộ phận văn phòng Công nhân làm việc ở Đội chiếu sáng; Đội quản lý công viên – xây xanh; Đội duy tu và thoát nước; Nhà máy xử lý nước thải… chủ yếu là lao động nam

Về độ tuổi: Lao động ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng thứ hai với 34,26%; 34,13% và 35,34% trong năm 2017 – 2019 Nhóm lao động dưới 30 tuổi là những thanh niên trẻ, giàu nhiệt huyết, thích sự thay đổi, thách thức và cơ hội nên họ dễ dàng rời bỏ Trung tâm khi có cơ hội mới, bên cạnh đó kiến thức chuyên môn

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng +/- % +/- % Giới tính Nam 92 85,19 105 83,33 110 82,71 13 14,13 5 4 76 Nữ 16 14,81 21 16,67 23 17,29 5 31,25 2 9 52 Tổng cộng 108 100,00 126 100,00 133 100,00 18 16,67 7 5,56 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 37 34,26 43 34,13 47 35,34 6 16,22 4 9 30 Từ 30-45 tuổi 59 54,63 69 54,76 71 53,38 10 16,95 2 2 90 Trên 45 tuổi 12 11,11 14 11,11 15 11,28 2 16,67 1 7 14 Tổng cộng 108 100,00 126 100,00 133 100,00 18 16,67 7 5,56

và kinh nghiệm của nhóm lao động này chưa được chín muồi nên cần nhiều sự đầu tư của Trung tâm Lao động từ 30 – 45 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất với 54 63%; 54,76% và 53,38% Người lao động trong độ tuổi này có độ chín muồi cả về chuyên môn và kinh nghiệm do đó hiệu quả làm việc, chất lượng công việc sẽ cao hơn so với 2 nhóm tuổi còn lại, hơn nữa sự ổn định, mức độ gắn bó lâu dài với Trung tâm cũng cao hơn so với 2 nhóm tuổi còn lại Đứng thứ ba là lao động có độ tuổi trên 45 tuổi với 11,11% và 11,28% Tuy lao động ở độ tuổi này đã chín muồi cả về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nhưng vì họ đã có tuổi, chuẩn bị về hưu nên sự nhiệt tình, sáng tạo trong công việc phần nào đã bị giảm sút Do đó, Trung tâm cần tập trung nâng cao chất lượng NNL của những lao động ở độ tuổi từ 30 đến dưới 50 tuổi tại Trung tâm Nhưng hiện nay với cơ cấu lao động trẻ như hiện nay sẽ là lợi thế lớn về chất lượng nguồn lực trong tương lai của Trung tâm với nguồn lao động có sức khỏe

2 2 1 2 Về tình hình sức khỏe của người lao động

Bảng 2 3 Thống kê tình hình sức khỏe của người lao động tại Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa qua các năm 2017 – 2019

ĐVT: Người, %

(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp)

Chỉ tiêu Năm 2017Số Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng +/- % +/- % Tổng số LĐ được khám 108 100 126 100 133 100 18 16,67 7 5,56 Xếp loại sức khỏe Loại I: Rất khỏe 47 43,52 52 41,27 62 46,62 5 10,64 10 19,23 Loại II: Khỏe, 38 35,19 39 30,95 41 30,83 1 2,63 2 5,13 Loại III: Trung bình 21 19,44 32 25,40 27 20,30 11 52,38 (5) (15,63)

Loại IV: Yếu 2 1,85 3 2,38 3 2,26 1 50,00 Loại V: Rất yếu Các bệnh nghề nghiệp Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản, 22 20,37 29 23,02 28 21,05 7 31,82 (1) (3,45) Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp 1 0,93 2 1,59 1 0,75 1 100,00 (1) (50,00) Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý - Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp 1 0,93 4 3,17 1 0,75 3 300,00 (3) (75,00) Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp

Qua bảng số liệu ở trên có thể thấy:

Số lượng lao động có sức khỏe được xếp loại “rất khỏe” và “khỏe” chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng Vẫn còn tình trạng lao động có sức khỏe được xếp loại “trung bình” và “yếu”, tuy nhiên, số lượng và tỷ lệ của hai loại này đang có xu hướng giảm dần Không có lao động có sức khỏe được xếp loại “rất yếu” Điều này cho thấy mặt bằng chung sức khỏe lao động trong Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa tuy chưa thực sự tốt nhưng đang có chiều hướng thay đổi tích cực Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa đã và đang có sự quan tâm nhất định đến thể lực người lao động, thông qua các biện pháp tích cực nhằm nâng cao thể lực, làm giảm tỷ lệ lao động có sức khỏe “trung bình” và “yếu”

Do đặc thù về điều kiện làm việc của ngành nên việc người lao động bị mắc các bệnh lao động là điều không thể tránh khỏi Tuy nhiên, qua số liệu tổng hợp trên có thể thấy số lượng và tỷ lệ người lao động bị mắc các bệnh nghề nghiệp có xu hướng giảm, điều này thể hiện sự quan tâm của Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa đến sức khỏe người lao động thông qua các biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động như: làm tốt công tác bảo hộ lao động, kiểm tra sức khỏe người lao động nhằm phát hiện và điều trị kịp thời khi người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp,…

Nguyên nhân chính gây ra các bệnh này đó là người lao động vẫn chưa có ý thức về việc tự chăm lo và đảm bảo sức khỏe cá nhân của mình, ít vận động Đối với khối lao động trực tiếp thì ý thức về an toàn lao động vẫn còn thấp

Bảng 2 4 Tỉ lệ nghỉ phép của người lao động tại Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố Biên Hòa qua các năm 2017 – 2019

ĐVT: %

(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp)

Tỉ lệ nghỉ phép của người lao động vì lí do ốm, bệnh tật càng cao thì càng chứng tỏ thể lực của người lao động trong Trung tâm dịch vụ công ích Thành phố

Năm Tỉ lệ nghỉ

phép

Tỉ lệ nghỉ phép vì ốm đau, bệnh tật

Tỉ lệ nghỉ phép vì lí do gia đình, việc riêng

2017 17 80 12 50 5 30

2018 20 20 17 30 2 90

Biên Hòa vẫn còn thấp Theo số liệu thống kê tỉ lệ người lao động nghỉ phép do ốm đau, bệnh tật ngày càng có xu hướng giảm Từ 12,5 % năm 2017 giảm xuống còn 8,5 % trong năm 2019 Tuy nhiên, đây vẫn là một tỉ lệ khá cao, là một bài toán khó

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trung tâm dịch vụ công ích thành phố biên hòa luận văn thạc sĩ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w